I) Hệ Số Khả Năng Thanh Toán:
1). Khả năng thanh toán hiện thời:
+ năm 2003: 37.734 / 41.579 = 0,9
+ năm 2004: 56.025 / 41.246 = 1,35
+năm 2005: 180.127 / 39.564 = 4,55
2). Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
+ năm 2003: ( 37.734 - 14.751 ) / 41.579 = 0,55
+ năm 2004: ( 56.025 - 34.574 ) / 41.246 = 0,52
+ năm 2005: ( 180.127 - 28.608 ) / 39.564 = 3,38
- Năm 2005 các hệ số khả năng thanh toán đều tăng mạnh so với năm 2004 . Khả năng thanh toán hiện thời tăng 237% tương đương tăng 3,2 lần và khả năng thanh toán nhanh tăng 636,54% tương đương tăng 3,31 lần (cụ thể 4,55 và 3,38 so với 1,35 và 0,52).
- Nguyên nhân là do tốc độ gia tăng TSLĐ rất nhanh , trong khi đó nợ ngắn hạn lài có xu hướng giảm nhẹ ( TSLĐ tăng 221,51% tương đương tăng 124.102 tỷ , trong khi nợ ngắn hạn lại giảm 4,08% tương đương giảm 1.682 tỷ ).
- 3 trên 4 khoản mục chính cấu thành nên TSLD và ĐTNH trong năm 2005 đều tăng so với năm 2004 , đặc biệt là Tiền và các Khoản Phải Thu tăng mạnh ( Tiền tăng 335,46% tương đương tăng 50.355 tỷ, Các Khoản Phải Thu tăng 1250, 74% tương đương tăng 77.896 tỷ ).
Đây chnhs là những yếu tố tác động làm TSLĐ và ĐTNH trong năm 2005 tăng 221,51% tương đương tăng 124.102 tỷ so với năm trước.
- Năm 2004 do nguồn vốn lưu động ròng của công ty vẫn còn khá lớn nên không có nhu cầu vay ngắn hạn cho nên trong năm 2005 công ty khong có khoản mục nợ dài hạn đến hẹn trả.
Chính không có mục này đã dẫn đến sự thay đổi ( giảm nhẹ ) trong nợ ngắn hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời tăng 237% so với năm 2004 kết hợp với việc Hàng Tồn Kho giảm 17,25% tương đương giảm 5.966 tỷ ( từ 34.547 tỷ xuống còn 28.608 tỷ ) đã làm cho khả năng thanh toán nhanh tăng 636,54% ( từ 0,52 lên 3,83 ).
- Năm 2005, ccá hệ số khả năng thanh toán tăng rất mạnh và độ an toàn trong thanh toán của NKD qua 3 năm nghiên cứu vẫn đạt khá . Chưíng tỏ rằng năng lực tài chính của công ty có khả năng đáp ứng khá tốt nhu cầu vốn lưu động không những ở cả 3 năm qua mà còn có hẻ cho cả vài năm tới.
II). Hệ Số Đòn Cân Nợ :
1). Tỷ số nợ trên vốn:
+ năm 2003: 66.805 / 109.698 = 61%
+ năm 2004: 59.284 / 135.678 = 43.7%
+ năm 2005: 113.170 / 276.135 = 41%
2) Tỷ số nợ trên VCSH:
+ năm 2003: 66.805 / 42.893 = 64,21%
+ năm 2004: 59.284 / 76.394 = 77,6%
+ năm 2005: 113.170 / 162 964 = 70%
- Năm 2005, nợ ngắn hạn giảm 4,1% tương đương giảm 1.682 tỷ từ 41246 xuống 39.564 tỷ, nhưng thực tế khi đi sâu vào phân tích chúng ta thấy các khoản phải trả thương mại tăng 1.876 tỷ tương đương tăng 15,25% ( từ 12.298 lên 14.174 tỷ ) và vay ngắn hạn tăng 10 tỷ ( năm 2004 không có khoản vay ngắn hạn này ) , nhưng nhìn chung vẫn có xu hướng giảm nhẹ.
