Tác động tích cực từ chính sách hỗ trợ
Hôm nay, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 41/2023/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước. Theo đó, mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với nhóm xe này bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/1/2022 của Chính phủ. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/ 2023 đến hết ngày 31/12/2023. Từ ngày 1/1/2024 mức thu lệ phí trước bạ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10/2022/NĐ-CP.
  • Trong bối cảnh chi tiêu của người tiêu dùng vẫn còn yếu như hiện nay, tác động của chính sách hỗ trợ lần này có khả năng không mạnh bằng hai lần trước. Ở phân khúc cao cấp, Mercedes và BMW sẽ được hưởng lợi lớn khi là 2 hãng duy nhất có dây chuyền lắp ráp trong phân khúc, còn lại đều nhập khẩu nguyên chiếc nên không được hưởng chính sách hỗ trợ. Trong đó, HAX là một trong bốn nhà phân phối Mercedes-Benz ở Việt Nam với thị phần chiếm gần 38% sẽ được hưởng lợi từ chính sách này.
  • Nhóm xe nêu trên đã đóng góp khoảng 80% tổng doanh số bán hàng của Mercedes-Benz trong năm 2022 với ba mẫu xe: CClass, E Class và GLC, trong đó GLC là một trong những mẫu xe chủ lực của hãng, thường chiếm 45% doanh số tại Việt Nam.
  • Tháng 5 vừa qua, Mercedes vừa ra mắt mẫu GLC 2023. Phiên bản mới này được tung ra cùng với chính sách thuận lợi này có hiệu lực có thể hỗ trợ doanh số bán hàng trong thời gian còn lại của năm. Với giá niêm yết là 2,3 tỷ đồng-2,8 tỷ đồng, chính sách mới sẽ giúp người mua tiết kiệm 115- 168 triệu, một số tiền đáng kể.


Tác động tích cực từ xu hướng giảm lãi suất: Lãi suất tiền gửi 12 tháng đã giảm đáng kể và hiện dao động trong khoảng 6,3-8,0%. Các khoản cho vay mua ô tô thường có kỳ hạn dài (trả góp trong khoảng thời gian từ 5-7 năm) và được tính trên cơ sở lãi suất tiền gửi nên việc giảm lãi suất tiền gửi sẽ giúp giảm chi phí tài chính cho người mua ô tô, từ đó tạo điều kiện hỗ trợ tăng nhu cầu.