Làm thế nào để đo lường lạm phát? Tất cả chúng ta đều đã từng nghe qua và đôi khi cũng đã sử dụng câu nói sau: “một đô la của hiện tại không mua được những thứ trị giá một đô la của trước đây”. Chúng ta đều đã được trải nghiệm câu nói trên thông qua các sản phẩm sử dụng hàng ngày. 30 năm trước, mọi người đều than thở về giá xăng cao hơn 1,00 USD mỗi gallon. Ngày nay, giá xăng ở các khu vực là trên 3,00 USD mỗi gallon và ở các khu dân cư đông đúc thì giá còn cao hơn. Mặc dù chỉ số tiêu dùng vẫn khá ổn định trong suốt một thập kỷ qua nhưng một số mặt hàng tại các cửa hàng tạp hóa, đặc biệt là mặt hàng được tiêu dùng nhiều sẽ có giá cao hơn.

Nguyên nhân dẫn đến việc này là do lạm phát. Lạm phát là một yếu tố tự nhiên của nền kinh tế, chịu ảnh hưởng của các động lực thị trường theo nhiều cách. Trong bài viết này, hãy cùng nhau xem xét lạm phát là gì, cách đo lường lạm phát và những yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát. Giảm phát cũng sẽ được mô tả ngắn gọn trong bài viết này và hãy cùng tìm hiểu lạm phát ảnh hưởng đến các loại tài sản đầu tư như thế nào.

Lạm phát là gì?
Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ dẫn đến việc mất giá trị của một loại tiền tệ khi mua bán. Vì vậy nói rằng một đô la không mua được nhiều như trước đây có thể đúng, nhưng đằng sau đó là một câu chuyện khá phức tạp. Trong điều kiện lý tưởng thì khi nền kinh tế phát triển, tiền lương của chúng ta sẽ tăng theo.

Lạm phát là gì? Những tác động của lạm phát đến nền kinh tế
Cách đo lường lạm phát
Việc tăng lương làm nhu cầu của người tiêu dùng tăng, dẫn đến nguồn cung trở nên khan hiếm. Kết quả là giá cả tăng lên. Do đó, đúng là một đô la không mua được nhiều như trước đây, nhưng việc chúng ta kiếm được nhiều tiền hơn trước đây cũng là đúng, nên giá cả tăng lên cần được đánh giá cùng với việc tiền lương có tăng kịp theo mức lạm phát hay không.

Lạm phát tạo ra hai khái niệm khác nhau, đó là lãi suất danh nghĩa (sự tăng trưởng về tiền) và lãi suất thực (sự tăng lên của sức mua). Nếu bạn được tăng lương với mức 5% và khi đó lạm phát tăng 2%, thì cho thấy sức mua của bạn cao hơn do tiền lương của bạn đang tăng nhiều hơn so với tỷ lệ lạm phát tăng. Ngược lại, nếu tiền lương của bạn không đổi mà lạm phát lại tăng, thì sức mua của bạn sẽ giảm vì tiền của bạn không tăng theo kịp sự tăng trưởng của lạm phát.

Lạm phát được đo lường như thế nào?
Việc tính được lạm phát có thể không phải là một công trình khoa học hoàn hảo vì có rất nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến cung và cầu đối với các mặt hàng khác nhau. Để tránh điều này, chính phủ (cụ thể là Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ) đã tiến hành hai cuộc khảo sát sử dụng hai chỉ số giá khác nhau.

Đó là Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và Chỉ số giá sản xuất (PPI). Tên của hai chỉ số này cũng nói lên được sự khác biệt giữa chúng. Chỉ số CPI thể hiện sự thay đổi giá của hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng như xăng, thực phẩm và quần áo theo góc nhìn của người tiêu dùng (hoặc người mua). Có khoảng 80.000 mặt hàng được đưa vào cuộc khảo sát chỉ số CPI hàng tháng.

Cách đo lường lạm phát
Cách đo lường lạm phát
Chỉ số PPI cũng đo lường những thay đổi trong giá cả hàng hóa và dịch vụ từ quan điểm của nhà sản xuất. Cả hai chỉ số trên đều đo lường giá của một số mặt hàng đại diện cho “rổ thị trường” và được so sánh với khoảng thời gian trước đó. Mặc dù ở hai quan điểm khác nhau nhưng theo thời gian chỉ số PPI và CPI sẽ cho ra tỷ lệ lạm phát tương tự nhau. Tuy nhiên, trong ngắn hạn chỉ số PPI thường tăng nhanh hơn chỉ số CPI. Tuy nhiên, các nhà đầu tư có xu hướng tập trung vào chỉ số giá tiêu dùng nhiều hơn.