- Sự thay đổi trong nợ ngắn hạn kết hợp với nợ dài hạn tăng 50.520 tỷ ( từ 17.055 lên 67.575 tỷ ) tương đương tăng 297% hoàn toàn là do vay dài hạn từ 15.006 lên 60.478 tỷ đã đưa đến tổng nợ năm 2005 tăng đến 92,52% tương đương tăng 54.388 tỷ so với năm trước ( từ 58.782 lên 113.170 tỷ ).
- VCSH tăng 86.071 tỷ tương đương tăng 112% từ 76.896 lên 162.964 tỷ do tích lũy từ lợi nhuận SXKD 36.833 tỷ và thặng dư phát hành cổ phiếu là 55.766 tỷ.
- Tổng nợ tăng 54.388 tỷ cùn với các khoản gia tăng 86.071 tỷ trong VCSH đã đưa đến tổng nguồn vốn năm 2005 tăng 140.457 tỷ , tương đương tăng 103,52% ( từ 135.678 lên 276. 135 tỷ ).
- Tốc độ tăng trưởng 103,52% trong tổng nguồn vốn và 112% trong VCSH , kết hợp với tốc độ tăng 92,52% trong tổng nợ tất yếu làm tỷ số nợ / vốn và tỷ số nợ/ VCSH năm 2005 giảm nhẹ so với năm 2004.
Cụ thể tỷ số nợ / vốn từ 43,7% xuốn 41% tương đương giảm 6,2% và tỷ số nợ / VCSH từ 77,6% xuống 70& tương đương giảm 9,8%.
- Sự giảm nhẹ trog hệ số đòn cân nợ năm 2005 là điều hoàn toàn dễ hiểu vì đay chính là kết quả của việc tăng mạnh trong VCSH thông qua việc phát hành 2 triệu CP để tài trợ cho các dự án mở rộng SXKD.
- Mặc dù đã có sự gia tăng của các khoản nợ dài hạn ( một phần được tài trợ cho việc mở rộng SXKD ) nhung nhìn chung các hệ số đòn cân nợ có xu hướng giảm và đối với một doanh ngiệp như NKD thì hệ số này không phải là quá cao.
III). Hệ Số Hoạt Động:
1). Vòng quay tài sản:
+ năm 2003: 208.462 / 109.698 = 1,9
+ năm 2004: 275.008 / 135.678 = 2,02
+ năm 2005: 354.746 / 276.135 = 1,28
2). Vòng quay TSCĐ :
+ năm 2003: 208.462 / 71.964 = 2,89
+ năm 2004: 275.008 / 79.653 = 3,45
+ năm 2005: 354.746 / 96.007 = 3,69
3) Vòng quay TSLĐ:
+ năm 2003: 208.462 / 37.734 = 5,52
+ năm 2004: 275.008 / 56.025 = 4,9
+ năm 205 : 354.746 / 180.127 = 1,97
4). Vòng quay tồn kho:
+năm2003: 208.462 / 14.751 = 14,13
+ năm 2004: 275.008 / 34.574 = 7,95
+ năm 2005: 354.746 / 28.608 = 12,4
5). Kỳ thu tiền bình quân :
+ năm 2003: 15.546 x 356 / 208.462 = 27 ngày
+ năm2004 : 6.228 x 365 / 275.008 = 8,3 ngày
+ năm 2005: 84.124 x 365 / 354.746 = 86 ngày.
6).Kỳ trả tiền bình quân :
+ năm 2003: 41.759 x 365 / 161.398 = 94 ngày
+ năm 2004: 41.246 x 365 / 205.359 = 73 ngày
+ năm 2005: 39.564 x 365 / 262.152 = 55 ngày.
7).Cán cân tín dụng thương mại:
+ năm2003: 27/94 = 0,28
+ năm 2004: 8,3 / 73 = 0,11
+ năm 2005: 86 / 55 = 1,56
- Năm 2005, lượng tiền mặt của NKD tăng rất mạnh ( chiếm 23,36% tổng tài sản ) đã cho thấy năng lực tài chính của cong ty khá mạnh.
Đặc biệt là khoản trả trước cho người bán răng mạnh 5553% tương đương tăng 74.638 tỷ tử 1.344 lên 75.982 ( đây chính là khoản mà công ty mua nguyên vật liệu để dự trữ cho năm 2006 và công ty vẫn chưa thấy cần thiết phải lập dụ phòng các khoản thu khó đòi ).
