Nền kinh tế Hoa Kỳ làm nóng lạm phát - thị trường lao động phục hồi

Giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng liên tục trong tháng 5, dẫn đến mức tăng hàng năm lớn nhất trong gần 13 năm khi nền kinh tế mở cửa trở lại thúc đẩy nhu cầu đối với các dịch vụ liên quan đến du lịch, trong khi tình trạng thiếu chất bán dẫn toàn cầu đã làm tăng giá xe có động cơ đã qua sử dụng.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,6% trong tháng trước sau khi tăng 0,8% trong tháng 4, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 6 năm 2009. Giá lương thực tăng 0,4%, nhưng xăng giảm tháng thứ hai liên tiếp. Trong 12 tháng đến hết tháng 5, chỉ số CPI tăng 5,0%. Đó là mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ tháng 8 năm 2008 và theo sau mức tăng 4,2% vào tháng Tư.
Điểm tin chính

Nông sản

• Các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu trên sở CBQT diễn biến trái chiều nhau sau khi những số liệu quan trọng được Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố vào tối hôm qua
• Giá đậu tương tiếp tục giảm mạnh 1.18% xuống mức 1544.00 cents/gia. Tồn kho đậu tương của Mỹ cuối niên vụ 20/21 và 21/22 đều cao hơn so với báo cáo Cung – cầu tháng trước và cũng cao hơn so với đư đoán của thị trường. Bên cạnh đó, USDA cắt giảm dự báo sản lượng ép dầu niên vụ 2020/21 cho thấy như cầu đậu tương suy yếu trong khi nguồn cung được nới lỏng là những yếu tố “bearish” mạnh với giả trong phiên hôm qua.
• Dầu đậu tương cũng giảm 1.58%, về mức 70.46 cent/pound, Khô đậu tương giảm xuống mức 381.6 USD/tấn, thấp hơn 1.24% so với phiên trước đó theo đà giảm của đậu tương. Tuy nhiên những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu tại Nam Mỹ do hạn hán làm mực nước tại cảng hạ xuống thấp và biểu tình ở Argentina đã phần nào hạn chế đà giảm
• Ngô có phiên tăng thứ 3 liên tiếp, với mức tăng 1.19%, lên 699.00 cent/gia. Tồn kho ngô cuối niên vụ 20/21 và 21/22 của Mỹ đều thấp hơn so với mức dự báo của thị trường trong khi tồn kho ngô thế giới cũng thấp hơn so với báo cáo trước. Thêm vào đó, cơ quan Cung ứng Mùa vụ của chính phủ Brazil – CONAB cắt giảm sản lượng ngô của Brazil. Nguồn cung toàn cầu liên tục có dấu hiệu cho thấy sự thắt chặt là yếu tố hỗ trợ cho đà tăng của giá. Tuy nhiên, vùng kháng cự 700 vẫn rất mạnh khi kết phiên giá vẫn bị đẩy xuống ngay dưới mức tâm lý này.
• Lúa mì kết phiên tăng nhẹ 0.22%, lên mức 683.75 cent/gia. Tồn kho lúa mỳ của Mỹ của cả hai niên vụ thấp hơn so với mức dự đoán trung bình của thị trường là nguyên nhân chính lý giải cho mức tăng của giá trong phiên hôm qua.
Nguyên liệu

• Giá Cà phê trên hai sàn đồng loạt tăng trong phiên hôm qua. Giá Arabica tăng 0.95% lên 158.7 cents/pound, giá Robusta tăng nhẹ 0.19% lên 1585 USD/tấn. Các thông tin tiêu cực về nguồn cung của niên vụ tới ở Brazil và tình hình căng thắng của cuộc biểu tình ở Colombia là yếu tố khôi phục đà tăng cho giá Cà phê Arabica. Trong khi đó, giá Robusta mở cửa với mức giảm, nhưng với nỗ lực của phe mua ở nửa cuối của phiên, giá đã đóng cửa với sắc xanh. Nông dân ở Tây Nguyên bán cà phê ở mức 33.500 tới 35.000 đồng/kg so với 34.200 đồng tới 35.300 đồng/kg một tuần trước. Một thương gia tại đây cho biết gần như không còn cà phê hiện nay, vì thế rất khó ký các hợp đồng xuất khẩu mới trong thời điểm này.
• Đường thô kỳ hạn tháng 7 chốt phiên giảm 0,07 US cent hay 0,4% xuống 17,66 US cent/lb. Sản lượng đường trong nửa sau tháng 5 của Brazil cao hơn so với cùng kỳ năm ngoài và cao hơn so với kỳ vọng của thị trường Thời tiết khô rào đã tạo điều kiện thuận lợi cho họa động thu hoạch mía tại Brazil, gây áp lực lên giá.
• Trong báo cáo cung – cầu tồn kho bông cuối niên vụ 20/21 và 21/22 đồng loạt thấp hơn so với báo cáo trước một phần do sản lượng của Trung Quốc và Brazil giảm, giúp giá tiếp tục tăng phiên thứ 3 liên tiếp.
• Giá cao su Nhật Bản giảm sau khi số liệu lạm phát cho thấy các công ty đang bị thiệt hại bởi chi phí hàng hóa tăng. Hợp đồng cao su giao tháng 11 trên sàn giao dịch hàng hóa Osaka đóng cửa giảm 2,3 JPY hay 1% xuống 239,4 JPY/kg. Giá bán buôn của Nhật Bản tăng 4,9% trong tháng 5 so với một năm trước, đánh dấu màn tăng giá mạnh nhất trong 13 năm. Điều này cho thấy chi phí hàng hóa tăng có thể ảnh hưởng tới các công ty đang dần thoát khỏi khó khăn từ đại dịch.
Kim loại

