Để có thể đầu tư chứng khoán hiệu quả, các nhà đầu tư cần nắm chắc thời gian các phiên giao dịch chứng khoán vì chỉ trong một thời gian ngắn, thị trường chứng khoán sẽ thay đổi rất nhiều. Vậy phiên giao dịch chứng khoán là gì? Thời gian phiên giao dịch chứng khoán như thế nào? Các bạn hãy cùng theo dõi bài viết của các chuyên gia tư vấn tài chính đến từ FTV nhé!

Phiên giao dịch chứng khoán là gì?

Phiên giao dịch chứng khoán là nơi các chủ thể thực hiện hoạt động trao đổi, mua bán, đầu tư chứng khoán một cách công khai, nhanh chóng và kết quả cuối cùng là cả người mua và người bán đều thỏa mãn được mục đích sau khi kết thúc giao dịch chứng khoán.
>> Tham khảo: https://ftv.com.vn/phien-giao-dich-chung-khoan-la-gi

Phân loại các phiên giao dịch chứng khoán trong ngày
1. Phiên giao dịch chứng khoán ngày

Phiên giao dịch chứng khoán ngày bao gồm tất cả các phiên giao dịch từ phiên mở cửa tới phiên đóng cửa. Ví dụ như phiên giao dịch chứng khoán ngày 15/3/2022 sẽ bao gồm tất cả các phiên giao dịch như phiên mở cửa, phiên đóng cửa, phiên khớp lệnh liên tục, định kỳ…

2. Phiên giao dịch chứng khoán sáng

Là phiên giao dịch diễn ra trong thời gian buổi sáng, bao gồm phiên mở cửa và phiên kết thúc vào giờ nghỉ giữa phiên vào buổi trưa. Điểm quan trọng nhất của phiên giao dịch sáng là giờ mở cửa và một trong những lệnh quan trọng nhất là lệnh ATO – lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh để xác định giá mở cửa.

3. Phiên giao dịch chứng khoán chiều

Là phiên giao dịch diễn ra từ sau giờ nghỉ trưa phiên giao dịch sáng đến giờ đóng cửa phiên giao dịch chiều (kết thúc phiên giao dịch ngày). Phiên giao dịch chiều sẽ bao gồm lệnh đóng cửa sàn chứng khoán, nổi bật nhất là lệnh ATC – lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh để xác định giá đóng cửa.

4. Phiên mở cửa

Phiên mở cửa là phiên mở lại sàn giao dịch chứng khoán

Phiên mở cửa là phiên mở lại sàn giao dịch chứng khoán và nó thường là buổi sáng theo chính xác giờ đã quy định. Phiên mở cửa được tính vào thời điểm sàn mở cửa để các nhà đầu tư tiến hành trao đổi, mua bán chứng khoán. Đây cũng là phiên khởi đầu cho phiên giao dịch chứng khoán ngày và phiên giao chứng khoán dịch sáng.

5. Phiên đóng cửa

Phiên đóng cửa là phiên kết thúc mọi giao dịch trong ngày (phiên kết thúc ngày giao dịch của sàn chứng khoán). Sau phiên đóng cửa, các hoạt động giao dịch sẽ dừng lại hoàn toàn.

6. Phiên khớp lệnh định kỳ

Phiên khớp lệnh định kỳ là thời gian giao dịch mà nhà đầu tư được phép giao dịch trên cơ sở so khớp các lệnh mua với lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm cụ thể.  Phiên khớp lệnh đình kỳ có thể diễn ra vào buổi sáng hoặc chiều, tùy theo quy định của thị trường chung.

7. Phiên khớp lệnh liên tục

Phiên khớp lệnh liên tục là thời gian mà nhà đầu tư được phép thực hiện các lệnh giao dịch trên cơ sở so các khớp lệnh mua và bán chứng khoán ngay tại thời điểm lệnh giao dịch được nhập vào hệ thống.
>> Xem thêm: https://ftv.com.vn/san-chung-khoan-la-gi
Thời gian phiên giao dịch chứng khoán là gì?