- Hàng tồn kho giảm 17,25% tương đương giảm 5.966 tỷ từ 34.574 xuống 28.608 tỷ , tuy nhiên chúng ta đi sâu vào phân tích vẫn có thẻ thấy là những yếu tố tác động mạnh là nguyên vật liệu tồn kho tăng 62% tương đương tăng 8.420 tỷ từ 13.612 lên 22.032 tỷ, chi phí SXKD dở dang tăng 81,52% tương đương tăng 353 triệu từ 433 lên 786 triệu, cùng vơi việc thành phẩm tồn kho giảm 63,22% tương đương giảm 2.485 tỷ ( từ 3.931 xuống 1.446 tỷ ). ĐÂy chnhs là nguyên nhân đưa đến hàng tồn kho giảm 17,25 % .
- Những thay đổi trong các bộ phận cấu thành đã đưa đến TSLĐ tăng 221,51% tương đương tăng 124.102 tỷ từ 56.025 lên 180.127 tỷ .
Thông thường khi doanh thu tăng sẽ kéo theo dự trữ nguyên vật liệu tồn kho tăng , thành phẩm và hàng hóa tồn kho giảm và khong có gì là bất hợp lý , và nguyên vật liệu , chi phí SXKD dở dang chính là 2 yếu tố có mối quan hệ mật thiết với năng lực sản xuất và nhu cầu tiêu thụ của thị trường , hay nói cách khác 2 bộ phận này của hàng tồn kho và doanh thu có tác động tương hỗ với nhau . Ngoài ra nguyên vật liệu tồn kho và chi phí SXKD dở dang cũng là những thành tố đóng vai trò quan trọng đối với các khoản phải trả thông qua việc thay đổi khoản phải trả cho người bán .
- Về TSCĐ có khá nhiều biến động lớn:
+ Các loại TSCĐ hữu hình chỉ tăng 6.067 tỷ hay tăng 8,5% về nguyên giá. Điều này cộng với khấu hao TSCĐHH trong năm là 9.070 tỷ đã làm TSCĐHH giảm 5,2% hay 3.003 tỷ về nguyên giá còn lại. Tỷ lệ còn lại trên nguyên giá TSCĐHH là 70,52%.
+ Từ năm 2003 công ty thuê máy móc thiết bị hiện đangvận hành trong dây chuyền sản xuất theo các hợp đồng thuê tài chính ký với công ty cho thuê tài chính Ngân Hàng Công Thương VN . Thời hạn cho thuê hợp đồng là 60 tháng , với lãi suất cho thuê là 0,7% / tháng - 0,9% / tháng . Cũng theo hợp đồng này công ty có quyền mua lại máy móc thiết bị khi thời hạn cho thuê hết hạn . Như vậy là từ năm 2003 - 2004 nguyên giá tài sản tài chính được giữ nguyên và không có bất kỳ khoản đầu tư nào thêm và năm 2003 khấu hao là 4.763 tỷ , năm 2004 là 7.426 tỷ , tương ứng với giá trị còn lại của năm 2003 là 12.450 tỷ hay 73,32% giá trị còn lại và năm 2004 là 9.967 tỷ hay 58% ( nguyên giá là 17.214 tỷ ).
Nhưng đến năm 2005 thì nguyên giá TSCĐ thuê tài chính là 23.523 tăng 36,65% so với nguyên giá ban đầu là 17214 tỷ, và khấu hao năm 2005 10.169tỷ và giá trị còn lại là 13.354 hay 57%.
+ TSCĐ vô hình năm 2004 với giá trị hao mòn là 147 triệu và nguyên giá còn lại là 98%, trong khi nguyên giá năm 2005 tăng thêm 2.677 tỷ đạt 13.277 tỷ về nguyên giá và giá trị hao mòn là 515 triệu và giá trị còn lại là 12.762 tỷ hay 96%.
- Như vậy khấu hao TSCĐ năm 2005 là 12.361 tỷ tăng 13,43% so với năm 2004.
- Cũng trong năm 2005 do bắt đầu thực hiện dự án mỏ rộng SXKD nên chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 12.918 tỷ từ 6 triệu lên 12.924 tỷ .
