Đột quỵ là một trong những căn bệnh nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng người bệnh, phải điều trị trong thời gian vàng. Vì vậy việc điều trị đột quỵ sẽ hiệu quả hơn và hạn chế tối đa biến chứng và giảm thiểu chi phí điều trị. Trong bài viết này, Dược Thuận Hóa sẽ cung cấp thông tin chi tiết về “điều trị đột quỵ hết bao nhiêu tiền”. Hãy cùng tìm hiểu để có cái nhìn tổng quan và chuẩn bị tốt nhất cho sức khỏe của bạn và người thân.

Đột quỵ là gì?
Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng khi một phần não bị tổn thương do sự gián đoạn đột ngột của lưu lượng máu. Điều này có thể xảy ra do tắc nghẽn (đột quỵ thiếu máu cục bộ) hoặc vỡ mạch máu (đột quỵ xuất huyết). Khi đột quỵ xảy ra, các tế bào não bắt đầu chết dần do thiếu oxy và dưỡng chất, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bệnh tai biến mạch máu não không trừ một ai, đặc biệt là đối với những người có các bệnh lý trong người như: tiểu đường, cao huyết áp, người cao tuổi, người hút thuốc lá, người có tiền sử gia đình bị đột quỵ,…

Đột quỵ là gì?
Cách sơ cứu đột quỵ
Việc sơ cứu kịp thời khi phát hiện các dấu hiệu có thể cứu sống và giảm thiểu tổn thương não cho người bệnh. Dưới đây là các bước sơ cứu cơ bản khi gặp người bị đột quỵ:

Gọi cấp cứu ngay lập tức
Gọi 115 hoặc số cấp cứu y tế địa phương để yêu cầu trợ giúp ngay lập tức.
Cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng của người bệnh và địa điểm hiện tại.
Kiểm tra các dấu hiệu đột quỵ
FAST là phương pháp đơn giản để nhận biết dấu hiệu đột quỵ:

F (Face): Yêu cầu người bệnh cười hoặc nhăn mặt, nói chuyện. Quan sát xem có sự lệch hoặc yếu cơ một bên mặt hay không.
A (Arms): Yêu cầu người bệnh giơ cả hai tay lên. Quan sát xem một bên tay có yếu hoặc rơi xuống không.
S (Speech): Yêu cầu người bệnh nói một câu đơn giản. Lắng nghe xem lời nói có bị líu hoặc không rõ ràng không.
T (Time): Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào, hành động nhanh chóng là cần thiết. Ghi nhớ thời gian các triệu chứng bắt đầu.
Giữ người bệnh ở tư thế an toàn
Đặt người bệnh nằm nghiêng 45 độ với đầu nâng nhẹ, tránh tình trạng bệnh nhân sặc đường thở.
Không cho người bệnh ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.
Nếu người bệnh có đờm hoặc dãi hãy lấy khăn sạch quấn vào ngón tay rồi cho vào miệng người bệnh để lấy sạch ra. Nếu người bệnh có hiện tượng co giật thì lấy đũa quấn vải sạch, ngang ngang miệng để tránh người bệnh cắn vào lưỡi.
Giữ người bệnh ở tư thế an toàn
Các loại đột quỵ
Đột quỵ thiếu máu cục bộ
Đột quỵ thiếu máu cục bộ xảy ra khi một cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch cung cấp máu cho não, gây ra thiếu oxy và dưỡng chất cho các tế bào não. Đây là loại đột quỵ phổ biến nhất, chiếm khoảng 85% các trường hợp. Biểu hiện của đột quỵ thiếu máu cục bộ thường bao gồm: đột ngột mất khả năng nói hoặc khó nói, yếu hoặc tê liệt một bên cơ thể, mất thăng bằng, chóng mặt, và mờ mắt ở một hoặc cả hai mắt.

Đột quỵ xuất huyết
Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ, gây chảy máu vào mô não và tạo áp lực lên các tế bào não. Nguyên nhân đột quỵ xuất huyết bao gồm cao huyết áp, dị dạng mạch máu não và sử dụng quá mức thuốc làm loãng máu. Triệu chứng của đột quỵ xuất huyết có thể bao gồm: đau đầu dữ dội đột ngột, buồn nôn hoặc nôn, mất ý thức, và yếu hoặc tê liệt ở một bên cơ thể.

Cơn đột quỵ nhẹ (TIA)
Cơn đột quỵ nhẹ, hay còn gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), là tình trạng tạm thời thiếu máu cung cấp cho não do một cục máu đông nhỏ làm tắc nghẽn mạch máu rồi tự tan. Dù triệu chứng tương tự như đột quỵ nhưng cơn thiếu máu não thoáng qua thường kéo dài chỉ vài phút đến vài giờ và không gây tổn thương vĩnh viễn cho não.

Cơn đột quỵ nhẹ (TIA)
Cách nhận biết TIA bao gồm: đột ngột mất khả năng nói, yếu hoặc tê liệt ngắn hạn ở một bên cơ thể, và mất thăng bằng hoặc chóng mặt. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ cao của một cơn đột quỵ nghiêm trọng trong tương lai mà bạn cần chú ý.