Giờ mở phiên chứng khoán buổi sáng là từ 9h - 11h30, buổi chiều là từ 13h - 15h từ thứ 2 - 6, trừ các ngày nghỉ và ngày lễ theo quy định. Ba sàn HOSE, HNX và UPCOM đều có thời gian phiên giao dịch là bắt đầu lúc 9h (trừ sản phẩm hợp đồng tương lai giao dịch từ 8h45), nghỉ trưa từ 11h30 - 13h và đóng cửa lúc 15h chiều.

Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể đặt lệnh chờ từ trước khi sàn chưa mở cửa. Lệnh này sẽ ở trạng thái chờ gửi và có giá trị suốt phiên giao dịch. Các lệnh đặt trong phiên buổi sáng chưa khớp, khớp một phần và chưa huỷ sẽ tiếp tục có hiệu lực trong các đợt khớp lệnh của phiên giao dịch buổi chiều.

Thời gian giao dịch cụ thể như sau:

>> Xem thêm: Sở giao dịch chứng khoán là gì? Chức năng của sở giao dịch chứng khoán

Các lệnh chứng khoán mà nhà đầu tư cần biết khi tham gia phiên giao dịch chứng khoán

Để đặt mua hoặc bán chứng khoán, nhà đầu tư cần phải chọn một trong các lệnh như sau:

1. Lệnh giới hạn (LO)

Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc một mức giá tốt hơn. Đây là loại được các nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất và được thực hiện trong suốt phiên giao dịch, trừ giao dịch thoả thuận sau 14h45. Riêng sàn UPCOM, lệnh LO được thực hiện đến 15h.

Lệnh LO có hiệu lực từ khi nhập vào hệ thống cho đến khi bị huỷ bỏ hoặc kết thúc ngày giao dịch. Nếu nhà đầu tư đặt lệnh LO trước phiên giao dịch hoặc trong giờ nghỉ trưa, hệ thống sẽ báo lệnh ở trạng thái "chờ gửi" và có hiệu lực khi phiên giao dịch bắt đầu.

Lệnh LO có hiệu lực từ khi nhập vào hệ thống cho đến khi bị huỷ bỏ hoặc kết thúc ngày giao dịch

2. Lệnh thị trường (MP)
2.1. Trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HSX)

Là lệnh mua (hoặc bán chứng khoán) tại mức giá bán thấp nhất (hoặc giá mua cao nhất) đang có trên thị trường. Khi nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh mua MP sẽ được thực hiện ngay tại mức giá bán chứng khoán thấp nhất và lệnh bán MP sẽ thực hiện ngay tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường chứng khoán.

Nếu khối lượng đặt lệnh MP chưa được thực hiện hết thì nó sẽ được xem là lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn hoặc lệnh mua tại mức giá bán cao hơn tiếp theo giá hiện có trên thị trường và tiếp tục khớp lệnh.
Nếu sau khi giao dịch theo nguyên tắc trên mà khối lượng đặt lệnh MP vẫn còn và không thể tiếp tục khớp được nữa thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh LO mua (hoặc LO bán) tại mức giá cao hơn (hoặc mức giá thấp hơn) một đơn vị yết giá so với giá của giao dịch cuối cùng trước đó.
Lệnh MP vẫn có hiệu lực trong phiên khớp lệnh liên tục và nó sẽ tự động hủy nếu không có lệnh LO đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống giao dịch chứng khoán. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, lệnh mua MP sau khi khớp một phần sẽ tự động hủy phần còn lại nếu chứng khoán hết room.
2.2. Lệnh MP trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)

Lệnh MP trên sàn HNX cũng được diễn giải như trên sàn HSX nhưng lệnh thị trường được phân thành 3 loại:

Lệnh thị trường giới hạn (MTL): Nếu không thực hiện được toàn bộ lệnh MP thì phần còn lại chuyển thành lệnh LO và áp dụng các quy định về sửa, huỷ đối đối với lệnh LO.
Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc huỷ (MOK): Nếu không thực hiện được toàn bộ lệnh MP thì lệnh sẽ bị huỷ ngay sau khi nhập.
Lệnh thị trường khớp và huỷ (MAK): Có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần lệnh MP và phần còn lại của lệnh sẽ bị huỷ ngay sau khi khớp lệnh.
3. Lệnh ATO 

Lệnh ATO là lệnh giao dịch tại giá khớp lệnh xác định mức giá mở cửa và chỉ áp dụng cho sàn HSX

Là lệnh giao dịch tại giá khớp lệnh xác định mức giá mở cửa và chỉ áp dụng cho sàn HSX. Lệnh có thể được nhập vào hệ thống giao dịch trước hoặc trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá khi mở cửa. Sau 9h15, lệnh sẽ tự huỷ nếu không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không khớp hết.

Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh LO khi so khớp lệnh nhưng nếu chỉ có lệnh ATO, phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh.

4. Lệnh ATC 

Là lệnh giao dịch tại giá khớp lệnh xác định mức giá giá đóng cửa vào 14h45 và áp dụng cho cả sàn HNX và HSX.

5. Lệnh khớp lệnh sau giờ (PLO) 

Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa sau khi kết thúc phiên ATC và chỉ áp dụng cho sàn HNX. Nhà đầu tư chỉ được nhập PLO vào hệ thống trong khoảng từ 14h45-15h chiều, nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn thì được khớp ngay lập tức. Các lệnh PLO sẽ tự động bị huỷ nếu không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không thực hiện hết.

Lệnh PLO cũng không được nhập vào hệ thống nếu phiên khớp lệnh định kỳ không xác định được giá đóng cửa.

6. Lệnh điều kiện

Lệnh điều kiện là một tính năng để nhà đầu tư mua bán chứng khoán linh hoạt và nó đặc biệt quan trọng với những nhà đầu tư không có nhiều thời gian theo dõi bảng điện tử. Lệnh điều kiện được phân thành các loại:

- Lệnh đặt trước ngày (lệnh điều kiện với thời gian - TCO): 

Nhà đầu tư có thể đặt lệnh trước khi phiên giao dịch diễn ra từ một đến nhiều ngày với số lượng và mức giá xác định và hiệu lực tối đa của lệnh là 30 ngày.

Lệnh sau khi được đặt sẽ nằm chờ trong hệ thống của công ty chứng khoán và khi thoả mãn điều kiện chọn trước, lệnh sẽ được kích hoạt. Nhà đầu tư có thể chọn hình thức khớp lệnh phát sinh một lần (Lệnh sau khi được kích hoạt dù khớp hết hay không cũng sẽ bị huỷ bỏ) hoặc phát sinh cho tới khi khớp hết khối lượng lệnh.

- Lệnh tranh mua hoặc tranh bán (PRO): 

Là lệnh mà nhà đầu tư sẵn sàng mua ở mức giá ATO/trần/ATC và bán ở các giá ATO/sàn/ATC. Lệnh PRO có hiệu lực cho phiên giao dịch kế tiếp sau khi nhà đầu tư đặt và có thể đặt lệnh trước cho tối đa 30 ngày giao dịch kế tiếp.

Lệnh tranh mua hoặc tranh bán có hiệu lực cho phiên giao dịch kế tiếp sau khi nhà đầu tư đặt

- Lệnh dừng (ST): 

Là lệnh để nhà đầu tư xác định trước được giá chốt lãi hoặc giá cắt lỗ trong tương lai và nó có hiệu lực ngay sau khi nhà đầu tư đặt và kéo dài trong tối đa 30 ngày.

- Lệnh xu hướng (TS): 

Nhà đầu tư chọn mã chứng khoán và khối lượng muốn giao dịch, cộng thêm khoảng dừng theo giá trị tuơng đối (%) hoặc giá trị tuyệt đối (nghìn đồng). Ngoài ra, nhà đầu tư còn có thể thiết lập thêm giá bán cao nhất hoặc giá mua thấp nhất.

Với nguyên lí kích hoạt tự động của, lệnh TS cho phép nhà đầu tư mua đáy – bán đỉnh mà không cần theo dõi diễn biễn thị trường. Lệnh TS có hiệu lực ngay sau khi nhà đầu tư đặt và có hiệu lực tối đa 30 ngày.

Với những thông tin mà các chuyên gia tài chính của FTV vừa chia sẻ ở trên về phiên giao dịch chứng khoán, chắc hẳn các bạn đã biết thêm được rất nhiều kiến thức bổ ích rồi đúng không nào. Nếu bạn nào còn có những thắc mắc về phiên giao dịch chứng khoán thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số HOTLINE 0983 668 883 để các chuyên gia có thể nhanh chóng, kịp thời hỗ trợ các bạn trong thời gian sớm nhất nhé!