- Như vậy năm 2005 , TSCĐ và DTDH đang có sự gia tăng do chiến lược kinh doanh và đầu tư của công ty tạo ra.TSCĐ và ĐTDH tăng 20,53% tương đương tăng 16.354 tỷ tử 79.653 lên 96.007 tỷ.
- Năm 2005, nợ ngắn hạn giảm 4,08% tương đương giảm 1.682 tỷ , các khoản phải trả thương mại tăng 1.876 tỷ tương đương tăng 15,52% ( từ 12.298 lên 14.174 tỷ ) và vay ngắn hạn tăng 10 tỷ ( năm 2004 không có khoản vay ngắn hạn ).
Sự thay đổi trong nợ ngắn hạn kết hợp với viẹc nợ dài hạn tăng đến 50.520 tỷ ( từ 17.055 lên 67.575 tỷ ) hoàn toàn là do vay dài hạn từ 15 tỷ lên 60.478 tỷ đã đưa đến tổng nợ năm 2005 tăng đến 92,52% tương đương tăng 54.388 tỷ so với năm trước ( từ 58.782 lên 113.170 tỷ ).
- VCSH tăng 86.071 tỷ tương tăng 112% so với năm 2004 do tích lúy từ lợi nhuận SXKD ( 36.833 tỷ ) và thặng dư phát hành thêm 2 triệu CP ( 55.766 tỷ ).
- Tổng nợ tăng 54.388 tỷ cùng với khoản gia tăng 86.071 tỷ trong VCSH đã đưa đến tổng nguồn vốn năm 2005 tăng 140.457 tỷ tương đương tăng 103,52% ( từ 135.678 tỷ lên 276.135 tỷ ).
- Tố đọ tăng trưởng 103,52% trong tổng vốn và 112% trong VCSH kết hợp với tốc đọ tăng trưởng 92,52% trong tổng nợ tất yếu làm tỷ số nợ / vốn và tỷ số nợ / VCSH năm 2005 giảm nhẹ so với na2m 2004 . Cụ thể như sau:
+ Tỷ số nợ / vốn từ 43,7% xuống 41% tương đương giảm 6,2% và tỷ số nợ / VCSH từ 77,6% xuốnh 70% tương giảm 9,8%.
- Sự giảm nhẹ trong hệ số đòn cân nợ năm 2005 là điều hoàn toàn dễ hiểu và đay chính là kết quả của việc tăng mạnh VCSH thông qua việc phát hành 2 triệu CP để tài trợ cho các dự án mở rộng SXKD và lợi nhuận tích lũy.
- Mặc dù đã có sự gia tăng của ccá khoản nợ nhưng nhìn chung các hệ số đòn cân nợ đã có xu hướng giảm, nhưng đối với một doanh nghiệp như NKD thì hệ số này không phải là quá cao.
- Vềhoạt động tíndụng thương mại , có thể do công ty tay đổi chiến lược kinh doanh , hoặc nâng cao hiệu quả quản trị các khoản phải thu hoặc nới lỏng chính sách tín dụng thương mại mà đặc biệt là công ty có khoản trả trước cho người bán lên đến 75.982 tỷ chủ yếu là dụ trữ nguyên vật liệu cho năm 2006 , nếu tốc độ gia tăng các khoản phải thu rất mạnh là 1250% so với tóc độ gia tăng doanh thu là 29%, điều này đã làm gia tăng mức độ bị chiếm dụng vốn của côngty trong năm 2005, thẻ hiện cụ thể qua kỳ thu tiền bình quân tăng 936,14% ( từ 8,3 ngày lên 86 ngày ).
Đối với các khoản phải trả thương mại thì mặc dù giảm 4,08%, nhưng nếu xét góc độ gia tăng 20% tương đương tăng 2.341 tỷ ( từ 11.634 lên 13.975 tỷ ) của khoản phải trả cho người bán ( thành phần quan trọng nhất của các khoản phải trả thương mại ) thì ta có thẻ đánh giá rằng xu hướng thay đổi các khoản phải trả thương mại đã có tác động tích cức đến hoạt động của công ty trong năm 2005.
