Ưu điểm của thị trường hàng hoá? Trong thời gian gần đây thị trường hàng hoá đang nhận được ngày càng nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư Việt Nam. Bởi nó mang những ưu điểm vượt trội so với các thị trường khác. Vậy cụ thể ưu điểm của giao dịch hàng hoá là gì? Hãy cùng SACT tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Ưu điểm của thị trường hàng hoá là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu ưu điểm của thị trường hàng hoá là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu thị trường hàng hoá là gì?

Hàng hoá phái sinh là gì?

Phái sinh còn được biết đến là một công cụ. Mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị của một loại hàng hóa khác (hay tài sản cơ sở). Các tài sản cơ sở bao gồm: trái phiếu, cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, đặc điểm tín dụng, hàng hóa. Và có thể là các công cụ phái sinh khác.

Đầu tư phái sinh là hình thức giao dịch hàng hóa trong tương lai tại mức xác định giá nhất định. Ngoài ra hai bên sẽ xác định các điều kiện bao gồm mức giá, thời gian giao hàng. Và số tiền danh nghĩa, thời gian và nghĩa vụ của hai bên.

Thị trường hàng hóa phái sinh có 4 loại hàng hóa chính: nông sản, nguyên liệu công nghiệp, kim loại, năng lượng,…

- Sản phẩm hàng hóa nông sản gồm đậu tương, ngô, lúa mạch,…
- Hàng hóa nguyên liệu công nghiệp gồm cao su, đường, café, bông sợi,…
- Hàng hóa kim loại gồm quặng sắt, đồng, chì, thiếc, bạch kim,…
- Hàng hóa nhóm năng lượng gồm dầu thô, khí gas,…

Ưu điểm hàng hoá phái sinh:

Thị trường hàng hoá đang còn khá xa lạ với các nhà đầu tư tại Việt Nam. Thị trường hàng hoá có những ưu điểm vượt trội hơn so với các thị trị khác. Ưu điểm khi tham gia giao dịch hàng hoá phái sinh bao gồm:

Được đảm bảo về mặt pháp lí:

Đây là một trong những ưu điểm của thị trường hàng hoá vượt trội. Kênh đầu tư hàng hoá phái sinh được nhà nước công nhận và được Bộ Công Thương cấp phép.

1/9/2010 Bộ Công Thương cấp giấy phép số 4596/GP-BCT thành lập Sở Giao dịch Hàng hoá đầu tiên tại Việt Nam – Vietnam Commodity Exchange (MXV).

Ngày 08/06/2018, Bộ Công Thương cấp giấy phép số 486/GP-BCT thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

Hiện tại Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam thực hiện tất cả các nghiệp vụ giao dịch, thanh toán bù trừ, kiểm định. Ngoài ra còn có vận chuyển hàng hoá và chuyển giao thanh khoản…

Tính thanh khoản cao:

Thị trường giao dịch hàng hoá đã ra đời từ rất lâu trên thế giới. Thậm chí là nó còn có trước so với thị trường chứng khoán và trái phiếu. Ngoải ra các sản phẩm giao dịch trên thị trường hàng hoá cũng chính là những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống. Nên sẽ không có chuyện sản phẩm biến mất khỏi thị trường.

Không những thế thị trường hàng hoá được giao dịch bởi các sàn và các sở giao dịch hàng hoá trên thế giới. Mỗi ngày số lượng hợp đồng giao dịch có thể lên đến hàng trăm nghìn thậm chí là hàng triệu giao dịch mỗi ngày. Vì vậy mà tính thanh khoản của thị trường này khá lớn.

Theo như dữ liệu thống kê của Sở giao dịch Hàng hoá Việt Nam. Mỗi ngày trung bình có khoảng 1,2 triệu hợp đồng dầu thô, 350.000 hợp đồng ngô và 200.000 hợp đồng đậu tương.

Thêm vào đó hàng triệu vị thế mở trong một tháng. Với 31 triệu lot được giao dịch và hơn 7 triệu vị thế mở trong tháng 01/2020. Giao dịch trực tiếp với các sàn giao dịch trên thế giới. Với CME Group là 66,06 tỷ USD, 41,6 tỷ USD với ICE Futures Europe và 2000 tỷ yên với TOCOM.

Vô cùng minh bạch và an toàn:
Để có thể giao dịch trên thị trường thì tất vả sản phẩm đều phải đảm bảo yêu cầu rõ ràng và nghiêm ngặt về thông tin sản phẩm. Đồng thời là các tiêu chuẩn hoá theo quy định quốc tế. Được thông qua Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam khi liên thông với các sàn giao dịch trên thế giới.

Các sản phẩm được giao dịch sẽ hoạt động theo nguyên tắc cung – cầu trên thế giới. Nhờ đó mà việc thao túng giá cả rất khỏ xảy ra bởi phạm vi giao dịch trên thế giới. Không chịu giới hạn trong một nước hay một vùng.

Như đã nói phía trên các giao dịch hàng hoá đều phải thông qua MXV. Nhờ sử bảo hộ của pháp luật mà có thể hạn chế được những rủi ro cho các nhà đầu tư.

Các thông tin về hàng hóa luôn được cập nhật đa chiều trên mọi phương tiện truyền thông chính thống. Nhà đầu tư sẽ dễ dàng có cái nhìn tổng quan về thị trường.

Tỉ lệ kí quỹ tốt và chi phí giao dịch thấp:
So với các kênh đầu tư được nhà nước cho phép khác như bất động sản hay chứng khoán. Thì thị trường giao dịch hàng hoá phái sinh có tỉ lệ kí quỹ vượt trội hơn rất nhiều. Tối đa là 1:30 tuỳ theo loại mặt hàng. Như vậy nhà đầu tư vừa và nhỏ vẫn có thể tham gia đầu tư. Mà nhà đầu tư không cần có số vốn quá lớn.

Thị trường hàng hoá phái sinh chỉ cần phải trả từ 0.07% đến 0.14% giá trị hợp đồng cho phí giao dịch. Khác hơn so với chứng khoán nhà đầu tư có thể phải chịu khoản phí tối thiểu là 0.4% giá trị.

Xem thêm: HÀNG HÓA PHÁI SINH – NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT

Công cụ phòng vệ giá:

Đối với người nông dân:
Giúp người nông dân yên tâm sản xuất không lo sợ về mùa vụ từ đó tăng năng suất mùa vụ
Người nông dân vẫn giữ nguyên giá bán như đã quy định trong hợp đồng cho dù giá đi xuống
Đối với doanh nghiệp:

Cân đối được lượng cung cầu và mua bán
Nắm bắt được thời điểm yên tâm mua bán mà không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi giá cả thị trường.

Với các thương lái:
Không phải chịu nỗi lo về chi phí kho bãi, bảo quản, công nhân.
Việc mua bán được chủ động hơn
Kết luận,
Trên đây là những thông tin về Ưu điểm của thị trường hàng hoá? Rất mong những kiến thức trên đây sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư hiểu biết thêm về thị trường tài chính nói chung và thị trường giao dịch hàng hoá nói riêng.

Để có thể cập nhật thêm những kiến thức về đầu tư hàng hoá. Hãy theo dõi và liên hệ Công ty Cổ phần giao dịch hàng hóa Đông Nam Á (SACT).