Phương pháp Phân tích cơ bản cổ phiếu

I. Phân tích cơ bản cổ phiếu
1.Tại sao cần PTCB cổ phiếu:
Nền tảng Doanh nghiệp, kết quả kinh doanh của công ty đóng vai trò quan trọng trong việc tăng giá cổ phiếu.
“Lý do” tăng giá cổ phiếu do kết quả hoạt động kinh doanh, thì việc tăng giá cổ phiếu sẽ ổn định và bền vừng, và mức tăng trưởng mới đủ để đem lại kỳ vọng cho Nhà đầu tư cổ phiếu (20-40%).
Mua cổ phiếu có Phân tích cơ bản tốt, để bảo bảo hạn chế rủi ro khi sở hữu cổ phiếu (đặc biệt là rủi ro rớt giá không phanh).
Cổ phiếu có PTCB tốt, được ưu thích sở hửu của các Quỹ đầu tư, Hội đồng quản trị, và Ban điều hành công ty,…
2.Cổ phiếu và doanh nghiệp :
Về dài hạn, Doanh nghiệp tăng trưởng tỷ lệ thuận Giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp (Cơ hội để các Nhà đầu tư Giá trị “đánh cược” về doanh nghiệp), bởi vì các Quỹ đầu tư, các Nhà đầu tư lớn sẽ phát hiện ra và muốn sở hữu nó.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, Doanh nghiệp và giá trị cổ phiếu là 02 đối tượng khác nhau. Nếu giao dịch “ngắn hạn” (dưới vài năm), thì không thể coi 02 đối tượng này là một.
Do vậy, PTCB chỉ là điều kiện “cần”, khi xem xét quyết định mua vào cổ phiếu. Trong 01 quý, chỉ có 01 báo cáo tài chính, trong khi đó, giá cổ phiếu có thể tăng gấp 2-3-4 lần trong khoảng thời gian đó.
3. Minh bạch báo cáo tài chính PTCB:
Nếu bạn nghĩ rằng báo cáo tài chính có thể chưa minh bạch, hoặc không đủ rõ ràng thì tốt nhất hãy xem những phần minh bạch nhất, đơn giản nhất của báo cáo thôi.
Tập trung phân tích các chỉ số sau thôi: Doanh thu, Lợi nhuận, EPS, ROE. Đó là các chỉ số đơn giản, chính xác, và khó bị bóp méo nhất.
4. Nguyên tắc 80/20, và tảng băng chìm khi PTCB:
Nguyên lý 80/20, thậm chí nguyên lý 90/10: Tức là, 90% các nhân tố chỉ tác động 10% đến việc tăng giá cổ phiếu, trong khi đó 10% các nhân tố chính khác tác động đến 90% việc tăng giá cổ phiếu.
Nguyên lý tảng băng chìm: Tức là chúng ta chỉ nhìn thấy một phần nổi thông tin, còn 90% phần chìm là chúng ta không thấy.
5. Đừng bị “lừa” khi phân tích thông tin:
Các dạng thông tin “tốt”, “hơi tốt”, “xấu” chưa hẳn làm cho giá cổ phiếu “tốt” lên (tăng điểm) hoặc “xấu” đi (giảm điểm). Trừ trường hợp, thông tin “rất xấu”, chắc chắn làm cho giá cho phiếu xuống một cách thảm thiết. (Ví dụ: DN bị mất vài nghìn tỷ, DN vi phạm pháp luật,…)
Do vậy, đừng để các thông tin kiểu như vậy đánh lừa bạn. Đừng để thông thông tin lôi kéo bạn đuổi bắt cổ phiếu, như đuổi bắt chuồn chuồn. Bị động, và rất khó.
5. Phân tích hiện tại chứ không phán đoán, dự đoán tương lai:
Ví dụ bạn đang làm theo cho công ty XYZ nào đó, hoặc bạn là chủ công ty. Tôi hỏi thật bạn một câu, bạn có thể đánh giá được kết quả kinh doanh của công ty bạn trong 1,2,3 năm tiếp theo…. Có thể, nhưng sai số là bao nhiêu %? 40%-50%-60%.
Vậy thì với những công ty đọc qua Internet chúng ta thực sự cần thiết đọc các dự báo kếhoạch “viễn cảnh” vài năm đó không???
Lời khuyên của tôi giành cho bạn: Hãy đọc và hiểu những thứ “hiện tại” về doanh nghiệp thôi. Đừng nên dự báo/ dự đoán tương lai. Một doanh nghiệp có 3 năm tăng trưởng ổn định bền vững, quý gần nhất tăng trưởng mạnh mẽ chắc chắn sẽ an toàn hơn một doanh nghiệp hiện tại bi đát mà có một viễn cảnh vô cùng tươi sáng.


II. Phương pháp phân tích cơ bản cổ phiếu
*Nguyên tắc PTCB:
Chỉ phân tích các chỉ số DT, LN, EPS, ROE, và chỉ phân tích “hiện tại”, không phân tích tương lai.
Nó chỉ là điều kiện “cần” trong việc tăng giá cổ phiếu. Điều kiện “đủ” là nhu cầu sử hữu cổ phiếu của các Nhà đầu tư (Giá cổ phiếu do cung cầu tạo ra).
PTCB các cổ phiếu đặt chung trong một hệ quy chiếu, không yêu, ghét, thiên vị, thành kiến với bất cứ cổ phiếu nào. ...

https://investors-vietnam.com/vi/201...2-2-2-2-2-2-2/