Từ năm 2008, vòng xoáy của lạm phát - cung tiền luôn là một câu hỏi khó và nó hiện vẫn đang bài toán khó cho những người điều hành chính sách tiền tệ. Tăng trưởng cung tiền M2 tăng mức khoảng 30% kể từ năm 2004, đặc biệt tăng vọt lên khoảng 50% vào năm 2007. Sau giai đoạn thiểu phát năm 2000-2001, lạm phát trung bình năm của Việt Nam luôn ở mức gần 8% trong những năm 2004- 2007 và bùng phát lên trên 20% vào năm 2008.

Sự gia tăng của lạm phát có liên quan đến tăng trưởng cung tiền và tín dụng trong những năm gần đây. Tăng trưởng cung tiền M2 lần lượt duy trì ở mức khoảng 30% kể từ năm 2004, đặc biệt tăng vọt lên khoảng 50% vào năm 2007. Cung tiền (M2) đã vượt giá trị GDP thực tế kể từ sau năm 2001 và thậm chí vượt cả giá trị GDP danh nghĩa kể từ sau năm 2006

Cung tiền chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho lạm phát ở Việt Nam trở nên “vượt trội” so với các nước trong khu vực. Chẳng hạn như vào thời điểm tháng 6/2007, lượng tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi ngân hàng ở Việt Nam đã tăng tới 21,1% so với đầu năm như các con số tương ứng của Trung Quốc và Thái Lan lần lượt chỉ là 10% và 1,4%.



Trong khoảng thời gian từ đầu năm 2005 cho đến cuối tháng 6/2007, GDP của Việt Nam tăng 22%, nhưng mức cung tiền mặt cho lưu thông và tiền gửi ngân hàng đã tăng lên đến 110%. Trong khi đó, GDP của Trung Quốc tăng 29%, nhưng mức cung tiền chỉ tăng 50%.
Giai đoạn 2001-2007, trong khi GDP tăng tương ứng 7,5%/năm thì cung tiền được mở rộng đạt mức bình quân rất cao với mức 26,7% năm. Chính điều này là yếu tố gây nên mức lạm phát cao chưa kể độ trễ và lũy tích của việc tăng cung tiền đối với nền kinh tế trong các năm kế tiếp.

Đặc biệt vào năm 2006 là năm trước khi bùng nổ lạm phát, tốc độ mở rộng cung tiền đạt tới đỉnh điểm 33,6% và cùng với các yếu tố khác đã góp phần làm tăng lạm phát trong năm kế tiếp. Kết quả là lạm phát dường như ngoài tầm kiểm soát và gây nên những ảnh hưởng tới quá trình tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

Sự phát triển tổng phương tiện thanh toán (như M2) quá nhanh nhưng năng suất và sản lượng không theo kịp sẽ dẫn đến “mất cân đối tiền – hàng” và đó là mầm móng của lạm phát (M.V = P.Q). Ngoài yếu tố tiền tệ gây lên lạm phát thì những yếu tố khác như nhập khẩu lạm phát, kênh phân phối, giá lượng thực thực phẩm hàng hóa thế giới tăng mạnh góp phần tạo lực đẫy trong việc gia tăng chỉ số CPI…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2012 tăng 2,2% so với tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất trong các tháng kể từ đầu năm 2012 sau sáu tháng CPI có xu hướng giảm dần. Ảnh hưởng của việc tăng giá một số nhóm hàng đến mức tăng chỉ số giá tiêu dùng tháng Chín so với tháng trước như sau:
Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tác động làm CPI tăng 0,94%;
Nhóm giáo dục làm tăng 0,6%;
Nhóm giao thông làm tăng 0,34%,
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng làm tăng 0,22%.
Nhìn cơ cấu góp phần tăng cpi tháng 9 chủ yếu là nhóm dịch vụ y tế và giáo dục.Theo tính toán của UBGSTCQG, nếu loại trừ yếu tố thời vụ (điều chỉnh lại phí giáo dục và giá dược phẩm, y tế) CPI tháng 9 là 1,05% và CPI lõi sau khi điều chỉnh yếu tố thời vụ là 0,70%. Ba tháng còn lại thì động lực tăng của nhóm này sẽ ko còn cao nữa.

Cấu trúc nhóm ngành quyết định CPI 3 tháng còn lại của năm 2012: là sự vận động của giá cả hàng hóa tiêu dùng thực phẩm, kế tiếp nhập khẩu lạm phát ; sau cùng là kênh phân phối với nguy cơ đầu cơ trên thị trường…

Đây là những nhân tố gây tác động đến CPI cần có giải pháp khắc phục và hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu điều chỉnh giá điện vẫn rất lớn và giá xăng dầu vẫn rất khó dự báo khi thị trường dầu thô trên thế giới vẫn chịu tác động bởi nhiều nhân tố khó xác định.