• Giá kim loại quý tiếp tục biến động trái chiều trong phiên hôm qua. Giá Bạc tăng 0.1% lên 28.031 USD/ounce, trong khi đó giá Bạch kim tiếp tục có một phiên đỏ với mức đóng cửa giảm 0.5% còn 1146 USD/ounce. Cả hai mặt hàng kim loại quý đều đồng loạt giảm vào đầu phiên, tuy nhiên, số liệu CPI được công bố hôm qua tiêu cực hơn so với dự báo, làm cho đồng USD bất ngờ quay đầu giảm và hỗ trợ đà tăng của các mặt hàng kim loại quý vào nửa sau của phiên.
• Kịch bản trái chiều cũng diễn ra ở thị trường kim loại cơ bản khi giá Đồng tiếp tục giảm 1.02% về 4.485 USD/pound, trong khi giá Quặng sắt đóng cửa tăng 166% lên 208.18 USD/tấn. Động thái cứng rắn của Trung Quốc trong việc kiểm soát đà tăng của các loại hàng hoá tiếp tục gây sức ép lên giá của Đồng và kim hãm đà tăng của giá Quặng sắt. Một số nguồn tin cho biết cơ quan quản lý dự trữ nhà nước Trung Quốc có kế hoạch bán dự trữ đồng, nhôm và kẽm trong một chương trình dự kiến kéo dài đến cuối năm 2021.
• Nhu cầu thép cao cộng với yếu tố đầu cơ ngày càng nhiều trên thị trường vẫn là yếu tố duy tri sắc xanh trên bảng giá Quặng sắt. Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết họ đang rất chú ý tới những khó khăn và thách thức mà các công ty thương mại nước ngoài phải đối mặt về giá nguyên liệu thô, biến động tỷ giá và giá cước vận tải.
Năng lượng

• Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, dầu WTI tăng 0.47% lên 70.29 USD/thùng, dầu Brent tăng 0.42% lên 72.52 USD/thùng. Như vậy, dầu WTI đã bảo vệ thành công ngưỡng 70 USD/thùng.
• Giá tăng nhờ Báo cáo Thị trường Dầu tháng 6 hôm qua cho thấy nhóm giữ nguyên dự báo tăng trưởng như cầu tiêu thụ dầu thế giới năm nay ở mức 5.95 triệu thùng/ngày so với 2020, đạt 96.46 triệu thùng/ngày, không đổi so với dự báo đưa ra tháng trước, bất chấp các diễn biến dịch COVID-19 tại một số nước trên thế giới. Dầu thô và thị trường hàng hóa nói chung cũng được hưởng lợi khi số đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp tục giảm, cho thấy nền kinh tế tiếp tục phục hồi tốt. Giá dầu thô có thể tiếp tục tăng trong hôm nay sau khi đã phá vỡ các kháng cự quan trọng
• Trong khi đó, báo cáo tối qua của EIA cho thấy tồn kho khí tự nhiên tăng 98 tỷ feet khối, đúng với dự đoán của thị trường. Tuy nhiên, gia tăng nắng nóng tại Mỹ và gia tăng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Trung Quốc đang hỗ trợ đà tăng của giá.

Chi tiết: https://vct.com.vn/tin-tuc-hang-hoa-ngay-11-6-2021/

Đầu Tư Hàng Hoá thông qua Sở Giao Dịch Hàng Hoá Việt Nam
Đầu tư hàng hoá thực : Dầu Thô, Bạc, Đồng, Quặng Sắt, Ca Cao, Cao Su,...
Giao dịch 2 chiều – T0 - Không lãi vay Margin – Không thuế TNCN
Z a l o : 033 796 8866