Các yếu tố khiến tỷ lệ lạm phát tăng
Trên thực tế, lạm phát bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau và do sự kết hợp của các lực lượng thị trường. Tuy nhiên, “tác nhân” phổ biến nhất ảnh hưởng đến lạm phát là lãi suất. Ngân hàng Dự trữ Liên bang có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia, cơ quan này đã đặt mức lạm phát mục tiêu là 2-3%. Để có thể đạt được mục tiêu này, Cục Dự trữ Liên bang phải họp suốt cả năm để thiết lập chính sách tiền tệ cho đất nước.

Các quyết định được đưa ra tại cuộc họp này thu hút được rất nhiều sự quan tâm, nhất là quyết định về việc tăng, giảm hoặc giữ nguyên lãi suất của Quỹ Liên bang. Một trong những yếu tố để họ đưa ra quyết định là tỷ lệ lạm phát. Nếu lạm phát có xu hướng gia tăng vượt quá tỷ lệ lạm phát mục tiêu, thì Liên bang có thể tìm cách tăng lãi suất để kìm hãm nhu cầu. Ngược lại, nếu lạm phát không đạt mức mục tiêu thì họ có thể hạ lãi suất để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng.

Tới đây, mọi người sẽ đặt ra câu hỏi liệu lạm phát có tốt không? Câu trả lời cho câu hỏi này là “có”. Hãy coi lạm phát là một phần của một nền kinh tế lành mạnh. Nếu bạn làm việc cho một công ty sản xuất vật dụng, bạn sẽ muốn người tiêu dùng mua vật dụng của công ty bạn. Điều này không chỉ giúp bạn có việc làm mà còn có thể khiến công ty bạn có doanh thu ổn định và bạn có thể được tăng lương. Đồng thời khi lương của bạn tăng, giá của các sản phảm vật dụng mà công ty bạn làm ra cũng sẽ tăng theo. Đây là mặt tích cực, lành mạnh của lạm phát. Nhưng trong trường hợp nền kinh tế đang chậm lại, nếu giá tiêu dùng tăng thường sẽ đẩy nền kinh tế vào suy thoái vì người tiêu dùng sẽ tiết kiệm nhiều hơn hoặc tìm các lựa chọn thay thế rẻ hơn các sản phẩm vật dụng của công ty bạn. Vai trò của Cục Dự trữ Liên bang là cố gắng tìm ra một tỷ lệ lạm phát ổn định, lành mạnh được hỗ trợ bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô khác nhau.

Một yếu tố khác có thể gây ra lạm phát là khi nguồn cung về tiền tăng lên. Một trong những ví dụ điển hình nhất minh hoạ cho điều này là chính sách “nới lỏng định lượng” mà Cục Dự trữ Liên bang đã thực hiện để tăng thanh khoản cho thị trường tài chính trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007. Trong trường hợp này, mặc dù lạm phát dự kiến sẽ tăng nhưng nó vẫn nằm trong tầm kiểm soát do các điều kiện giảm phát tiêu cực tồn tại trong nền kinh tế lúc bấy giờ.

Giảm phát là gì?
Một khi bạn hiểu lạm phát là gì thì sẽ dễ dàng hiểu khái niệm giảm phát. Đúng như những gì bạn nghĩ, giảm phát là sự sụt giảm chung của giá cả hàng hóa và dịch vụ. Điều này xảy ra khi tỷ lệ lạm phát giảm xuống dưới 0%. Tại Hoa Kỳ, trường hợp giảm phát nghiêm trọng nhất đã từng xảy ra trong thời kỳ Đại suy thoái. Nguyên nhân gây ra giảm phát là sự thất bại của các ngân hàng và hoạt động của ngân hàng này phải dựa trên các ngân hàng khác. Nguyên nhân thực tế dẫn đến giảm phát là do tiền được rút ra khỏi hệ thống tài chính của một quốc gia.

Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến đầu tư?
Một trong những mục tiêu của tất cả các nhà đầu tư là đầu tư vào chứng khoán mà mang lại tỷ suất lợi nhuận lớn hơn tỷ lệ lạm phát. Đây là lý do tại sao các nhà đầu tư cần có một loạt các cổ phiếu tăng trưởng trong danh mục đầu tư của họ. Ngay cả những cổ phiếu sinh lợi thấp nhất cũng thường đem lại tỷ suất lợi nhuận như một khoản đảm bảo hiệu quả nhằm chống lại tỷ lệ lạm phát.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả các cổ phiếu đều an toàn. Trong một số trường hợp, lạm phát có thể ảnh hưởng tiêu cực đến báo cáo kết quả kinh doanh của công ty. Ví dụ, nếu lạm phát cao, sự tăng trưởng của công ty có thể do lạm phát nhiều hơn là đến từ doanh thu thực. Vì vậy các nhà đầu tư cần phải thẩm định chuyên sâu khi đánh giá báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế toán của công ty.

Ngược lại, lợi tức trái phiếu không bị thay đổi (do hầu hết lợi tức trái phiếu là cố định tại thời điểm mua) dẫn đến giảm sức mua trái phiếu đáng kể nếu tỷ lệ lạm phát tăng cao hơn lợi tức của trái phiếu. Khi bạn mua một trái phiếu, về cơ bản là bạn đang cho công ty hoặc tổ chức chính phủ phát hành trái phiếu vay tiền. Lạm phát là mang lại lợi ích đến người cho vay, nhưng lại làm tăng gánh nặng chi phí của người đi vay. Trước khi đưa ra một ví dụ cụ thể, bạn phải nhớ một điều quan trọng là lạm phát khiến sự khác biệt giữa lãi suất danh nghĩa (tốc độ tăng trưởng về tiền) và lãi suất thực (sự tăng trưởng về sức mua) càng trở nên rõ ràng.

Cách đo lường lạm phát
Lạm phát ảnh hưởng thế nào đến nhà đầu tư
Ví dụ: nếu bạn đầu tư vào tín phiếu Kho bạc kỳ hạn 1 năm với lợi suất là 10% thì bạn sẽ nhận được 1.100 USD khi đến thời điểm đáo hạn trái phiếu (10% của 1.000 USD = 100 USD). Tuy nhiên, nếu lạm phát là 3% thì lợi nhuận ròng của bạn chỉ là 7%. Bạn vẫn sẽ nhận được 1.100 USD nhưng sức mua của 100 USD lợi tức đó thực sự chỉ là 70 USD mà thôi.

Đây là lý do chủ yếu giải thích tại sao các nhà đầu tư sẽ không đầu tư trái phiếu khi lạm phát tăng, vì điều này sẽ khiến lợi suất của họ giảm xuống. Ngược lại, khi lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, trái phiếu có thể trở nên hấp dẫn hơn khi lợi suất của trái phiếu tăng lên trên mức lạm phát. Trái phiếu chính phủ ngừa lạm phát (TIPS) là một loại trái phiếu hoặc trái phiếu kho bạc đặc biệt, trong đó ràng buộc các khoản thanh toán gốc và lợi tức (lãi suất) với Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI), do đó lợi tức sẽ tăng hoặc giảm để bù đắp lạm phát. Trái phiếu chính phủ ngừa lạm phát (TIPS) chỉ là một khoản đầu tư tốt trong thời điểm lạm phát cao (tức là lạm phát vượt quá tỷ lệ lạm phát mục tiêu). Loại tài sản này sẽ mang lại tỷ suất sinh lợi thấp, có nghĩa là lợi ích duy nhất của việc sở hữu loại trái phiếu này là để phòng trừ trường hợp lạm phát cao.

Đối với các nhà đầu tư về hàng hóa, lạm phát có thể là một lợi thế hoặc một gánh nặng đối với các khoản đầu tư của họ. Trong thập kỷ qua, vàng và kim loại quý đã trở nên phổ biến như một tài sản tích trữ để giảm lạm phát, đặc biệt khi Hoa Kỳ đưa ra chính sách tiền tệ mở rộng làm đồng đô la bị giảm giá trị. Các mặt hàng khác như dầu, đậu nành và lúa mì cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát.

Kết quả của làm phát
Bạn không cần phải là một chuyên gia phân tích kinh tế để có thể hiểu được vai trò của lạm phát trong nền kinh tế. Mặc dù giá cả gần như không thay đổi trong vòng 10 năm qua, nhưng Hoa Kỳ đã trải qua những thời kỳ suy thoái bởi lạm phát cao.