Giá cả hàng hóa lượng thực phẩm, nhập khẩu lạm phát và kênh phân phối:

Giá cả hoàng hóa lương thực thực phẩm : Những tháng cuối năm, theo quy luật giá hàng hóa thường có xu hướng tăng. Cùng với đó, giá lương thực trên thế giới được dự báo tiếp tục tăng từ đó sẽ ảnh hưởng đến giá nhóm hàng lương thực trong nước. Giá lương thực toàn cầu đang tăng do hạn hán ở một số nơi trên thế giới. Mặt khác sự can thiệp của chính phủ để ngăn chặn giá lương thực tăng cao bằng cách đưa ra lệnh cấm xuất khẩu và dự trữ hàng hóa có thể làm trầm trọng thêm sự biến động giá cả hàng hóa.

Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO) dự báo tăng 15% vào cuối tháng 6 năm 2013 trong bối cảnh giá lương thực thế giới leo thang do hạn hán ở Mỹ, Nga và Nam Mỹ. Sản lượng vụ mùa các nước nhìn chung đều bị thu hẹp và khiến nguồn cung dự trữ lương thực thắt chặt.



Hạn hán ở các nước xuất khẩu chính và nhu cầu tăng trưởng nhanh ở các nước đang phát triển sẽ khiến các kho dự trữ lúa mỳ, gạo, ngô và đậu tương toàn cầu dự báo giảm còn 19,6% năm 2012-13, chỉ cao hơn so với hồi khủng hoảng lương thực 2007-2008.

Báo cáo của nhóm Cố vấn và Nghiên cứu Lương thực và Kinh doanh nông nghiệp (FAR) của ngân hàng Rabobank, cho biết giá các loại ngũ cốc và hạt có dầu toàn cầu có khả năng duy trì ở mức cao trong ít nhất 12 tháng tới. ( theo ITPC)

====> Giá cả lương thực hàng hóa toàn cầu có xu hướng tăng dài hạn. VN là nước xuất khẩu nông sản thô tuy nhiên cũng là nước nhập khẩu nguyên liệu nông sản, hàng hóa cơ bản…Khi nông sản và hàng hóa toàn cầu tăng mạnh thì sẽ tác động tiêu cực đến lạm phát của Việt Nam.

Nhập khẩu lạm phát : Hai lần thực hiện QE1 và QE2 của FED đều khiến cho giá hàng hoá thế giới tăng mạnh . Tuy nhiên, đến gói QE2.5, giá hàng hoá thế giới có chiều hướng suy giảm. Đó là vì gói QE2.5 không làm tăng thêm lượng cung tiền trong nền kinh tế Mỹ khi FED chỉ thực hiện hoán đổi trái phiếu từ kỳ hạn ngắn sang kỳ hạn dài để hạ thấp mức lãi suất.



Việc FED tung gói QE3 thì Việt Nam sẽ khó có thể tránh khỏi ảnh hưởng nhập khẩu lạm phát khi giá hàng hóa thế giới gia tăng. Vì thế, nhập khẩu lạm phát của Việt Nam là điều khó tránh khỏi .

Nhìn ra các nước khu vực, cùng chịu tác động của cú sốc tăng giá hàng hóa nhưng tình trạng lạm phát của các nước rất thấp…một trong những lí do tại sao lạm phát ở Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan thấp hơn Việt Nam nằm ở chính sách tỷ giá hối đoái.Việt Nam ràng buộc tỷ giá vào một điểm so với đồng USD trong khi đồng tiền này biến động trên thị trường tiền tệ toàn cầu. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đã nhập khẩu một phần ảnh hưởng lạm phát của việc đồng USD mất giá.



Khi giá hàng hóa trên thế giới tính theo tiền USD tăng rất nhanh . Trong khi đó, các nước khác trong khu vực đã cho phép tỷ giá biến động phù hợp với những biến động của đồng USD trên thị trường... Phản ứng của các nước này giúp cho giá hàng hóa không bị tăng theo sự mất giá của đồng USD, xóa đi một số tác động xấu đối với nền kinh tế.

Theo số liệu của GSO, Trung Quốc vẫn luôn là thị trường lớn nhất cung cấp hàng cho Việt Nam với tổng kim ngạch hai chiều năm 2012 ước đạt gần 40 tỷ usd và Việt Nam đang nhập siêu rất lớn (Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc năm 2011 là hơn 10 tỉ USD, ước tính năm 2012 con số này sẽ vào khoảng 13 tỉ USD) thì rõ ràng, chúng ta cũng đang "tiêu thụ" cả lạm phát từ Trung Quốc. Đó là chưa kể tác động kép của tỷ giá USD/NDT, khiến giá hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc quy ra đồng Việt Nam tăng thêm vài phần.



Mức thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc sẽ rất khó để rút ngắn lại vì hầu hết các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam đều nhập từ thị trường Trung Quốc như máy móc, thiết bị, phụ tùng và nguyên liệu cho sản xuất trong khi Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như nông sản, thủy sản, hạt cao su.

Do vậy, với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu ngày càng tăng từ thị trường Trung Quốc trong khi xuất khẩu sang thị trường rộng lớn này chỉ tăng ở mức khiêm tốn, đặc biệt là Việt Nam chỉ xuất khẩu được những mặt hàng ở dưới dạng nguyên liệu thô. Cho nên thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc sẽ ngày càng nới rộng thêm nữa.

