1) Về khối lượng giao dịch

Theo dõi giao dịch của VDL trong hai tuần ta, có một vài điều đáng chú ý
- Giao dịch thỏa thuận của tay to : 2 giao dich x hơn 20.000 cp , 6 giao dịch x 10.000 cp và rất nhiều giao dịch trên 5.000.
- 3 phiên gần đây, NDT nước ngoài quan tâm có hôm mua vào 6000 cp
- Số lượng cp trên thị trường gần cạn kiện (phiên 29/4 chỉ có 4200 cp chào bán), thời gian tích lũy sắp qua và điều gì phải đến sẽ đến giống như GHA, LTC,TNA chỉ trong trong thời gian 2 tuần giá tăng gấp đôi. Điểm chung của những cp này là EPS cao, P/E thấp, khối lượng ít, chủ yếu lại nằm trong tay các tổ chức, Hội đồng quản tri, bên ngoải còn ít. Khi thị trường đi lên, chúng rất dễ bị sốt
.

Cơ cấu cổ đông của VDL



Nhà nước 900.000 cp 42%
HDDQT, ban giám đốc 500.000 cp 23%
Tổ chức trong nước 140.000 cp 6%
Nước ngoài 53.000 cp 2,45 %
Cá nhân nhỏ lẻ 554.000 cp 25%

Như vậy cổ phiếu trối nổi có thể chuyển nhượng là 554 k chiếm 25%.

2) Về chất lượng kinh doanh

VDL một trong số rất ít cổ phiếu đậm đăc với EPS 7810, P/E là 5.
Một xu hướng đi lên với tốc độ tăng trưởng cao. Lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, quý sau cao hơn cùng kỳ năm trước : năm 2007 tăng 63%,
năm 2008 tăng 27%,năm 2009 tăng 36%.
Thời gian gần đây thì gia tốc tăng trưởng này lai càng cao : Lợi nhuận quý 4/2009 bằng 196%
lợi nhuận quý 4/2008, lợi nhuận quý 1/2010 bằng 150% lợi nhuận quý 1/2009.

3) Về tên tuổi thương hiệu

VDL dành cho phân khúc cao cấp, hơn hẳn vang Thăng Long bình dân hơn. Vang Đà Lạt có doanh thu quanh năm trong khi Vang Thăng Long chủ yếu chỉ bán vào dịp Tết. Vang Đà Lạt được xuất khẩu sang nhiều nước.