[quote user="trader1"]

[quote user="huytq"]

[quote user="trader1"]

[quote user="huytq"]

[quote user="chiencong"]

Hi,

Rủi ro cao trong chứng khoán được hiểu là có độ giao động cao (kể cả tăng hay giảm).

Vậy thì cứ nhìn những thằng nào lên voi xuống *** nhiều thì là có rủi ro cao.

Để dễ nhận biết thì cứ nhìn luôn cái bolliger band trong MS. Thằng nào có BB rộng thì rủi ro cao. Các bác dùng explorer trong MS search cho nhanh.

Em thấy SDx và PVx lên voi rồi xuống *** nhiều => 2 ngành đó rủi ro cao!!!

Mời các bác bổ xung!!!

[/quote]

Lợi nhuận càng cao thì Rủi ro càng cao

[/quote]

Em đọc sách thấy nói là cổ phiếu ngân hàng tài chính có độ rủi ro cao .muốn hỏi các bác . nhưng khi đọc trả lời của các bác em lại thấy cách tư duy khác.

VD: FPT lúc lên sàn giá cao do lúc đó TT đang up. sau đó thị trường đánh giá lại và bây giờ giao động +- 2xx là hợp lý thì không thể nói là FPT có rủi ro cao fair ko ạ

Con quan điểm lợi nhuận càn cao thì rủi ro càng cao thì là một câu của miệng của dân chơi chứng rồi .Vấn đề là hiểu nó như thê nào cơ ,mong bác nói rõ cho NB chúng em hiểu

Xin chân thành cảm ơn!

[/quote]

Em công nhận với bác là ngành Tài chính ngân hàng có rủi ro cao, nếu xem xét ngành Tài chính Ngân hàng tại Việt Nam thì ngoài rủi ro chung của ngành Tài chính Ngân hàng thì một rủi ro đáng kể là từ phía chính sách của NN. Còn em lấy ví dụ FPT có rủi ro cao vì một số lý do sau:

- Ngành nghề chính của FPT chỉ là phân phối lại các sản phẩm CNTT của các hãng như HP; IBM; Microsoft, v...v. Nokia, Samsung v...v... Doanh thu lợi nhuận của FPT đến từ mảng này, còn mảng Tích hợp hệ thống giá trị gia tăng không nhiều, lợi nhuận tối đa chỉ khoảng 15% - 20% chưa tính đến khoản Lobby, hehe

- Phần mềm thì cũng ok đấy nhưng mảng Thị trường Nhật thì chưa khai thác triệt để được vì nhân sự còn yếu, ngoài ra còn phải cạnh tranh với Ấn Độ.

- FPT Elead mở ra để có, chứ không phải về lợi nhuận.

- Còn bác bảo là không rủi ro khi giá của FPT sau khi chốt quyền là 390k giảm xuống 22x hiện tại trong vòng bao nhiêu lâu? Tại sao khi thành lập các Cty con của FPT như FPT Bank, FPT Land, FPT Fund các CĐ hiện hữu không được góp vốn vào đó bình đẳng như các Sếp của FPT?

Đó chỉ là tóm lược một số ý để nói FPT rủi ro, bác có thể tìm đọc bài viết về Công ty Livedoor của Nhật hồi tháng 04/2007 để biết được tương lai của 01 Công ty mang danh CNTT rồi phát triển sang mảng Tài chính, Ngân hàng ..v.v.. đa dạng hóa và mở rộng lĩnh vực đầu tư, mà bỏ đi cái gốc của mình thì sẽ nhận hậu quả thế nào. Nếu bác muốn tìm hiểu nhiều hơn về FPT thì bác có thể tham khảo tại Topic FPT, mọi người sẽ cho bạn thấy FPT là như thế nào.

Còn tôi nói rủi ro chính là vì đa phần các Cty niêm yết ở TTCK Việt Nam huy động vốn không để phát triển lĩnh vực hoạt động chính của mình, mà lại đi Đầu tư tài chính, với năng lực quản lý Tài chính còn hạn hẹn, thì đây tiềm ẩn rủi ro rất lớn, trong tương lai gần làn sóng phá sản và sáp nhập Cty chắc chán sẽ lan rộng đấy. Em chỉ có mấy lời chia sẻ với bác, nếu bác hứng thú thì anh em có thể trao đổi thêm.



