BDI lúc thăng lúc trầm, vận tải biển có lúc thịnh lúc suy. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng kinh doanh vận tải biển luôn hấp dẫn và được đánh giá cao trên thế giới. Sự phát triển của vận tải biển mạnh mẽ xuất phát từ sự phát triển toàn cầu hoá kinh tế thế giới, bùng nổ thương mại quốc tế, các nước rộng cửa hợp tác, trao đổi hàng hoá. Kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước không ngừng tăng lên ngay cả trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt vận tải hàng khô, tài nguyên vật liệu thô cần vận chuyển từ nước có sang nước không có, ngũ cốc lương thực vận chuyển từ nơi trồng được sang nơi không trồng được...


Chỉ số BDI dao động trong các năm chu kỳ gần giống nhau, chỉ số đạt đỉnh vào mùa cao điểm và đáy vào mùa thấp điểm. Năm nào cũng vậy, chỉ số có bao giờ đi ngang trong năm đâu mà dao động có chu kỳ như vậy, không thể hiện có gì bất thường cả. Chỉ có cái bất thường là bước sang năm 2006, kéo dài đến 2007 rồi 2008, chỉ số này tăng vọt, vận tải biển bước vào thời hoàng kim. Trong năm 07, 08 chỉ số vẫn dao động theo mùa cao và thấp điểm, nhưng điểm đặc biệt ở đây là đáy của các chỉ số này năm 2007,08 tương đương với đỉnh của nó những năm trước.

Tham khảo báo cáo UN về hàng hải thế giới 2007, đội tàu biển nói chung và hàng khô nói riêng không theo kịp nhu cầu vận chuyển, nên công suất tàu ngày càng được khai thác triệt để, riêng tàu hàng khô chạy > 99% công suất.
Vài số liệu tham khảo:


Triển vọng thương mại ASEAN năm 2008 vẫn sáng sủa


Mặc dù tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, nhưng triển vọng thương mại năm 2008 của khu vực các nước Đông Nam Á (ASEAN) vẫn đầy “hứa hẹn”, đó là nhận định của các Bộ trưởng tại Hội nghị thường niên Bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN lần thứ 40 đang diễn ra tại Singapore.

NCIEC- Nhận định trên được đưa ra với số liệu tổng kim ngạch thương mại của các nước ASEAN trong quý I/2008 tăng 31,8%. Trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu sụt giảm, sức ép lạm phát gia tăng, giá dầu tiếp tục duy trì ở mức cao và sự mất cân đối toàn cầu tăng lên, các Bộ trưởng ASEAN nhấn mạnh tới sự cần thiết tiếp tục các nỗ lực hội nhập kinh tế sâu rộng trong ASEAN, một thị trường với trên 550 triệu dân và tổng kim ngạch thương mại đạt 1,6 nghìn tỷ USD.Tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc - EU trong 7 tháng đầu năm đạt 243 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm trước. Con số này vượt nhẹ so với tỷ lệ tăng trưởng 27% của cả năm 2007. Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đạt 17,6% trong 6 tháng đầu nămBộ Thương mại Mỹ (DOC) ngày 28/8 công bố báo cáo lần hai cho biết tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý II của nước này lên tới 3,3% - mức cao nhất trong gần một năm qua.Động lực cho sự tăng trưởng hơn cả mong đợi này là xuất khẩu tăng mạnh, DOC cho biết kim ngạch xuất khẩu tăng 13,2%.EU tiếp tục là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc với tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 243,14 tỷ USD, tăng 27,9% kể từ đầu năm. Xuất khẩu của Trung Quốc sang EU tăng 27,1% lên 165,04 tỷ USD trong khi nhập khẩu tăng 29,8% lên 78,1 tỷ USD khiến cho thặng dư thương mại của Trung Quốc với EU đạt 86,94 tỷ USD, tăng 24,9%. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ - bạn hàng lớn thứ 2, tăng 9,9% lên 140,39 tỷ USD với thặng dư thương mại đạt 91,67 tỷ USD, tăng 3,8% kể từ đầu năm.Nhật Bản tiếp tục là bạn hàng lớn thứ 3 của Trung Quốc với tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 154,93 tỷ USD, tăng 19,2%. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản đạt 65,48 tỷ USD, tăng 15,9% trong khi nhập khẩu đạt 89,45 tỷ USD, tăng 21,6% khiến cho Trung Quốc bị thâm hụt 23,98 tỷ USD, tăng 7 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng cho biết,nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm nay lên 221,65 tỷ USD, tương đương 70,6% kể từ đầu năm hay tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2007. Cũng trong 7 tháng đầu năm 2008, Trung Quốc nhập khẩu 24,94 triệu tấn than với mức giá bình quân tăng thêm 51,9-70 USD/tấn. Nhập khẩu đậu tương cũng tăng 20,73 triệu tấn với giá bình quân tăng 78% lên 591,70 USD/tấn. (Bộ Công Thương)Braxin là nước đầu tư lớn thứ 3 của Áchentina. Từ năm 2002 đến nay, các doanh nghiệp Braxin đã đầu tư khoảng 8 tỷ USD tại nước láng giềng trên các lĩnh vực năng lượng, lương thực, xi măng và dệt may. Trao đổi thương mại giữa hai "gã khổng lồ" ở Nam Mỹ này đã tăng 35% trong 6 tháng đầu năm và dự kiến sẽ đạt kỷ lục 30 tỷ USD trong cả năm nay, tăng gấp 10 lần so với năm 1986, khi hai nước ký kết các thỏa thuận liên kết song phương đầu tiên.Việt NamKim ngạch xuất khẩu tháng 8/2008 đạt khoảng 6,1 tỷ USD đưa kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2008 lên mức 43,321 tỷ USD, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm 2007.Theo số liệu của Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu tháng 8/2008 đạt 7 tỷ USD (bình quân 6 tháng đầu năm xấp xỉ 7,45 tỷ USD/tháng), đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2008 lên mức 59,286 tỷ USD, tăng 54,1% so với cùng kỳ năm 2007.Theo dự báo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu 4 tháng cuối năm sẽ ổn định và đạt khoảng 21-22 tỷ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt khoảng 65 tỷ USD, tăng 33,9% so với năm 2007.