- Như vậy đối với hoạt động tín dụng thương mại, cán cân tín dụng thương mại tăng 1318 % so với năm 2004 từ 0,11 lên 1,56 là do thành phần trả trước cho người bán trong các khoản phải thu tăng mạnh và các khoản phải trả cho người bán cũng tăng đã dẫn đến cán cân tín dụng thuơng mại tăng so với năm trước. Điều này đã dẫn đến không làm tăng khả năng sử dụng vốn lưu động mà còn làm tăng áp lực vốn tài trợ ngắn hạn cho hoạt động của công ty .
Nhìn chung trong năm 2005 , doah thu tăng khá nhung công ty cần nâng cao khả năng kiểm soát tín dụng thương mại để làm tăng hiệu quả hoạt động của công ty , tăng khả năng quản trị tín dụng thương mại trong những năm tới.
IV). Hệ Số Doanh Lợi:
1). Tỷ lệ lãi gộp:
+ năm 2003: 47.063 / 208.462 = 22,57%
+ năm 2004: 69.648 / 275.008 = 25,32%
+ năm 2005: 92.594 / 354.746 = 26,10%
2). Doanh lợi tiêu thụ:
+ năm 2003: 14.334 / 208.462 = 6,87%
+ năm 2004: 23.724 / 275.008 = 8,62%
+ năm 2005: 35.381 / 354.746 = 9,97%
3). Doanh lợi tài sản:
+ năm 2003: 14.334 / 109.698 = 13,06%
+ năm 2004: 23.724 / 135.678 = 17,48%
+ năm 2005: 35.381 / 276.135 = 12,81%
4). Doanh lợi VCSH:
+ năm 2003: 14.334 / 42.893 = 33,42%
+ năm 2004: 23.724 / 76.896 = 30.85%
+ năm 2005: 35.381 / 162.964 = 21,71%
5). Doanh lợi trên vốn cổ phần:
+ năm 2003: 14.334 / 28.440 = 50,40%
+ năm 2004: 23.724 / 50.000 = 47,45%
+ năm 2005: 35.381 / 70.000 = 50,54%
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2005 đạt 29% đã thể hiện công ty đang tận dụng khá tốt năng lực hoạt động cũng như ưu thế của mình trên thị trường. Doanh thu qua 3 năm nghiên cứu đã chứng tỏ NKD ngày càng tạo được vị thế vững chắc trong nghành. Trong khi doanh thu tăng mạnh như vậy thì một điểm đáng tích cực nữa là giá vốn bán hàng lại giảm so với doanh thu nên tỷ lệ lãi gộp có xu hướng thuận chiều với doanh thu là liên tục tăng.
- Do tốc độ tăng trưởng lợi nhuận gộp lớn hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu ( 32,94% và 29% ) điều này tất yếu đưa đến tỷ lệ lãi gộp tăng 3,08% từ 25,32% lên 26,1%. Xét về mặt kinh doanh thì có thể khẳng định tốc độ tăng trưởng lợi nhuận gộp đạt 32,94% trong năm 2005 là rất tốt từ 69.648 tỷ lên 92.594 tỷ tương đương tăng 22.946 tỷ.
- Năm 2005 , có thể do tổng chi phí SXKD được kiểm soát ở mức tăng 13% so với năm 2004 tương đương tăng 22.004 tỷ.
Dù trường hợp nào xảy ra đi nữa thì đay cũng là tín hiệu tốt . Như vậy có thể khẳng định rằng hiệu quả quản trị sản xuất của NKD đã được nâng lên trong năm 2005 .
- Khi doanh thu tăng mạnh thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thường sẽ tăng theo nhưng với tốc dộ nhỏ hơn ( nếu như không áp dụng một chiến lược marketing mới mà nó có thể phát sinh những chi phí về quảng cáo mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm, văn phòng đại diện ...).
Đối với NKD chi phí bán hàng tăng 25,34% tương đương tăng 6.166 tỷ ( từ 24.335 lên 30.501 tỷ ).
Như vậy tốc đọ gia tăng chi phí bán hàng là 25,34% nhỏ hơn 29% của doanh thu , nhưg rõ ràng trong một thọ trường mà sức cạnh tranh ngày càng mãnh liệt thì nhiều lúc đẻ gia tăng đựợc 1% doanh thu thì doanh nghiệp buộc phải gia tăng chi phí bán hàng ( đặc biệt là chi phí khuyến maik ) với tốc dộ lớn hơn.
