. . Để sống sót qua thời kỳ khó khăn ở Nga.

Vào những lúc không làm việc ở nhà nhà máy tại Moscow với mức lương 400 USD/tháng, bà Natalia Orlova lại bám lấy ứng dụng giao dịch để thực hiện đầu cơ vào giá dầu.

Gần đây, bà Natalia Orlova (54 tuổi) đã kiếm được một khoản tiền kha khá nhờ giá dầu nhảy vọt lên mức đỉnh 3 năm rưỡi, một phần là nhờ việc Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga. Cũng như hàng chục ngàn người Nga khác, bà Orlova cho biết việc giao dịch hàng ngày là chìa khóa để sống sót trong kỷ nguyên kinh tế u ám này: Bà chỉ mới mua một chiếc xe Infiniti mới cóng và đang dành dụm tiền để mua một căn hộ cho 2 đứa cháu của mình.
aimage.vietstock.vn_2018_04_26_Natalia_Orlova.
Bà Natalia Orlova (54 tuổi)​
“Thị trường tài chính là một nơi bạn có thể tìm tới để thay đổi cuộc sống của mình và kéo bản thân thoát cảnh nghèo đói”, bà Orlova cho biết tại một quán cà phê gần với căn hộ 3 phòng của bà ở phía Tây Moscow, mỉm cười khi chỉ tới chiếc máy tính bảng mà bà mới rút ra khỏi chiếc túi hoa của mình. “Tính từ lúc đêm hôm qua, tôi đã kiếm được 1.5 triệu Ruble (tương đương 24,000 USD)”, bà mỉm cười và nói.

Bà đang đầu tư cực kỳ tốt – phần lớn người Nga, vốn nhận mức lương không đủ để thanh toán hóa đơn mỗi tháng, chắc cũng phải cày bừa nhiều năm mới có thể kiếm được chừng ấy tiền. Cho dù là thử vận may trên thị trường tài chính, lái xe Uber, đào Bitcoin ở Siberia hoặc trở thành ngôi sao trên YouTube, ngày càng nhiều người Nga phải làm cùng lúc 2 việc thì mới có thể sống sót qua khoảng thời gian khó khăn này.

Thật vậy, khi Nga vừa mới thoát khỏi chuỗi ngày tháng suy thoái dài nhất dưới thời Tổng thống Vladimir Putin, trong 10 gia đình thì đã có gần 4 gia đình không có đủ tiền để mua thức ăn và quần áo, dựa theo một cuộc khảo sát của trường Higher School of Economics – một trong những trường đại học hàng đầu của Nga.

aimage.vietstock.vn_2018_04_26_nguoi_nga_trader.PN G ​


Góp phần làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, Mỹ vừa áp đặt lên trừng phạt lên ông lớn sản xuất nhôm của Nga, United Rusal Co. Chính điều này đã khiến đồng Ruble lao dốc 8% trong tháng 4/2018, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2015.

“Người dân vẫn gặp nhiều khó khăn. Tiền lương thực còn chẳng gần với mức trước thời điểm khủng hoảng diễn ra”, ông Lilit Gevorgyan, Trưởng Bộ phận Kinh tế Nga và CIS tại IHS Markit ở Luân Đôn, cho hay. “Nhiều người có một công việc toàn thời gian chính thức và cũng tham gia kinh doanh một lĩnh vực khác cùng một lúc – và họ cũng không cần khai báo việc này và cũng không bị quản lý”.

Những trader đánh nhanh rút gọn

Bất chấp sự biến động điên cuồng trên thị trường chứng khoán, hoạt động giao dịch trong phiên (day Trader) ngày càng được nhiều người dân Nga ưa chuộng, nhiều người trong số này trở nên mệt mỏi khi cứ cố sống với mức lương mỗi tháng và nhìn tài khoản tiết kiệm của mình trong ngân hàng giảm dần về giá trị thực. Sàn giao dịch Moscow đã mở thêm 250,000 tài khoản giao dịch cho người dân trong năm 2017, qua đó nâng tổng số lên gần 1.4 triệu tài khoản. Các Trader cá nhân đóng góp tới 37% của khối lượng giao dịch cổ phiếu và 7% giá trị giao dịch tiền tệ.

