[quote user="WINMT"]


Ta
nên làm gì trước tình hình VND và USD đang thừa mứa trên thị trường .
Tại sao nhà nước lại rút VNĐ về dự trữ mà không dự trữ vàng hay ngoại
tệ ? Có phải là hiện tại tiền đồng đang lưu hành bên ngoài khá nhiều
không ? Nó nằm trong ngân hàng hay là ở trong dân ??? Nếu lượng tiền
lớn đang nằm ở trong ngân hàng thì nhà nước còn lo gì ???

Điều
mà chúng ta cần làm bây giờ là dùng VNĐ mua hết lượng USD .Số USD đó
một phần đem vào dự trữ ngoại tệ , một phần nhập máy móc công nghệ ,
một phần nhập những mặt hàng cần thiết trong nước đang thiếu ảnh hưởng
đến sản xuất và đời sống của người dân như xăng dầu , phôi thép ,
......đương nhiên những gì chúng
ta cần thiết thì chúng ta phải nhập , đừng quan trọng chuyện nhập siêu
hay xuất siêu , trước hết nhu cầu cần thì cứ nhập vì chúng ta đang thừa
USD . Nhập những cái đó về bán lại cho dân , thu hồi lại VNĐ .

Việc
làm này có cái lợi là tống khứ bớt USD đang thừa và thu lại VNĐ đang
thừa trên thị trường đồng thời giải quyết tình trạng khan hiếm hàng hoá . Góp phần ổn định tiền tệ , bình ổn giá cả và
chống lạm phát .



Đồng thời trong thời gian này nhà nước không được tăng thuế , đôi khi cần giảm thuế một số mặt hàng cần thiết như xăng dầu ,......... Hoặc nếu có thể giảm hẳn thuế hoặc thu thuế 1 phần rất nhỏ để tỏ ra quan tâm chia sẻ với người dân , để huy động nhân dân cùng bắt tay chống lạm phát . Dân giàu thì nước mới mạnh được .







[/quote]

Nếu trong nền kinh tế thừa VND thì lạm phát (khi đó tăng trưởng kinh tế không mang nhiều ý nghĩa); còn nếu thừa USD thì nguy cơ đô la hóa nền kinh tế là rất lớn.

Năm 2007 vừa rồi, chúng ta thừa khoảng 10,1 tỷ USD (trong khi GDP của ta chỉ khoảng 71 tỷ). Ngân hàng Nhà nước đã rút về bằng nhiều cách, đau đớn thay là trong đó có việc in thêm VND để mua USD vào.

Bằng con đường chính thống, NHNN sử dụng 2 công cụ:

- Tăng dự trữ bắt buộc

- Phát hành hối phiếu, tín phiếu (kỳ hạn < 1 năm) với lãi suất 7,8%.

Đây
cũng là bắt nguồn của những cái gọi là "bi kịch" của NHTW. Mặc dù có
thêm một nguồn dự trữ ngoại tệ lớn nhưng NHTW phải đối mặt với nguy cơ
"lỗ to". Lãi suất phải trả cho những người mua hối/tín phiếu là 7,8%
trong khi gửi dự trữ USD (thường là gửi ở FED) lãi suất chỉ là khoảng
5%. (Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện nay khoảng 22-23 tỷ USD, tương
đương khoảng 1/3 kim ngạch nhập khẩu).

Một số nước khác như Trung Quốc và một số nước Ả rập cũng chịu tình trạng này.

Để
đối phó với nguy cơ trên, Trung Quốc thực hiện hai giải pháp. Thứ nhất
là thực hiện ủy thác đầu tư. Họ cho phép một số ngân hàng lớn, có uy
tín của đất nước được sử dụng một tỷ lệ đáng kể số ngoại tệ dư thừa đó
để kinh doanh với lãi suất phải trả cho NHNN là 6% (Việt Nam cũng đã
thực hiện biện pháp này nhưng các cụ nhà ta không dám đưa nhiều nên tác
dụng cũng chẳng có gì đáng kể).

Biện pháp
thứ 2 mà Chính phủ Trung Quốc áp dụng là việc lập quỹ đầu tư chứng
khoán trên thị trường quốc tế tại NHTW. Mức lợi nhuận từ hoạt động này
vào khoảng 8-10%.

TQ có thể làm vậy, nhưng các Ngân hàng ở ta chưa đủ tầm và bản thân NHNN cũng không dám mạnh tay ủy thác đầu tư cho họ.

Còn đối với việc xuất hay nhập khẩu cũng là một "bi kịch" khác ở Việt Nam hiện nay.

- Các doanh nghiệp xuất khẩu, sau khi bán hàng cho nước ngoài thu được USD nhưng mà chẳng ngân hàng nào ở Việt Nam hiện nay dám mua hoặc muốn mua USD của họ, bởi bản thân các ngân hàng cũng đang dư thừa USD. Mà các doanh nghiệp kia lại cần VND để nhập đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu và phục vụ các chi tiêu khác. Chính vì vậy, bí quá họ liên sử dụng USD mua hàng ở nước ngoài, mang về bán trong nước. Tức là ông xuất khẩu bất đắc dĩ trở thành nhà nhập khẩu.

- Trong khi đó, các nhà nhập khẩu lại rất khó khăn trong việc tìm nguồn ngoại tệ để mua hàng, họ thường phải vay tín dụng của nước ngoài, hoặc xin trả chậm của đối tác để mua hàng về nước.

Nói như vậy để thấy là ngân hàng nhà nước có một vai trò cực kỳ quan trọng trong các vấn đề liên quan đến tiền tệ của đất nước. Ở ta hiện nay, vai trò của NHNN quá yếu, ở Mỹ và nhiều nước phát triển, NHNN độc lập hoàn toàn với CHính phủ trong việc đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ. Chính phủ cứ điều hành kinh tế, khi có vấn đề gì, NHTW sẽ ra tay.

Một vấn đề nữa là đội ngũ nhân viên của NHNN phải đặc biệt giỏi, nhất là những người kinh doanh tiền của ngân hàng nhà nước. NHNN có một đội ngũ những người liên tục theo dõi diễn biến tỷ giá hối đoái trên thị trường thế giới và sử dụng tiền của mình để kinh doanh. Những người này thường phải rất giỏi, một người thường phải ngồi trước khoảng 6 màn hình máy tính theo dõi diễn biến của 6 thị trường quan trọng. Đôi khi họ làm lãi cho NHNN rất nhiều, nhưng những gì họ nhận được thường không xứng đáng. Thực tế là NHNN bị chảy máu nhân tài rất nhiều.

Vấn đề lương thưởng, nhân sự bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cái cơ chế hiện nay (lương bậc,...).

Vấn đề lương này lại nằm trong một cái vòng luẩn quẩn. Muốn người ta không tham nhũng thì phải tăng lương, nhưng vì quản lý thị trường quá kém nên chưa tăng lương giá đã tăng, vậy là lạm phát. Muốn không lạm phát, lại hoãn tăng lương, vậy là người ta phải tham nhũng, tham nhũng đến độ trở thành một cái gì đó phổ biến trong nền kinh tế. Tham nhũng lại dẫn đến lạm phát,...

Không hy vọng! Có người nói với tui rằng phải đợi đến khi người nào đó (khá to) nghỉ hưu thì mới hết lạm phát được!