Chủ đề: Bài 1: đại cương về ptkt
Threaded View
-
10-09-2009 01:57 PM #1
- Ngày tham gia
- Jun 2009
- Bài viết
- 30
- Được cám ơn 24 lần trong 10 bài gởi
Bài 1: đại cương về ptkt
LƯỢC SỬ:
- Charles H.Dow, người sáng lập tạp chí phố Wall, năm 1884 đã giới thiệu chỉ số bình quân giá đóng cửa 11 cổ phiếu quan trọng nhất của thị trường nước Mỹ thời gian đó. Charles H.Dow đã đặt viên gạch đầu tiên cho việc hình thành một cơ sở lý luận: Lý thuyết Dow – nền tảng của PTKT
- William Peter Hamilton tiếp tục nghiên cứu các công trình của Dow (1922)
- Richard W.Schabaker hoàn thiện các công trình của Dow và Hamilton đồng thời giới thiệu những khái niệm ban đầu về PTKT (1930)
- Những người kế tiếp: Edward, Magee, Murphy… tiếp tục tổng kết, phát triển, nâng cao thành một hệ thống lý luận hoàn chỉnh trong đầu tư tài chính nói chung và đầu tư chứng khoán nói riêng, khai sinh ngành “Phân tích kỹ thuật”
- Theo định nghĩa đơn giản nhất:
Chúng ta có 3 giả định mang tính tiên đề, làm cơ sở cho PTKT:
- Giá cả phản ánh tất cả hành động của thị trường.
- Giá dịch chuyển theo một xu hướng
- Quá khứ tự nó sẽ lặp lại.
- Giá phản ánh tất cả các hành động của thị trường
- Thị trường có 3 sự di chuyển
- Đường xu hướng vạch ra sự di chuyển
- Nền tảng cơ bản là quan hệ giá và khối lượng
- Hành động giá xác định xu hướng
- Danh mục phải được xác định
MỤC ĐÍCH VÀ CHỨC NĂNG:
Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu sự biến động giá trong quá khứ thông qua các đồ thị giá nhằm dự báo sự biến động giá cả trong tương lai
Với mục đích kể trên, là một công cụ hỗ trợ cho nhà đầu tư, PTKT có 3 chức năng cơ bản:
1.Báo động: Cảnh báo sự xuyên phá các mức giá an toàn cũ để lập các mức giá an toàn mới
2.Xác nhận: PTKT xác nhận xu thế giá tăng , giảm hoặc không tăng không giảm
3.Dự đoán: Bằng các chỉ số và các kết quả phân tích PTKT dự đoán giá cả trong tương lai
CÔNG CỤ VÀ BIỆN PHÁP:
- CÔNG CỤ:
- Các loại đồ thị:
- Đồ thị dạng đường:
-Phù hợp với các thị trường mới khớp lệnh định kỳ với các thị trường hiện đại khớp lệnh liên tục khó áp dụng vì hiệu quả thấp
·Đồ thị dạng thanh:
-Phản ánh rất rõ sự biến động của giá cả
-Thường dùng cho các thị trường hiện đại – Khớp lệnh liên tục có độ dao động giá trong 1 phiên khá sớm
·Đồ thị dạng ống:
-Là biến thể của đồ thị thanh, do người Nhật cải tiến, mang tên "biểu đồ nếu Nhật Bản”
-Phản ánh rõ nhất sự biến động giá cả trên thị trường chứng khoán khớp lệnh định kỳ
-Thông dụng và phổ biến rộng rãi trên các thị trường chứng khoán thế giới
2. Các mô hình kỹ thuật:
·Mô hình đảo chiều xu hướng
·Mô hình củng cố xu hướng
·Một số mô hình đặc biệt
3. Các chỉ báo và các chỉ số:
·Chỉ số về xu hướng giá
·Chỉ số về dao động giá
·Các chỉ số thong dụng khác
4.Lý thuyết sóng Elliot
v.v…
- BIỆN PHÁP:
- Phân tích tương quan:
–Điển hình của phương pháp này là phương pháp RSI( Chỉ số cường độ tương đối)
- Phân tích xu thế:
-Điển hình của phương pháp này là phương pháp MA( trung bình động)
-Không trực tiếp cung cấp các tín hiệu mua bán như phương pháp trên nhưng phân tích xu thế xác nhận và bổ sung sự chính xác cho quyết định mua-bán của chúng ta.
- Phân tích các chỉ báo và chỉ số
- Phân tích các mô hình
Nhằm giúp bạn đọc dễ theo dõi, tài liệu này bố cục theo “ Phân tích chỉ số và mô hình”:
Phần 1: Đại cương về PTKT
Phần 2: Phân tích các chỉ báo và chỉ số
Phần 3: Phân tích mô hình
Chu Xuân Lượng
Lớp PTKT Bậc 1_Vietstock
Last edited by nguyenquangminh; 10-09-2009 at 02:05 PM.
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
thanhdia_anfield (10-03-2011)
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks