1. Các ngành sản xuất, kinh doanh hàng hóa cơ bản
Các ngành sản xuất hàng hóa cơ bản có thể kể đến là dầu thô, khí đốt, sắt thép, phân bón, nông sản…Lạm phát có một phần nguyên nhân đến từ việc giá của các loại nguyên vật liêu cơ bản làm đầu vào cho sản xuất tăng lên khiến cho giá các loại sản phẩm tiêu dùng đầu ra cũng tăng theo, hay còn được gọi là lạm phát do chi phí đẩy. Ngoài ra, các loại hàng hóa cơ bản cũng được coi là một kênh trú ẩn cho giới đầu tư trong bối cảnh lạm phát cao khiến cho giá các loại hàng hóa này càng tăng cao, từ đó cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cơ bản sẽ được hưởng lợi theo.

2. Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu
Lạm phát khiến cho sức mua của đồng tiền giảm xuống, người dân sẽ có xu hướng thắt chặt chi tiêu hơn. Tuy nhiên, trong giỏ hàng hóa của người tiêu dùng thì các mặt hàng thiết yếu sẽ có ít nguy cơ bị bắt giảm hơn khi giá cả leo thang. Từ đó, các doanh nghiệp sản xuất sẽ có khả năng tăng giá bán sản phẩm để bù cho giá nguyên liệu cao và bảo vệ được biên lợi nhuận của mình. Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu có thể được hưởng lợi từ lạm phát như: lương thực, thực phẩm, điện, nước sinh hoạt, y tế…

3. Ngành bất động sản
Bất động sản thường được coi là một kênh đầu tư trú ẩn trong bối cảnh lạm phát khiến cho giá bán và cho thuê các loại nhà, đất tăng lên nhanh chóng. Các doanh nghiệp sở hữu quỹ đất lớn, cũng như lượng sản phẩm nhà có thể bàn giao, mở bán dồi dào sẽ có được kết quả kinh doanh đột biến. Tuy nhiên cũng cần lưu ý răng ngành bất động sản thường chỉ được lợi trong giai đoạn đầu khi lạm phát chưa quá cao. Khi lạm phát quá cao, khiến cho chính phủ phải mạnh tay tăng lãi suất thì sẽ là yếu tố bất lợi cho thị trường bất động sản do các doanh nghiệp cũng như người mua nhà thường sử dụng tỷ lệ vốn vay khá cao để đầu tư BĐS.