Trong
kì mở rộng, nền kinh tế đi theo hướng dao động lên. Các hoạt động kinh tế đều
phát triển và mở rộng, sản xuất và nhu cầu gia tăng, tỉ lệ lao động cũng theo
đó mà tăng. Các doanh nghiệp và các khách hàng bắt đầu mượn tiền để mở rộng các
hoạt động và gia tăng tiêu thụ của họ. Điều này cũng theo đó mà giúp gia tăng
lãi suất.



Kì II- Kì đỉnh điểm



Khi vòng tuần hoàn kinh tế lên đến đỉnh điểm, nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ
vượt quá nguồn cung, vì vậy mà tạo nên thị trương của người bán. Và như thế,
giá cả bắt đầu tăng nhanh, dẫn đến lạm phát. Trong suốt quá trình lạm phát, sẽ
có quá nhiều tiền đuổi theo quá ít hàng hóa. Hậu quả là vì giá sản phẩm gia
tăng nên khả năng mua hàng của khách hàng cũng giảm và nhu cầu cũng theo mà
giảm. Điều này cũng theo đó mà khiến cho các hoạt động kinh tế giảm. Vòng tuần
hoàn bước vào kì thứ 3, hay là một sự khủng hoảng kinh tế.



Kì III: Kì khủng hoảng kinh tế (cũng được gọi là kì suy
thoái)



Vì sản xuất và kinh doanh chìm xuống, các người chủ doanh nghiệp bắt đầu giảm
thiểu số công nhân. Những người bị sa thải, về hưu sớm, hay tạm thời nghĩ dẫn
đến việc gia tăng thất nghiệp, khiến cho nhu cầu còn giảm hơn nữa. Theo đó, giá
cả bị sụp xuống bất thình lình dẫn đến quá trình phản lạm phát, tức là điều
kiện kinh tế tiêu biểu bởi tình hình giá cả bị giảm dai dăng và đáng kể.



Kì IV: Kì đáy

Cuối cùng, vòng tuần hoàn kinh tế
bước vào kì IV, kì đáy. Lãi suất cắt giảm để khuấy độgn các hoạt động kinh tế.
GIá cả thấp đi cũng khuấy động nhu cầu. Cuối cùng kinh tế sẽ bắt đầu đi lên và
chuyển mình vào kì tiếp theo là kì mở rộng.



Và vòng tuần hoàn kinh tế cứ như
vậy mà tiếp diễn.





http://forex.egoldviet.com/phan-tich...n-kinh-te.html