Vì thế việc chi phí bán hàng gia tăng do tăng chi phí khuyến mại với tốc dộ lớn hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu có tang đi chăng nữa là điều có thể chấp nhận được nhưng điều này đã khong xảy ra đối với NKD.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 11,03% tương đương tăng 1.747 tỷ so với năm 2004 ( từ 15.838 tỷ lên 17.585 tỷ ) khả năng đến từ tăng chi phí lương nhân viên quản lý, trong bối ảnh doanh thu tăng 29% cũng có thẻ được xem là khá tốt, vì khi đạt được những kết quả tăng trưởng tích cực trong hoạt động kinh doanh công ty thực hiện chính sách tăng lương hoặc thưởng cho cán bộ quản trị là một chính sách cức kỳ quan trọng trong nền kinh tế mới ngày nay . Điều này không những làm cho họ thấy đựơc rằng những nỗ lực cố gắng của mình đã được nhìn nhận và họ hoàn toàn xứng đáng với những gì mà công ty dành cho họ, qua đó giúp họ tự tin sáng tạo và nỗ lực hơn trong tương lai, màcòn là một chiến lược nhằm giữ và thu hút nhân tài phục vụ cho sự phát triển của công ty.
- Về hoạt động tài chính và hoạt động bất thường , lợi nhuận ngoài hoạt đọng SXKD chính trong năm 2005 giảm 2.867 tỷ, trong khi năm 2004 mức giảm này là 2.408 tỷ.
- Với nhũng kết quả kinh doanh như trên đã đưa đén lợi nhuận trước thuế đạt 41.641 tỷ tăng 14.575 tỷ so với 27.066 của năm trước.
- Tiếp đến việc ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp lkhác nhau giữa 2 năm 2004 và 2005 theo thưê suát của năm 2005 tăng so với năm 2004 , cụ thể thuể thu nhập trong năm 2004 là 12,5% trong khi năm 2005 là 17,5%.
Cuối cùng điều này đã đưa đến lợi nhuận sau thuế năm 2005 đạt 35.381 tỷ tăng 49,13% tương đương tăng 11.657 tỷ so với năm 2004 đạt 23.724 tỷ.
- Tốc độ gia tăng doanh thu nhỏ hơn tóc độ gia tăng lợi nhuận sau thuế ( 29% và 49,13% ) nên doanh lợi tiêu thụ năm 2005 tăng 15,66% đạt 9,97% ( năm 2004 là 8,62% ).
- Như đã được phân tích khá sâu ỏ phần trước , năm 2005 tài sản tăng 103,52%, VCSH tăng 112%, vón cổ phần thường tăng 40%, những tỷ lệ thay đổi như vậy trong bối cảnh lợi nhuận sau thuế tăng 49,13% đã đưa đến doanh lợi tài sản đạt 12,81% ( giảm 26,71% so với 17,48% của năm 2004 ).
Doanh lợi VCSH đạt 21,71% ( giảm 29,62% so với 30,85% của năm 2004 ) và doanh lợi cổ phần thường đạt 50,54% ( tăng 6,51% so với 47,45% của năm 2004 ).
- Như vậy về hiệu quả kinh doanh cuói cùng thì NKD đã có được bước tăng trưởng khá tốt trong năm 2005 , thể hiện qua việc hầu hết các hệ số doanh lợi đều đạt khá so với năm 2004 , nhưng chúng ta cũng cần phải chú ý các hệ số phản ảnh hiệu quả của cấu trúc vốn đề có sự giảm sút là vì dotác động của việc thay đổi vốn cổ phần thường.
Nhưng về hiệu quả hoạt động SXKD chính thì công ty đạt được sự phát triển khả quan về doanh thu cũng như lợi nhuận ( doanh thu tăng 29% và lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD tăng 57,07%, hay nói cách khác hiệu quả khuếch đại lợi nhuận của doanh thu là tốt.
Kiểm soát được chi phí SXKD luôn là một trog những nhiệm vụ trọng tâm của một doanh nghiệp sản xuất , vì cho dù doanh thu có tăng mạnh nhưng chi phí SXKD lại tăng với tốc độ lớn hơn thì không những có thể làm giảm hiệu quả kinh doanh mà còn có thể gây ra hiệu ứng pha loãng tiềm năng phát triển của công ty.
