Cac bac cho y kien xem co nen dau tu vao thang nay khong de em theo voi:





-
CTy CP Alphanam có gần 10 công ty thành viên, chuyên sản xuất kinh doanh các
thiết bị điện, nhựa composite, thang máy, máy móc, cơ khí... Ngoài ra, Alphanam
vừa đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh xây dựng và lắp đặt các công trình hạ
tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp, đô thị, xây dựng các
công trình dân dụng và công nghiệp, đầu tư xây dựng và kinh doanh phát triển
nhà, giải phóng mặt bằng, tổ chức san nền các khu vực dân dụng, công nghiệp,
xúc tiến thương mại và quảng cáo...



Hiện
nay, vốn điều lệ của công ty là 250 tỷ đồng và trong tháng 2 sẽ tăng lên thành
300 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu.



Ông
Nguyễn Tuấn Hải, Giám đốc Cty CP Alphanam cho biết, dự kiến việc lên sàn sẽ
giúp Cty tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng vào năm 2010.

- Mới đây, Cty CP Alphanam cơ điện (thành viên của Alphanam Group) và Tổng Cty
Vinaconex ký kết hợp đồng gói E2 cung ứng và lắp đặt thiết bị điện cho dự án hệ
thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hoà Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Đông
và Hà Nội trị giá 50 tỷ đồng. Đây là những công đoạn cuối cùng của dự án. Sự
hợp nhất của Alphanam vào đầu năm 2007 để tham gia thị trường chứng khoán vừa
tăng sức mạnh cho Cty, vừa tăng sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là
các nhà đầu tư nước ngoài. Đến nay Alphanam đã tham gia các lĩnh vực đầu tư
kinh doanh bất động sản, khách sạn, văn phòng cho thuê và nay đã tham gia thành
lập Cty chứng khoán, Cty tài chính.





- Đối với Alphanam trong thời gian tới Cty đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực tài
chính. Cty cũng sẽ tập trung vào một số dự án bất động sản, đây là những dự án
mang lại lợi nhuận lâu dài. Theo dự kiến đầu tư tài chính sẽ chiếm khoảng 40%,
đầu tư vào bất động sản khoảng 30% tỷ trọng vốn của Cty, còn lại là đầu tư cho
sản xuất và các lĩnh vực khác. Hiện nay cổ phiếu của Alphanam được nhiều nhà
đầu tư nước ngoài quan tâm nhưng chúng tôi sẽ lựa chọn để bán khoảng 10% cổ
phiếu cho một đối tác có uy tín trong quý I này. Chúng tôi đã tính đến phương
án niêm yết cổ phiếu của Alphanam trên thị trường chứng khoán Singapore và Mỹ nên
rất thận trọng khi chọn đối tác. Đối tác phải là những người có thể hỗ trợ
chúng tôi về nghệ thuật quản lý, mở rộng thị trường, có hướng hoạt động sản
xuất kinh doanh mới mang lại hiệu qua cao và tạo sự phát triển bền vững cho
Cty. Nhưng trước khi niêm yết tại các thị trường chứng khoán nước ngoài chúng
tôi phải cố gắng chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đưa cổ phiếu Alphanam lên
sàn giao dịch chứng khoán trong quý II/2007.



Ông
Nguyễn Tuấn Hải, Giám đốc công ty Alphanam cho hay thưởng cổ phần là cách khen
thưởng và ghi nhận đóng góp của cán bộ nhân viên rất tốt, gắn chặt quyền lợi
của nhân viên và công ty. Hình thức này giúp doanh nghiệp giảm tối đa tình
trạng phải thay nhân viên giỏi và cán bộ lãnh đạo thường xuyên. "Khi quyền
lợi và thu nhập của mỗi cá nhân gắn liền với thành công của doanh nghiệp, mọi
người đều rất cố gắng. Ở VN cuộc chạy đua tìm kiếm nhân tài ngày càng gay gắt,
tôi tin thưởng cổ phần sẽ rất hữu ích cho doanh nghiệp trong nước trong cuộc
cạnh tranh với các công ty nước ngoài", ông Hải nói.



Theo
văn bản 2249 của Văn phòng HĐND – UBND thành phố Đà Nẵng, lãnh đạo thành phố đã
thống nhất bố trí địa điểm cho 2 DN có trụ sở tại Hà Nội là Công ty XNK tổng
hợp Geleximco và Công ty cổ phần Alphanam đầu tư xây dựng 3 khu du lịch - dịch vụ
- khách sạn cao cấp trên địa bàn.



