Trước những tín hiệu trái chiều về triển vọng gia hạn của thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, giá lúa mì đang tiếp tục hướng tới phiên tăng thứ tư liên tiếp. Tuy nhiên, sự mở rộng nguồn cung từ châu Âu đang là yếu tố thu hẹp đà tăng của giá.

Vào ngày hôm qua, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Vershinin cho biết Nga sẵn sàng gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, nhưng chỉ với thời hạn 60 ngày. Sau khi lập trường của Moscow được thông báo, thứ trưởng Vershinin cho biết nước này vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức từ các bên liên quan. Về vấn đề này, một quan chức cấp cao của Ukraine cho biết nước này sẽ chỉ tuân thủ theo các điều khoản của thỏa thuận được ký kết trước đó, vốn quy định rõ ràng rằng thỏa thuận chỉ có thể được gia hạn thêm tối thiểu là 120 ngày. Trước đó vào cuối tháng 02, phía Ukraine đã đặt ra mục tiêu sẽ gia hạn thỏa thuận ngũ cốc thêm ít nhất là một năm và mở rộng hiệu lực của thỏa thuận để đưa các cảng biển ở vùng Mykolaiv hoạt động trở lại nhằm tăng công suất xuất khẩu nông sản. Có thể thấy rằng các bên liên quan đều có lý do riêng đằng sau đề nghị của mình và sẽ nỗ lực để đạt được mục tiêu. Những cam kết đảm bảo tính toàn vẹn của thỏa thuận mà Liên Hợp Quốc đưa ra là không đủ để trấn an thị trường về tương lai của thỏa thuận. Đây sẽ là yếu tố giúp cho giá lúa mì duy trì được đà tăng hiện tại, ít nhất là cho tới khi một quyết định chính thức về việc gia hạn thỏa thuận được công bố.

Ở chiều ngược lại, yếu tố đang gây sức ép lên giá lúa mì là tình hình xuất khẩu của Liên minh châu Âu (EU). Trong báo cáo tuần này, Ủy ban châu Âu cho biết EU đã xuất khẩu 0.52 triệu tấn lúa mì trong tuần 06/03-12/03, nâng lũy kế xuất khẩu lúa mì của khối từ đầu niên vụ 22/23 tới ngày 12/03 lên 21.54 triệu tấn. Mặc dù mùa vụ năm ngoái bị thiệt hại bởi hạn hán, nhưng EU được USDA dự báo sẽ xuất khẩu tới 37 triệu tấn lúa mì trong niên vụ 22/23, tăng đáng kể so với mức 31.9 triệu tấn của niên vụ trước. Điều đó cho thấy ngay cả khi dòng chảy ngũ cốc từ Biển Đen bị gián đoạn trở lại, nguồn cung lúa mì toàn cầu vẫn sẽ được đảm bảo nhờ các lô hàng từ EU và việc này sẽ gây áp lực lên giá lúa mì.

Tìm hiểu thêm về sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam thông qua các bài viết sau đây:

Vị thế là gì?
Sản phẩm phái sinh là gì?
Hợp đồng tương lai dầu thô

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA VMEX

Đầu tư hàng hóa
thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam ( MXV )

Kênh đầu tư chính thống, an toàn, lợi nhuận cao cho phép liên thông với các Sàn giao dịch hàng hoá quốc tế, giao dịch thông qua phần mềm CQG