Xét trên nhiều phương diện khác nhau, thời điểm để trở thành trader của họ là khá hợp lý khi thị trường chứng khoán biến động tạo ra cơ hội để lướt sóng. Trong ngày 09/04/2018, phiên giao dịch đầu tiên sau khi Mỹ thêm các công ty và những nhân vật đầu sỏ chính trị của Nga vào danh sách đen, Sàn Moscow đã có thêm 4,000 khách hàng mới, gấp 4 lần so với bình thường.

Sàn này thậm chí còn cung cấp những khóa đào tạo và tổ chức các cuộc cạnh tranh của các trader để giám sát hoạt động của họ và giúp dân nghiệp dư tranh khỏi thua lỗ quá lớn, mặc dù họ cho rằng sự xuất hiện của những người mới vẫn chẳng đủ lớn để thực sự ảnh hưởng tới sự biến động của giá.

Dù vậy, với sự khó lường từ tình hình địa chính trị, xác suất bị cháy tài khoản là khá cao. Cũng giống như phần lớn nhà đầu tư, ông Alexander Semenyakov – lập trình viên máy tính và cũng giao dịch chứng khoán Nga trong lúc rảnh rỗi – đã mất cảnh giác và thua lỗ nặng vì các lệnh trừng phạt mới nhất từ phía Mỹ. Ông mất gần 50% khoản lời kiếm được từ năm ngoái khi chỉ số chuẩn của Nga giảm 8.3% vì lệnh trừng phạt.

“May là tôi không đầu tư tất cả tiền tiết kiệm”, ông Semenyakov nói rõ. “Thị trường rất khắc nghiệt tại thời điểm này. Nhiều người cũng mất tiền như tôi thôi”.

Dẫu vậy, ông vẫn nghĩ cuộc sống của mình sẽ tốt hơn nhờ vào đầu tư. Thu nhập khả dụng của người Nga chỉ mới bắt đầu phục hồi sau 2 năm giảm liên tiếp vì đà tụt dốc không phanh của giá dầu trong năm 2015.

Đánh cược tất cả

Nhiều người dân của đất nước 144 triệu người này hiện đang phụ thuộc vào kinh tế ngầm (gray economy) – gần 1/3 tiền lương xuất phát từ các hoạt động không bị quản lý, dựa trên ước tính của trường Higher School of Economics. Cứ 5 người thì có 1 người tìm kiếm thêm nguồn thu nhập bổ sung trong năm 2017, tăng từ mức 17% trong năm trước đó.

Bà Orlova đã quen với việc đặt tất cả tiền của vào đầu tư. Sau khi đầu cơ thành công thương vụ đầu tiên vào cổ phiếu công ty dầu Yukos (khi một trong những cổ đông lớn nhất công ty bị bắt trong năm 2003), bà đã bán bớt đồ dùng trong nhà để đầu tư tất cả tiền của vào thị trường tài chính.

Khoản đầu tư mang lại lợi nhuận khá cao trong một khoảng thời gian ngắn – cho đến khi toàn bộ tiền tiết kiệm của bà bị thổi bay vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Điều tương tự cũng diễn ra trong suốt cú đổ đèo của thị trường trong năm 2014. Sau 2 lần đó, bà phải sống nhờ vào công việc bán thời gian với tư cách là quản trị viên ở Trung tâm Khrunichev Space Center cho đến khi bà có thể kiếm đủ tiền để đầu tư vào thị trường tài chính một lần nữa.

Khi đã gần tới tuổi nghỉ hưu của phái nữ (55 tuổi), bà cho biết đầu tư là cách duy nhất để hỗ trợ con gái và 2 đứa cháu của bà.

“Tôi cần phải để lại một thứ gì đó vì tôi không biết được chúng sẽ sống như thế nào nếu thiếu tôi”, bà Orlova chia sẻ.

Nguồn tin tức forex ngoại hối