Đầu tư hàng hoá phái sinh tại Việt Nam vẫn còn khá mới với nhiều nhà đầu tư. Thế nhưng, bạn có biết:

Trong năm 2020 vừa qua, tổng vốn hoá thị trường hàng hóa phái sinh thế giới đạt ~ 1 tỷ USD, trong đó, Việt Nam chúng ta trong năm vừa qua lần đầu vượt mức vốn hoá 10k tỷ VNĐ (chiếm 4,27% tổng vốn hoá toàn cầu). Đây là một con số đáng nể khi mà lượng nhà đầu tư tham gia thị trường phái sinh hàng hoá mới chỉ chiếm 0,2% dân số Việt Nam.

Điều này cho thấy một sự tăng trưởng vô cùng nhanh của thị trường này tại Việt Nam, một tiềm năng to lớn khi mà bản thân Việt Nam chúng ta cũng là một nước có lượng xuất/ nhập khẩu mặt hàng nông sản thuộc top thế giới. Với tương lai mở rộng lớn hơn về thị phần nhà đầu tư tham gia thị trường này, thì việc tham gia càng sớm càng tốt sẽ là một lợi thế.

Hôm nay, SACT sẽ cùng các quý nhà đầu tư tìm hiểu cách để có thể tham gia đầu tư hàng hoá phái sinh tại Việt Nam.

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐẦU TƯ HÀNG HOÁ PHÁI SINH

Trong giao dịch kinh tế, phái sinh (tiếng Anh: derivative) là một dạng hợp đồng dựa trên giá trị của các tài sản cơ sở (hàng hoá, chỉ số, lãi suất hay cổ phiếu). Bản thân nó không có giá trị nội tại.

Giao dịch hàng hoá phái sinh có thể được sử dụng với các mục đích: Phòng vệ giá (Hedging), Đầu cơ/ Đầu tư chênh lệch giá, Tiếp cận với các tài sản hoặc thị trường khó giao dịch
Có 5 loại hợp đồng chính: Hợp đồng tương lai (Futures), Hợp đồng quyền chọn (Options), Hợp đồng chênh lệch giá (Spread), Các chứng quyền (Warrants), Hợp đồng hoán đổi (Swaps). Hiện nay ở Việt Nam, thì mới xuất hiện những loại hợp đồng như Hợp đồng tương lai (Futures), Hợp đồng chênh lệch giá (Spread) và Các chứng quyền (Warrants). Trong tương lai gần, Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam – MXV sẽ có thêm các sản phẩm Hợp đồng quyền chọn (Options).

Thị trường hàng hoá phái sinh tuy có thể còn mới tại Việt Nam, nhưng trên thực tế, nó đã tồn tại cả nghìn năm (trước công nguyên) trên thế giới.

Thị trường này là hoàn toàn hợp pháp và được bảo hộ bởi luật pháp của Việt Nam. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm đầu tư mà không phải lo lắng về các vấn đề pháp lý như thị trường Forex, tiền ảo.

Các sản phẩm giao dịch sẽ nằm trong 4 nhóm hàng hoá chính đó là: Năng lượng – Nông sản – Kim loại – Nguyên liệu công nghiệp.

HƯỚNG DẪN MỞ TÀI KHOẢN ĐẦU TƯ HÀNG HOÁ PHÁI SINH

BƯỚC 1: “CHỌN MẶT GỬI VÀNG”
Trong mọi việc liên quan đến đầu tư, chắc chắn sẽ luôn có rủi ro đi kèm. Vậy nên không việc gì quan trọng hơn việc giảm thiểu rủi ro. Vậy nên việc chọn cho mình một công ty giao dịch có uy tín, hoạt động đúng theo pháp luật của nhà nước Việt Nam và luôn đem lại cho khách hàng của họ những giá trị tốt đẹp sẽ là một điều tất yếu để có thể yên tâm bắt đầu thực hiện việc đầu tư.

Hiện tại, Công ty CP giao dịch hàng hoá Đông Nam Á – SACT đang là một trong những thành viên kinh doanh được uỷ nhiệm bởi Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam – MXV. SACT có người dẫn dắt là một những người đầu tiên đi đầu trong việc phát triển thị trường gia dịch hàng hoá phái sinh tại Việt Nam. Không chỉ vậy, SACT còn là đơn vị duy nhất có mức phí ưu đãi (nhất trên thị trường) dành cho khách hàng giao dịch và miễn phí 01 tháng đầu tiên sử dụng phần mềm giao dịch CQG. Với SACT, lợi ích của khách hàng là lợi ích của chúng tôi.

BƯỚC 2: MỞ TÀI KHOẢN ĐẦU TƯ HÀNG HOÁ PHÁI SINH
Sau khi đã lựa chọn cho mình được một nơi để có thể yên tâm thực hiện việc giao dịch, thì bước thứ hai là mở tài khoản tại thành viên kinh doanh, bằng cách cung cấp các thông tin cá nhân.

Nếu bạn muốn trải nghiệm trước thị trường thì hoàn toàn có thể mở cho mình một tài khoản demo để có những trải nghiệm về thị trường.

Ngay sau khi thực hiện xong việc đăng ký, sẽ có một môi giới hỗ trợ liên hệ với bạn để hoàn tất thủ tục đăng ký.

BƯỚC 3: TẢI PHẦN MỀM GIAO DỊCH CQG VÀ QUẢN LÝ TÀI KHOẢN MSYSTEM
Để có thể giao dịch được hàng hoá phái sinh, bạn cần phải có phần mềm CQG để thực hiện giao dịch và phần mềm Msystem để quản lý tài khoản.

BƯỚC 4: BỔ SUNG CÁC KIẾN THỨC ĐẦU TƯ
Để có thể giao dịch trên thị trường hàng hóa phái sinh, bạn cần phải có kiến thức về phân tích kỹ thuật (gồm phân tích biểu đồ giá, dữ liệu lịch sử) cũng như hiểu biết về loại hàng hoá mà bạn định giao dịch như những yêu tố sẽ ảnh hưởng đến loại hàng hoá đó (thời tiết, vận chuyển, địa chính trị, năng suất… sẽ ảnh hưởng thế nào tới giá cả hàng hoá). Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần trang bị những kiến thức về quản lý rủi ro cá nhân và tâm lý đầu tư vì biến động của giá cả hàng hoá trong một ngày sẽ xảy ra liên tục. Nhà đầu tư cần phải trang bị đầy đủ các kiến thức trên để có thể có những phương án đầu tư hiệu quả, tránh gặp phải những rủi ro không đáng có.

Tìm hiểu thêm những kiến thức giao dịch hàng hoá phái sinh tại SACT Academy!

BƯỚC 5: LỰA CHỌN SẢN PHẨM GIAO DỊCH VÀ THỰC HIỆN VIỆC ĐẦU TƯ HÀNG HOÁ PHÁI SINH
Hàng hoá phái sinh gồm 25 sản phẩm và được chia ra làm 4 nhóm chính, được niêm yết trên các sàn giao dịch lớn trên thế giới như CBOT, NYMEX, CME, TOCOM, COMEX, …

Mỗi loại hàng hoá sẽ có những đặc tính riêng của chúng. Nhà đầu tư hãy lựa chọn sản phẩm giao dịch phù hợp với khẩu vị đầu tư cũng như kế hoạch đầu tư của mình thông qua những kiến thức đã tìm hiểu để tránh những rủi ro không đáng có. Hãy nhớ, đầu tư bằng một cái đầu lạnh và một trái tim nóng.

Chúc quý nhà đầu tư gặp nhiều thành công!