Theo
đó, Công ty Geleximco được bố trí đất tại khu vực giáp đường du lịch ven biển
Sơn Trà - Điện Ngọc ở đoạn thuộc Khu dân cư An Cư 4 (phường Phước Mỹ, quận Sơn
Trà) có diện tích 2,4ha. Công ty Alphanam có 2 dự án được bố trí đất tại khu
vực đầu cầu sông Hàn (nằm giữa các trục đường Ngô Quyền - Nguyễn Công Trứ -
Trần Hưng Đạo - đường lên cầu sông Hàn) và khu vực nút giao thông đường du lịch
Phạm Văn Đồng và đường 45m (thuộc khu đô thị mới từ cầu sông Hàn ra biển). Cả
hai DN này đều là thành viên CLB DN trẻ Sao Đỏ.



Vừa
qua, tỉnh Tuyên Quang khởi công xây dựng Nhà máy bột giấy và giấy An Hòa tại xã
Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương. Phó Thủ tướng Vũ Khoan dự lễ khởi công.



Nhà
máy bột giấy và giấy An Hòa có công suất 130.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư 3.197
tỷ đồng do Công ty cổ phần giấy An Hòa làm chủ đầu tư với ba cổ đông là: Công
ty XNK tổng hợp Hà Nội; Công ty Cổ phần nguyên liệu giấy Tuyên Quang và Công ty
Cổ phần ALPHANAM công nghiệp. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 222 ha, dự
kiến hoàn thành việc xây lắp và chạy thử không tải quý II-2009. Nhà máy được
quy hoạch, thiết kế theo công nghệ hiện đại, tự động hóa cao và sử dụng hệ
thống DCS, QCS để điều hành toàn bộ quá trình sản xuất bảo đảm giải quyết dứt
điểm vấn đề môi trường và chất thải.

- Theo TTXVN, Hà Nội hiện có gần 25.000 doanh nghiệp được thành lập theo Luật
Doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 39.000 tỷ đồng. Không chỉ tăng về số lượng,
hàng năm khu vực doanh nghiệp tư nhân đóng góp trên 20% GDP của thành phố.



Mặc dù
bị cạnh tranh gay gắt trên thương trường, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp tư
nhân trên địa bàn Hà Nội đều có sự tìm tòi để tìm ra hướng đi đúng, phù hợp với
khả năng của mình và khai thác tốt hơn tiềm năng, vị thế của thủ đô.



Các
doanh nghiệp như Thế Trung, Sơn Kova, Nguyễn Hoàng, Diana, Sơn Hà, Ladoda đã
không ngừng đầu tư, đổi mới thiết bị, đa dạng hóa sản phẩm và tạo được thương
hiệu riêng trên thị trường.



Nhiều
doanh nghiệp đã mạnh dạn chọn những lĩnh vực sản xuất đòi hỏi có sự đầu tư lớn,
có hàm lượng chất xám cao như công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm, lắp ráp
máy tính để đầu tư - điển hình là Hòa Phát, Ngọc Khánh, Alphanam.



Nhờ
tích cực đổi mới công nghệ, tìm kiếm thị trường, nhiều doanh nghiệp đã có
chuyển biến mạnh về hiệu quả kinh doanh với doanh số bình quân đạt từ 100-500
tỷ đồng/năm, cá biệt có doanh nghiệp đạt 2.000 tỷ đồng/năm./.



-



Ban
Quản lý dự án hệ thống cấp nước sử dụng nguồn Sông Đà cho biết dự án đang trong
giai đoạn hoàn thiện, hệ thống công nghệ, thiết bị điện bắt đầu được lắp đặt.
Dự kiến, đầu năm 2007 nhà máy sẽ phát nước sạch. Trong thời gian đầu nước sạnh
sẽ cung cấp cho chuỗi các đô thị, khu công nghiệp dọc theo đường cao tốc Láng -
Hòa Lạc, Sơn Tây, Miếu Môn, Hà Đông và thủ đô Hà Nội. Dự có có tổng mức đầu tư
2.545 tỷ đồng, chia thành 2 giai đoạn. Tổng công suất thiết kế của nhà máy
khoảng 600.000 m3 mỗi ngày đêm, theo kế hoạch tới năm 2020 dự án có thể nâng
công suất lên 1,2 triệu m3.



Mới
đây, một trong những gói thầu cuối cùng cung cấp lắp đặt các thiết bị điện hạ
thế, trung thế, đo lường tự động hóa, cáp điện và các dịch vụ kèm theo đã được
thực hiện theo hình thức đấu thầu quốc tế. Alphanam là đơn vị trúng thầu.



Hiện
chuỗi đô thị phía tây nam Hà Nội như Trung Hòa - Nhân Chính, Trung Văn, Mỹ Đình
đang phải dùng nước giếng khoan do chính các chủ đầu tư khu đô thị khoan và đầu
tư trạm lọc. Nhiều khu vực người dân phản ánh phải đóng tiền nước sạch theo
khung giá của thành phố nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy nước không đủ tiêu
chuẩn.



Theo
VnExpress