[/quote]

Cảm ơn bác huytq !

Về FPT thì tôi cũng tìm hiểu và thấy nói phát triển ngân hàng là ở mức cao hơn phục vụ cho nhóm khách hàng sẽ xuất hiện ở VN trong những năm tới ( đi tắt mà ...) nhóm này giao dịch chủ yếu qua mạng ''hoặc ĐT 3G'' vừa du lịch vừa làm việc...? Còn phần trên bác nói cũng đúng CNTT mà kinh doanh chiêm tỉ trọng 70%- 80% thì khó thật . nhưng nhìn lại thấy FPT ko còn cách nào khác. Đứa con sinh ra theo ý muốn bằng PP nhân tạo mà ? "Dù sao bây giờ cháu nó cũng được việc lắm bác ạ" vui cửa, vui nhà nữa, có người có tiếng...?


Cái mà bạn Frient07 hỏi là ngành nào nhiều rủi ro .Vậy nếu có một doanh nghiệp CNTT khác FPT xuất hiện thì CNTT ko fair ngành có nhiều rủi ro. Ý tôi chỉ muốn nói là thủy sản có thể rủi ro hơn CNTT mà thôi.Nếu hiểu đúng tỉ lệ của FPT, CNTT chỉ chiếm 20%-30% thì giai đoạn này rất có thể FPT có nhiều rủi ro hơn Thủy sản chẳng hạn.

Vài điều cùng bác

Trân trọng

[/quote]

Ok, lúc trước em đã không hiểu rõ ý của bác Frient07 hỏi, nếu nói ngành nào rủi ro nhất kể ra cũng rất khó, vì các Cty nói chung và Cty CP nói riêng chịu rất nhiều rủi ro khác nhau, có thể là rủi ro hệ thống và có thể là rủi ro phi hệ thống, nói đơn giản là rủi ro trong Công ty và công ty có thể kiểm soát được như, tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, ngoài ra có những rủi ro mà Công ty không thể kiểm soát như rủi ro về Chính trị, kinh tế, XH.Để nhận diện rõ dàng hơn rủi ro thì em thường dùng phương pháp Phân tích SWOT (Phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, cũng như thách thức của doanh nghiệp) trong một giai đoạn thời gian nhất định,

Theo em thì trong từng thời kỳ, thì mức độ rủi ro của các ngành nghề lại khác nhau, em có thể lấy một số ví dụ như:

1/ Ngành Thủy sản:

Bác có thể dễ dang nhận thấy

- Điểm mạnh: Lợi thế nhân công rẻ, vị trí địa lý thuận lợi cho việc nuôi trông Thủy hải sản,

- Điểm yếu: Chất lượng sản phẩn còn thấp, phương pháp nuôi trồng thủ công, giống con vật nuôi không ổn định, v.v...

- Cơ hội: Nhu cầu sản phẩm Thủy hải sản trong và ngoài nước rất lớn,

- Thách thức: Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tại các Thị trường quốc tế v..v.., yếu tố đặc biệt quan trọng đó là Thời tiết

Cũng giống như ngành Dệt may, Việt Nam đã đánh mất thị trường trong nước vào tay Trung Quốc, do không thể cạnh tranh về giá cả sản phẩm, và chịu thua ngay trên sân nhà.

Nếu nói có nên đầu tư vào ngành Thủy sản trong thời gian này hay không thì em sẽ khuyên các bác là không nên, vì mùa này là mùa bão, nuôi trồng thủy sản thường mất trắng vào những năm như năm vừa qua, các hộ nông dân nuôi trồng thủy sản có thể mất trắng, các công ty XK và chế biết thủy sản sẽ không có nguyên liệu đầu vào, nên doanh thu giảm, lợi nhuận cũng giảm.

Thôi em buồn ngủ rồi, mai sẽ tiếp tục trao đổi với các bác []