Đây lại là thực tế khó tránh, bởi nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất, kéo theo đó là áp lực lên tỷ giá, áp lực lên lạm phát

Kênh phân phối:

Tổ chức hệ thống phân phối sản phẩm chưa tốt, mức độ chi phối của nhà sản xuất tới các nhà phân phối chưa cao, khả năng kiểm soát việc lưu thông hàng hoá và giá bán tới người tiêu dùng được đẫy lên cao gấp 2-3 lần

Trái cây tại vườn giá rẻ 2.500-3.000 đồng/kg, đến tay người tiêu dùng giá đắt gấp 2 gấp 3 lần. Lúa tại ruộng hiện nay giá rẻ bèo từ 2.800đ-3.500 đ/kg, mà không có người mua, thế nhưng gạo bán tại các chợ nông thôn cao gấp 2,5 đến gấp 3 lần giá lúa. Ở thành thị giá trái cây, giá gạo cao ngất và xuống rất chậm. Vì sao có nghịch lý này?.Thông tin giá lương thực xuống thấp, thông tin trái cây xuống giá, hơi xuống giá là điều thật… Thế nhưng, người tiêu dùng vẫn phải gồng mình mua hàng hoá, nông sản trái cây với giá cao.

Hệ thống phân phối lúa gạo tại nông thôn và đô thị ĐBSCL hiện nay thường tổ chức như sau: thương lái mua lúa trong vùng nông thôn, lúa này được họ cung ứng cho các đầu nậu cung ứng gạo xuất khẩu. Từ đầu mối này, các công ty xuất khẩu đặt hàng, ăn hàng phục vụ cho những hợp đồng đã ký. Cứ mỗi lần qua trung gian, giá gạo tăng lên một ít và từ hệ thống này, hoạt động buôn bán gạo diễn ra quanh năm theo thông lệ. Từ hệ thống phân phối nhiều tầng nấc này, nông dân bán hàng giá thấp, khoản lợi nhuận từ lớn đã rơi vào tay thương lái và doanh nghiệp.

Một cái bánh trung thu được nhà sản xuất bán cho các đại lý giá tầm khoảng 10000 đồng trong khi người tiêu dung mua từ hệ thống phân phối của các đại lý khoảng 60000-70000 cái. Một mức siêu lợi nhuận cho các đại lý phân phối mặt hàng này.




Đơn cử thêm mặt hàng đang gây nhiều bức xúc trong xã hội là ngành phân phối thuốc của Việt Nam. Giá thuốc từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dung được đẫy lên rất cao.

Bài viết này không có mục đích đi sâu vào kênh phân phối ở Việt Nam. Tuy nhiên hệ thống phân phối nông sản, lương thực, thực phẩm, thuốc tây ( chiếm tỉ trọng gần 50% trong quyền số CPI)... đến tay người tiêu dùng đã được đẫy lên quá cao. Và người thiệt hai cuối cùng là người tiêu dùng cũng như tác động xấu đến lạm phát

Hệ thống phân phối ở Việt Nam có quá nhiều trung gian với nhiều tầng nấc (cấp) tham gia, việc phân phối cũng rắc rối khi ai cũng có thể phân phối cho nhau. Đường đi của sản phẩm từ nhà sản xuất tới người sử dụng phải đi qua không ít công ty trung gian, nhiều khâu lòng vòng, do vậy giá thành tới tay người sử dụng tăng cao gấp 2, 3 lần====>góp phân tạo lực đẫy trong việc tăng chỉ số CPI.

Lựa chọn nào cho chính sách điều hành của chính phủ:

Việc chính phủ điều chỉnh tăng các mặt hàng thiết yếu như Y tế- Giáo dục đã tạo nên tăng CPI khá mạnh trong tháng 9. Sắp tới giá điện áp lực tăng cũng không kém, biến số giá xăng là bất định. Với thông điệp vừa công bố trên báo chí của thủ tướng điều hành CSTT 2012 là cố gắng giữ CPI không quá 2 con số thì khả năng các mất hàng thiết yếu sẽ khó tăng trong 3 tháng còn lại của năm.

Chính sách tiền tệ và cung tiền M2 thời gian qua là neo theo tốc độ tăng của CPI. M2 đến tháng 9 năm 2012 tăng khoản 10% so với cuối năm 2011, Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dung tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái, Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái ( nguồn GSO). Qua các số liệu trên thấy rỏ M2 đang được nới rộng tuy nhiêu vẫn thấp hơn tổng mức bán lẽ hàng hóa và đầu tư công tăng cũng khá khiêm tốn là 7,6% điều đó cũng hàm ý rằng GDP tăng trưởng 3 quý vừa qua cũng được hổ trợ phần nào từ CSTT.

Giải bài toán nhập siêu với Trung Quốc từ đó hạn chế vấn nạn nhập khẩu lạm phát đang là yêu cấp bách cho các nhà điều hành.Vấn đề yếu tố nhập khẩu lạm phát hay bài toán kênh phân phối vẫn là vấn đề nhức nhối của kinh tế Việt Nam trong thời gian tới khi qua trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở rộng.

tran hoang duy
theo vf