- Nhìn chung công ty vẫn duy trì được sự phát triển đáng khích lệ về doanh thu và lợi nhuận .
V). Hệ số cổ phần thường:
1). Thu nhập mỗi cổ phần thường ( EPS )
+ năm 2003: 14.334 / 2,8440 = 5.040 VND
+ năm 2004: 23.724 / 5,000 = 4.745 VND
+ năm 2005: 35.381 / 7,000 = 5.054 VND
2 ). Thư giá mỗi cổ phần thường:
+ năm 2003: 42.893 / 2,8440 = 15.082 VND
+ năm 2004: 23.724 / 5,000 = 15.379 VND
+ năm 2005: 35.381 / 7,000 = 23.280 VND
3). Tỷ lệ cổ tức trên mệnh giá mỗi cổ phần :
+ năm 2004: 1.800 VND
+ năm 2005: 1.800 VND
- Hệ số doanh lợi cổ phần thường chính là số tương đối của hệ số thu nhầp mỗi cổ phần . Doanh lợi vốn cổ phần thường năm 2005 tăng 6,51% so với năm 2004 chính là kết quả của việc lợi nhuận sau thuế tăng 49,13%, và vốn cổ phần thường tăng 40% tương đương tăng 20 tỷ do năm 2005 NKD thực hiện việc phát hành thêm 2 triệu CP để tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ.
- Doanh lợi vốn cổ phần thường tăng 6,51% ứng với thu nhập mỗi cổ phần cũng tăng 6,51% tương đương tăng 309 đồng / CP từ 4.745 lên 5.054.
- Tiếp đén tốc độ gia tăng vốn cổ phần thường đạt 40% kén hơn so với tốc dộ gia tăng 112% VCSH trang năm 2005 đã làm thư giá mõi CP thường tăng 51,37% từ 15.379 lên 23.280 đồng/ CP.
VI). Hệ số đo lường nội tại :
1). Độ nghiêng đòn cân định phí:
+ năm 2003: 14.334 + 29.319 / 14.334 = 3,04
+ năm 2004: 23.724 + 40.173 / 23.724 = 2,69
+ năm 2005: 35.381 + 48.086 / 35.381 = 2,36
2). Độ nghiêng đòn cân tài chính:
+ năm 2003: 14.334 / 14.334 = 1
+ năm 2004: 23.724 / 23.724 = 1
+ năm 2005: 35.381 / 35.381 = 1
3). Độ nghiêng đòn cân tổng hợp :
+ năm 2003: 3,04 / 1 = 3,04
+ năm 2004: 2,69 / 1 = 2,69
+ năm 2005; 2,36 / 1 = 2,36.
- hệ số đo lường rủi ro nội tại của công ty qua 2 năm nghiên cứu làtương đối cao và đã có sự giảm sút ( hệ số đòn cân tổng hợp năm 2004 là 2,69 xuống còn 2,36 trong năm 2005 ). Các hệ số độ nghiêng đòn cân không những phản ánh rủi ro trong hoạt động của một công ty, qua đó cho chúng ta thấy mức độ biến động có thể xảy ra cho kết quả lợi nhuận cuối cùng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của công ty đó , mà còn có thể giúp chúng ta đánh giá được năng lực quản trị của đội ngũ lãnh đạo công ty. Vì chính sách sử dụng các hệ số độ nghiêng đòn cân nhằm khuếch đại hiệu quả kinh doanh , khả năng dự đoán, hoạch định nhu cầu của thị trường .
Đối với NKD doanh thu tăng khá 29% trong năm 2005 và các hệ số độ nghiêng đồn cân vẫn được giứ khá cao qua 2 năm 204 và 2005 đã phần nào làm tăng khuếch đại hiệu quả kinh doanh của doanh thu. Hay nói cách khác , hiệu qủa kinh doanh của NKD trong năm 2005 kha cao do độ nghiêng đòn cân định phí và đọ nghieng đòn cân nợ được mở rộng ( nhưng tất yếu điều này sẽ đưa đén mức độ rủi ro trong hoạt động cũng cao hơn ).
Với hệ số đo lường rủi ro khá cao qua 2 năm nghiên cứu thì ró ràng lợi nhuận trước thuế và doanh lợi tài sản của công ty cũng đã nhạy cảm cùng với sự thay đổi trong doanh thu .
