Những điều cần biết về luật mua bán bất động sản Úc

Từ năm 2016, nhiều chuyên gia dự đoán đây sẽ là năm của thị trường bất động sản Úc bởi dòng chảy mạnh mẽ của những người nhập cư và nền kinh tế ổn định



Trước hết luật pháp Úc hạn chế Trung Quốc thống lĩnh thị trường. Thực tế cho thấy nhiều nhà đầu tư nước ngoài, phần lớn từ Trung Quốc, bị chỉ trích làm leo thang giá bất động sản tại Úc, nhất là tại 2 thành phố Melbourne và Sydney, khiến nhiều người bản địa không thể mua được nhà.

Theo số liệu từ kênh ABC, giới đầu tư Trung Quốc đã góp phần không nhỏ trong mức tăng trưởng 75% ở lĩnh vực bất động sản Úc năm 2016.

Theo số liệu từ Ủy bản kiểm soát đầu tư nước ngoài (FIRB), gần 37.000 hồ sơ xin mua nhà ở nước này không phải công dân Úc, nhiều gấp 3 lần so với năm 2012 - 2013. Năm tài chính 2014-2015 vừa qua, người nước ngoài đã mua 9.236 căn nhà ở Úc (trị giá 10,1 tỷ đô), đáng chú ý khi Sydney và Melbourne đang đứng thứ 3 và 6 trong danh sách các thành phố có giá nhà đắt đỏ nhất thế giới.

Theo Corelogic RP Data, tính đến tháng 4/2015 giá nhà ở Sydney đã tăng 14,5%. Năm ngoái, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào nước Úc với hơn 12,4 tỷ đô vào riêng thị trường bất động sản. Trước tình hình này, người dân Úc đã yêu cầu chính phủ nâng phí quản lý đối với người mua nước ngoài, lập sổ đăng ký để theo dõi tất cả bất động sản Úc thuộc sở hữu nước ngoài.

Người nước ngoài phải xin phép để mua nhà, với mục đích ở chứ không được cho thuê. Nếu mua mà không xin phép sẽ bị phạt 3 năm tù, tiền phạt lên đến 150.000 đô. Tại Úc, trước khi mua hoặc bán lại nhà nên tìm kiếm một môi giới để đại diện quảng cáo và bán nhà. Ngoài ra cũng nên tìm luật sư để có các tư vấn pháp lý cũng như tìm hiểu điều kiện điện nước, cống rãnh của căn nhà định mua.

Quý vị chú ý nên tìm đến luật sư trước đây đã từng mua nhà để tiết kiệm thời gian trong quá trình chuẩn bị giấy tờ. Theo đó, luật sư sẽ thảo một bản hợp đồng trước khi quảng cáo bán nhà sau đó người chủ mới được phép bán.



Ngoài tiền đặt cọc, quý vị cần chuẩn bị thêm một số chi phí khác như:

- Thuế trước bạ tại Phòng Doanh thu của chính quyền các tiểu bang (Government's State Revenue Office) căn cứ trên trị giá bất động sản.

- Đơn xin vay tiền và các chi phí vay khác (nếu có).

- Phí chuyển nhượng đất và phí thế chấp đăng ký bất động sản.

- Thuế bất động sản, nước, điện, phí gas và phí quản lý (nếu bất động sản là căn hộ trong một chung cư).

- Các chi phí pháp lý liên quan đến việc mua bán nhà đất.

- Phí dọn nhà.

- Phí sửa chữa và làm mới trước khi dọn vào.

- Phí kiểm tra căn nhà.

- Chi phí kết nối tiện ích (điện, nước, tivi…)

- Số tiền nhà còn lại.

- Bảo hiểm nhà.

Hầu hết người Úc đều mua bảo hiểm cho nhà và đồ đạc của họ, ngoài ra điện và nước cũng là vấn đề nên quan tâm. Cụ thể, trước khi dọn vào nhà mới thì phải bảo đảm nhà đã có đầy đủ các tiện ích tiện ích cơ bản như điện, gas, nước, điện thoại... hoặc các dịch vụ khác mà bên môi giới đưa ra.