Nga có thể cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt sang châu Âu trong bối cảnh nước này tìm cách tăng cường đòn bẩy chính trị của mình trong cuộc khủng hoảng Ukraine, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết.

“Tôi sẽ không loại trừ khả năng Nga tiếp tục chỉ ra các vấn đề và tìm lý do để giảm nguồn cung khí đốt đến châu Âu - và thậm chí là cắt đứt hoàn toàn”, Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư.

Ông Birol nói thêm: “Đây là lý do châu Âu cần các kế hoạch dự phòng”. Ông cho biết việc dòng chảy khí đốt giảm sản lượng gần đây có thể là một nỗ lực để đạt được đòn bẩy chính trị trước những tháng mùa đông.

IEA không coi việc cắt đứt hoàn toàn là kịch bản có khả năng xảy ra nhất, ông nói thêm.

Liên minh châu Âu đã trừng phạt dầu mỏ và than đá của Nga, nhưng không cấm nhập khẩu khí đốt vì nước này phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung từ Moscow.

Về tổng đầu tư năng lượng cho năm 2022, IEA cho biết trong một báo cáo rằng 2,4 nghìn tỷ USD sẽ được đầu tư vào lĩnh vực này trong năm nay, bao gồm cả chi tiêu kỷ lục cho năng lượng tái tạo. Nhưng IEA nói thêm rằng điều đó sẽ không thể lấp đầy nguồn cung thiếu hụt và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Theo cơ quan này, đầu tư vào lĩnh vực dầu và khí đốt, bên cạnh việc thúc đẩy các nỗ lực đạt được các mục tiêu về khí hậu, sẽ không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nếu các hệ thống năng lượng không được trang bị lại theo hướng công nghệ sạch hơn.
Tham gia giao dịch với Amarket : https:// vi.amarkets. com/

“Chi tiêu đầu tư cho mảng dầu khí bị kẹt giữa hai viễn cảnh của tương lai: Chi phí quá cao đối với một lộ trình phù hợp với việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C - nhưng không đủ để đáp ứng nhu cầu gia tăng trong kịch bản mà các chính phủ gắn bó với các chính sách về biến đổi khí hậu hiện nay”.