Xin quýa độc giả lưu ý rằng, đây chỉ là ý kiến phân tích manh tính chủ quan của tôi ựa tren những kết quả về dóanh thu, định phí, nợ của NKD trong năm 2005 và 2004 , cũng như giả định về việc công ty có khả năng dự đoán hoạch định về doanh thu vpới độ chính xác tương đối cao ( vì thật khó cho một công ty trong việc sử dụng tốt các hệ số mang tính khuếch dai hiệu quả kinh doanh nếu như công ty đó không dự đoán hay không thể dự đoán được khả năng tăng trưởng của doanh thu ở những năm sau ).
- Như vây doanh thu thuần tăng 29% là điều khá tích cức cho hoạt động của công ty , chứng tỏ thị phần của công ty vẫn được duy trì ổn định , qua đó ta thấy tỷ lệ lái gộp tăng 3,08% từ 25,32% lên 26,10% do cong ty chủ động kiểm soát tổng chi phí SXKD và cũng đã cho thấy những thách thức trong thuận lợi và jhó khăn rất lớn dôid với NKD sẽ gặp phải cả ở nội tại lẫn môi trường kionh doanh của công ty .
- Tóm lại trong năm 2005, hoạt động tài chính đóng vai trò rất lớn đến kết quả tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh, qua đó giúp công ty nang cao được tiềm lực tài chính nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển của mình trong những năm tới.
Chính kết qỉa của hoạt động phát hành thêm 2 triệu CP ra công chúng đã góp phần rrát lớn đẻ nâng cao khả năng tích lũy tư bản của công ty và tiếp đến là đảm bảo được một nguồn vốn tự có đẻ tài trợ cho dự án mở rộng SXKD.
Đối với hoạt động SXKD chính, công ty tiếp tục có được bước phát triển khá khả quan về doanh thu và lợi nhuận cuói cùng ( thông qua tốc dộ tăng trưởng lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD chính tăng rất mạnh so với doanh thu ), cơ cấu vốn - tài sản có nhiều biến động theo hướng tích cực.
VII). TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP :
1). Các hệ số khả năng thanh toán
- Khả năng thanh toán hiện thời
+ năm 2003: D 4 Điểm
+ năm2004: C 6 Điểm
+ năm2005: A 10 Điểm
- Khả năng thanh toán nhanh:
+ năm 2003: D 2 Điểm
+ năm2004: D 2 Điểm
+ năm 2005: A 5 Điểm
2). Các chỉ tiêu cân nợ:
- tỷ số nợ;
+ năm 2003: D 6 Điểm
+năm2004: A 15 Điểm
+ năm2005: A 15 Điểm
- Tỷ số nợ / VCSH:
+năm2003: A 15 Điểm
+năm2004: A 15 Điểm
+ năm2005: A 15 Điểm
3). Các chỉ tiêu hoạt động:
- Vòng quay tài sản:
+năm2003: D 6 Điểm
+năm2004: D 6 Điểm
+năm2005: E 3 Điểm
- Vòng quay tồn kho:
+năm2003; A 15 Điểm
+năm2004: A 15 Điểm
+năm2005: A 15 Điểm
- Lợi nhuận trước thuế/ doanh thu:
+năm2003: A 25 Điểm
+năm2004 : A 25 Điểm
+năm2005: A 25 Điểm
- Lơị nhuận trước thuế / tài sản;
+năm 2003: A 25 Điểm
+năm2004: A 25 Điểm
+năm2005: A 25 Điểm
- Lợi nhuận trước thuế / VCSH:
+năm2003: A 25 Điểm
+năm2004: A 25 Điểm
+năm2005: A 25 Điểm

- TỔNG CỘNG KẾT QUẢ TÍNH TOÁN:
+năm 2003 : A 138 Điểm
+năm2004: A 149 Điểm
+năm2005: A 141 Điểm
A : Nằm trong loại này là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có tiềm năng phát triển và độ rủi ro thất.
- Dự báo tốc đọ tăng trưởng trung bình của NKD trong năm 2006 là 20%, P/E trung bình = 12, EPS trung bình là 6.000 .Vậy 12 x 6 = 72.000.