* MỘT BÀI BÁO VIẾT THẾ NÀY. CÁC BÁC THỬ XEM LIỆU CÓ LÀ ẢO VỌNG? [/I][/B]


Trong một dịp sơ kết của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), phát biểu của ông Hà Huy Toàn - Giám đốc Công ty Chứng khoán Agribank (ảnh trên) về đề án: Đưa chứng khoán về nông thôn với những luận chứng hùng biện và đầy sức thuyết phục đã được cả hội trường vỗ tay tán thưởng. Dù vậy, trong tôi, với bản tính của một người làm báo vẫn không khỏi nảy chút hoài nghi về tính khả thi của nó. Gặp Giám đốc Toàn, tôi đã không ngần ngại mà hỏi: liệu ông xây dựng ý tưởng này là để phục vụ chính trị hay kinh doanh đấy? Ông đã cười rất tự tin mà rằng: chắc chị biết, với một doanh nghiệp, điều sống còn đầu tiên phải là gì!?[/I][/B]


Ý tưởng bắt đầu từ một mảng trống[/B]


Và như chạm phải "máu nghề nghiệp", ông Toàn đã thẳng thắn chỉ ra những bất cập, khó khăn cũng như tương lai về một thị trường đầy tiềm năng hứa hẹn này. Ông nói: Về đại thể, chủ trương mở thị trường chứng khoán (TTCK) của Nhà nước đã thành công: các phiên giao dịch luôn vận hành suôn sẻ, công chúng ngày càng quan tâm đến chứng khoán, xã hội thừa nhận sự hiện diện của chứng khoán, các chuyên gia trong và ngoài nước đều hoan nghênh công nhận một bước tiến của Đổi mới. Tuy nhiên, TTCK sau 6 năm (bắt đầu từ 28/7/2000) hoạt động mà mới có gần 50 món hàng là quá ít ỏi, chưa nói là yếu kém. Hàng hoá nghèo nàn về chủng loại, khách hàng tham gia vừa ít về số lượng vừa yếu về chất lượng. Trong khi đó, nước ta là một nước nông nghiệp, số lượng nông dân lớn nhưng hầu như chưa tham gia vào TTCK. Trong số 40.000 nghìn doanh nghiệp nói chung, 5.280 doanh nghiệp Nhà nước nói riêng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông thôn, nông nghiệp chiếm đại đa số nhưng hầu hết các doanh nghiệp này chưa được niêm yết và nông dân vẫn đang là những "vùng trắng" đứng ngoài cuộc chơi chứng khoán này.


Không chỉ trong giới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ở nông thôn hiện nay, nhất là những vùng sản xuất nông sản hàng hoá, có nhiều người giàu, họ chỉ biết một cách sinh lời đơn giản là gửi tiền tiết kiệm. Đó là một thiệt thòi vì với số tiền đó nếu được đưa vào TTCK, những người am hiểu có thể thu được lợi tức cao hơn. Đặc biệt là hiện nay, trong dân chúng có nhiều loại giấy tờ có giá như: trái phiếu, công trái... khi cần nông dân muốn chuyển thành tiền mặt để sử dụng lại rất khó khăn. Chưa kể, có hiện tượng đầu cơ các loại giấy tờ có giá này và người nông dân chính là đối tượng bị thiệt thòi. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp ở nông thôn hiện nay cần cổ phần hoá, nhưng lại không làm được vì nhiều lý do khác nhau.


Cơ hội và thách thức[/B]


Với tất cả những bất cập ấy, nếu đưa được chứng khoán về nông thôn, cả về mặt vĩ mô và vi mô đều sẽ có lợi. Theo ông Toàn cho biết: Trước hết, không thể đòi hỏi cái lợi ngay trước mắt, nhưng nếu kiên trì theo đuổi đề án này thì tôi tin, chỉ không đầy 10 năm nữa thôi, nó sẽ trở thành một thị trường cạnh tranh "đáng gườm". Đưa chứng khoán về nông thôn không chỉ góp phần huy động vốn trong khu vực nông thôn, nông nghiệp, nơi tập trung lượng dân cư đông đúc mà còn góp phần thúc đẩy phát triển TTCK qua việc mở rộng nguồn hàng và khách hàng (2 yếu tố quyết định sự phát triển của TTCK) ở nông thôn. Và cao hơn, nó sẽ khơi mở được một mảng thị trường rộng lớn mà Agribank với lợi thế mạng lưới rộng khắp và có trình độ trong việc đánh giá "sức khoẻ" doanh nghiệp sẽ là cơ sở tốt cho TTCK hoạt động. Đồng thời, nó mở ra một hướng đi cho việc thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm của Agribank, làm sao để mỗi phòng giao dịch trở thành một "siêu thị tài chính", mỗi chi nhánh là một cửa hàng bách hoá, chứ không chỉ dừng ở mặt hàng tín dụng.


Để biến đề án thành hiện thực, đưa chứng khoán đến với bà con nông dân thực ra không thể một sớm một chiều. Khi mà công cuộc cổ phần hoá tiến triển còn rất chậm, nhất là ở khu vực nông thôn; nông dân lại không có điều kiện tiếp cận với TTCK do thiếu hiểu biết và xa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là nơi hoạt động của TTCK.


Giải pháp nào cho ý tưởng thành hiện thực?[/B]


Các chuyên gia về TTCK cho biết: Muốn đưa chứng khoán về nông thôn phải giải quyết đồng bộ các vấn đề: khơi thêm nguồn hàng thông qua việc tăng cường cổ phần hoá, tạo thêm nhiều công ty cổ phần, nhiều loại cổ phiếu ở nông thôn, thúc đẩy nhu cầu mua bán chứng khoán trong nông dân; tạo điều kiện cho nông dân nắm giữ cổ phiếu, cổ phần và tạo điều kiện cho họ tiếp cận với giao dịch chứng khoán. Ông Hà Huy Toàn đã đưa ra 4 giải pháp dựa trên cơ sở điều kiện pháp lý, cơ sở hạ tầng và mạng lưới, đội ngũ của Agribank, đó là: Thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá (hiện công ty đã soạn thảo đề án "Thành lập quĩ hỗ trợ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước vừa và nhỏ ở nông thôn"); Xây dựng mạng lưới chi nhánh và đại lý nhận lệnh; Cho người lao động vay mua chứng khoán; Quảng bá kiến thức về chứng khoán và TTCK cho nông dân.


Nhận thấy việc đưa chứng khoán về nông thôn là cần thiết và khả thi, Công ty Chứng khoán Agribank đã xây dựng đề án "Xây dựng đại lý nhận lệnh" thông qua hệ thống mạng lưới các chi nhánh. Đến nay, Công ty đã triển khai thí điểm tại gần 50 chi nhánh và đưa các chi nhánh này thành những đại lý nhận lệnh. Dự kiến, đến năm 2007, sẽ xây dựng được khoảng 200 đại lý nhận lệnh trên khắp cả nước. Vừa qua, làm thử ở Đà Nẵng, Thanh Hoá, Nghệ An... sau khi mở cửa đã có rất nhiều cổ phiếu được bán với trị giá hàng trăm triệu đồng.


Đánh giá tính khả thi của việc đưa chứng khoán về nông thôn, ông Lê Văn Sở, Tổng giám đốc Agribank cho biết: vì mới làm thí điểm, kết quả ban đầu cho thấy như vậy là thành công. Mục tiêu mang lại lợi ích cho người nông dân và tạo ra một thị trường tài chính - tiền tệ đa dạng ở nông thôn trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá là hướng đi lâu dài mà Agribank đang hướng tới


SIM SIM