Fed đã giữ nguyên lại suất 0.25 % như dự kiến, mức lãi suất của ngân hàng trương ương Mỹ 0%-0.25%, và cũng từng bước đưa ra kế hoạch 300 tỷ mua lại những tài sản nợ xấu trái phiếu, 1,45 ngàn tỷ nợ thế chấp không đủ tiêu chuẩn.
Việc này kéo dài được bao lâu nữa khi Fed đang rất bâng khuân khi đưa ra chính sách mua lại khẩn cấp các khoản nợ xấu này và cả định giá lại trái phiếu. Chắc chắn một điều rằng khi sự việc hỗ trợ đồng loạt đễ giải quyết hậu quả cuộc khủng hoảng chồng chất này sẽ làm tăng thêm gánh nặng thâm hụt ngân sách, sẽ gây thêm hoan mang cho giới đầu tư. Việc này buộc chính phủ Mỹ phải thắt chặt chị tiêu. Và các động tác kích thích kinh tế với một đồng USD yếu sẽ là hợp lý. Vàng có thể sẽ còn đạt một đỉnh cao lần cuối từ đây đến cuối năm nay và sẽ giảm lại, nếu như không có giải pháp bằng một cuộc chiến tranh quân sự dưới sự chi phối gián tiếp của Mỹ. Tôi đề cập đến vấn đề này là thông qua lịch sử kinh tế chính trị của Mỹ từ ít nhất 3 giai đoạn khủng hoảng gần đây nhất.
Thuật ngữ kinh tế phục hồi tôi đã nghe khá quen thuộc, nhưng với một nền kinh tế chủ đạo đang tràn ngập trong nợ xấu, thâm hụt, hệ thống tài chính lung lay. Khi nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc thì tỷ lệ thất nghiệp cuối năm nay vẫn duy trì ở mức cao. Thì chắc rằng điều này sẽ làm giảm đi sức mạnh nội tại của sự phục hồi. Một nền kinh tế phải thắt chặt chi tiêu vì thất nghiệp cao thì việc phục hồi kinh tế sớm là vấn đề còn rất xa xôi. Tôi chưa đề cập đến thậm hụt ngân sách lớn của Mỹ hiện nay, trong khi thất nghiệp được dự báo trên 10% thì khoản thuế thu về bù đắp vào thâm hụt của chính phủ là không khả thi, vì nếu tăg thuế là coi như chính sách kích thích kinh tế trong vòng 2 năm nữa trở nên vô tác dụng.
Trong khi đó phía ECB cung thêm 442 tỷ EURO cứu các ngân hàng sau khi bơm 65 tỷ vào 3 tuần trước. Cả quyết định của ECB và FED là gần như cùng lúc cho kế hoạch tiếp tục tăng sự hỗ trợ cho nền kinh tế. Một mặt của sự hỗ trợ tiền mặt này cho các ngân hàng giải quyết vấn đề bế tắc tín dụng, chúng ta cũng nên biết là tiền bên ngoải thị trường không thiếu, nhưng việc quản lý nguồn tiền và đầu tư nó đã dẫn đến sai phạm ngày hôm nay của các cấp điều hành chính sách. Vì vậy nếu trước đây chúng ta không bàn đến lạm phát, thì trong giai đoạn sắp tới thuật ngữ “lạm phát” mới chính là nổi lo lắng thật sự.
Hôm nay có vài chỉ số đáng quan tâm:
1. 16:00 PM đơn đặt hàng mới M/M của Châu Âu. Chỉ số này dự báo tăng, sẽ nói lên tình hình sản xuất kinh doanh của khu vực này trong thời gian tới co chút khởi sắc. Do đó nếu chỉ số này đúng kỳ vọng thì đồng EURO sẽ có sự điếu chỉnh nhẹ theo hướng tăng.
2. 19:30 PM GDP cuối cùng Q/Q Những thay đổi số liệu của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Số liệu sau cùng là chính xác nhất. Sau khi đã qua sự điều chỉnh và tính toán của các nhà kinh tế. Số liệu được giữ báo giữ nguyên -5.7%. Chưa có tín hiệu nào cho sự phục hồi của kinh tế Mỹ. Nếu chỉ số này công bố giảm nữa thì còn trầm trọng hơn. Dự báo vàng sẽ tăng mạnh khi chỉ số này công bố.
3. 19:30 Chỉ số trợ cấp thất nghiệp của Mỹ được dự báo giảm. Thông tin này bị che mờ bở chính Obama cho biết thất nghiệp cuối năm nay có thể là hơn 10%.
4. 21:00 PM ngài Bernanke sẽ trình bài lý do giữ nguyên lãi suất và chiến lược chống lạm phát sắp tới.
5. 21:30 PM chỉ số dự trữ khí ga, chỉ số này được dự báo giảm, tuy nhiên sẽ không có tác động lớn lên giá trị các hàng hóa khác.
Tối nay thông tin về GDP của Mỹ sẽ nói lên nhiều điều, trong đó có cả dự báo của World Bank về kinh tế suy giảm hơn dự báo. Hãy kiên nhẫn chờ đợi một sự công bố mang nhiều sự nghi ngờ từ World Bank có là hiện thực. Nếu thật sự là như vậy thì còn yếu tố nào để giữ giá vàng không tăng nữa?