I. Khái quát chung


Dự án nhà máy xi măng Hạ Long do Tổng Công ty Sông Đà làm chủ đầu tư theo Quyếtđịnhsố 624/QĐ-TTg ngày 05/08/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 16/07/2003 Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 948/CP-CN chuyển đổi chủ đầu tư Dự án xi măng Hạ Long từ Tổng Công ty Sông Đà sang Công ty CP xi măng Hạ Long.


Hai cơ sở:

Trụ sở chính đặt tại xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
Trạm nghiền phía Nam tại KCN Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Tp.HCM[/list]

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:

Sản xuất và kinh doanh xi măng
Khai thác nguyên, nhiên vật liệu và các phụ gia phục vụ cho sản xuất xi măng
Xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, thành phẩm xi măng và các vật tư máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất xi măng[/list]

Vốn điều lệ: 600 tỷ đồng gồm 4 cổ đông sáng lập:
  1. Tổng Công ty Sông Đà: tỷ lệ góp vốn 53,17% tương đương 319,02 tỷ đồng
    Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: tỷ lệ góp vốn 30% tương đương 180 tỷ đồng
    Công ty Tài chính Dầu khí: tỷ lệ góp vốn 10% tương đương 60 tỷ đồng
    Công ty CP Đầu tưPhát triển Đô thị và KCN Sông Đà: tỷ lệ góp vốn 6,83% tương đương 40,98 tỷ


Tổng mức đầu tư là 5.218,69 tỷ đồng


Công suất thiết kế: 5.500 tấn clinker/ngày tương đương 2,07 triệu tấn xi măng PC40/năm. Trong đó:

Nhà máy chính sản xuất 0,85 triệu tấn xi măng/năm với mức đầu tư 4.157,19 tỷ đồng. Dự kiến Qú I/2008 đi vào sản xuất.
Trạm nghiền phía Nam nhận clinker từ Nhà máy chính để sản xuất 1,22 triệu tấn/năm với mức đầu tư 1.061,5 tỷ đồng. Dự kiến Quý IV/2007 đi vào hoạt động.
Công suất năm thứ nhất là 70%, năm thứ 2 là 90% và từ năm thứ 3 trở điđạt 100%.[/list]

Cơ cấu nguồn vốn:

Vốn góp của cổ đông: 600 tỷ
Vay Quỹ hỗ trợ phát triển: 1.026 tỷ
Vay các NHTM trong nước: 945 tỷ
Vay NH nước ngoài: 2.598 tỷ[/list]

II. Định hướng phát triển của Công ty


1.Thực trạng ngành xi măng Việt Nam



Theo Quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam tính đến 2010 và định hướng đến 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg thì nhu cầu xi măng năm 2007 là 35 triệu tấn và năm 2010 lf 47 triệu tấn. Như vậy từ nay đến năm 2010 cần đầu tư thêm 12 triệu tấn. Do đó đầu tư phát triển xi măng để đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế quốc dân là một nhiệm vụ hết sức lớn lao.


2.Định hướng phát triển

Năng lực sản xuất và dự kiến sản lượng các nhà máy xi măng đến 2015:[/list]

Tên nhà máy2008 2009 2010 201120122013 20142015


Hoàng Thạch2.600 2.6002.6002.6002.6002.6002.6002.600


Bỉm Sơn1.500 1.5001.5001.5001.5001.5001.5001.500


Bút Sơn1.600 1.6001.6001.6001.6001.6001.6001.600


Chinfon-HP1.700 1.7001.7001.7001.7001.7001.7001.700


Hạ Long8001.5001.8002.0002.0002.0002.0002.000


Như vậy năng lực sản xuất của xi măng Hạ Long trong những năm tới cũng không thua kém một số nhà máy xi măng đã có chỗ đứng trên thị trường.

Thị trường:[/list]


Dự kiến trong những năm đầu sản lượng xi măng của Công ty chủ yếu phục ụ cho các công trình thủy điện của EVN, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, TCT Sông Đà


- Miền Bắc tập trung vào hai khu vực chính là Hà Nội và Quảng Ninh: Mức tiêu thụ dự kiến từ 25-30% sản lượng tương đương 0,43 triệu tấn/năm


- Miền Trung: Dự kiến mức tiêu thụ khoảng 15-20% tương đương 0,35 triệu tấn/năm


- Miền Nam: Dự kiến mức tiêu thụ khoảng 50-55% tương đương 1,22 triệu tấn/năm

Chất lượng[/list]


Công ty xi măng Hạ Long dử dụng Công nghệ kỹ thuật và thiết vị mới nhất nhập từ nhà thầu F.L.Smidth - Đan Mạch là hãng có uy tín cao trong thị trừing sản xuất xi măng thế giới.


Sản phẩm chủ yếu là xi măng chất lượng cao PC40

Suất đầu tư:[/list]


Theo báo cáo điều chỉnh tổng mức đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh lại tại văn bản 425/TTg-CN ngày 13/04/2005, dự án có công suất đầu tư khoảng 144USD/tấn, so với các dự án xi măng lò quay từ trước tới nay có quy mô trên 1 triệu tấn thì dự án có suất đầu tư ở mức trung bình, thậm chí là thấp hơn ở một số dự án khác như xi măng hoàng mai 165USD/tấn, xi măng Tam Điệp 167USD/tấn...

Khả năng tiêu thụ:[/list]
Là sản phẩm hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tổng Công ty Sông Đà, do vậy sản phẩm xi măng Hạ Long sẽ được tiêu thụ chủ yếu cho các công trình xây dựng của ngành Dầu khí và Tổng Công ty Sông Đà.


Xi măng Hạ Long có mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trên khắp cả nước.


Công ty CP Xi măng Hạ Long được hình thành và phát triển trong điều kiện đất nước đang đảy mạnh CNH-HĐH, nhu cầu xây dựng còn nhiều, do đó với những lợi thế có được, khi đi vào vận hành Công ty sẽ trở thành mọtt trong những đơn vị lớn mạnh của ngành công nghiệpxi măng Việt Nam./.