Lạm phát xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong một nền kinh tế lành mạnh, lạm phát là điều hiển nhiên và thường được coi là một dấu hiệu tích cực khi tiền lương, việc làm và giá cả có xu hướng tăng cùng nhau. Bộ thống kê lao động Hoa Kỳ thường xuyên có các cuộc khảo sát các nhà sản xuất và doanh nghiệp hàng tháng. Các cuộc khảo sát này liên quan đến Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và Chỉ số giá sản xuất (PPI) nhằm phản ánh rõ nét những thay đổi về giá cả do lạm phát.

Mặc dù không có số liệu nào chứng tỏ lãi suất là nguyên nhân gây ra lạm phát, nhưng lãi suất và lạm phát có mối tương quan trực tiếp. Cục Dự trữ Liên bang theo dõi chỉ số CPI và PPI để đánh giá lạm phát đang ở mức nào so với mục tiêu danh nghĩa đề ra là 2-3%. Năm 2017, lạm phát lần đầu tiên đạt mục tiêu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 và báo hiệu chính sách nới lỏng định lượng của Liên bang sẽ chấm dứt. Chính sách này vốn đã làm tăng nguồn cung tiền của quốc gia (yếu tố có thể gây ra lạm phát trong một nền kinh tế khỏe mạnh).

Đối với các nhà đầu tư cổ phiếu, lạm phát không gây nhiều lo ngại vì cổ phiếu nói chung sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn tỷ lệ lạm phát. Các nhà đầu tư có thu nhập thường đầu tư vào trái phiếu sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi lạm phát vì lạm phát làm giảm lợi tức thực của họ. Một nhà đầu tư trái phiếu nhận được lợi suất 10% trên 1.000 trái phiếu sẽ thấy mình có sức mua kém hơn nếu lạm phát ở mức 5%. Thực tế, tổng khoản tiền nhận được khi đáo hạn là 1.100 USD sẽ chỉ mua được hàng hóa và dịch vụ trị giá 1.050 USD.

7 cổ phiếu của các công ty công nghệ tài chính Fintech sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các ngân hàng truyền thống

Vào tháng 4 năm 2021, Giám đốc điều hành ngân hàng JPMorgan, ông Chase Jamie Dimon đã mô tả các công ty công nghệ tài chính fintech là một trong những “mối đe dọa cạnh tranh to lớn” đối với các ngân hàng truyền thống. Sở dĩ ông nói vậy là có lý do chính đáng. Fintech (viết tắt của công nghệ tài chính) là “ngân hàng kỹ thuật số”. Các công ty này tiếp cận ngân hàng theo một cách mà các ngân hàng truyền thống không thể mô phỏng theo nên đành phải nhìn đối thủ hưởng lợi.

Như đã thấy, ngày nay tiền điện tử đang được chú ý rất nhiều vì loại tiền này đã phá vỡ hệ thống tiền tệ. Nhưng nếu không có các công ty fintech thì sẽ không có bitcoin (CCC: BTC-USD).

Ban đầu đây chỉ là cách chuyển tiền điện tử từ người này sang người khác mà không cần thông qua ngân hàng (có nghĩa đây là một hệ thống cho vay ngang hàng) nhưng hiện nay đã được biến tấu đi rất nhiều. Ngày nay, cá nhân và doanh nghiệp có thể vay vốn, đầu tư và thanh toán hóa đơn một cách thuận tiện và an toàn mà không cần phải thông qua ngân hàng.

Các công ty công nghệ tài chính đang dân chủ hóa tài chính cho nhiều cá nhân, những người luôn phải thông qua ngân hàng khi hoạt động tài chính. Thị trường khách hàng “không muốn thông qua ngân hàng” là một thị trường tiềm năng lớn. Trong quá trình fintech bắt đầu tiếp cận những khách hàng mà cho rằng ngân hàng là không cần thiết; thì cũng đã dần khai thác vào nhóm khách hàng mới mà có thể lựa chọn sử dụng ngân hàng tuỳ theo mong muốn của họ.

Trong phần đặc biệt này, hãy cùng xem xét bảy công ty fintech hiện đang dẫn đầu trong lĩnh vực này và liệu các công ty này có hoạt động tốt trong tương lai hay không.

ĐỌC THÊM:

Top Sàn Forex Uy Tín Ở Việt Nam 2021

Review sàn SEA Investing – Top 5 sàn giao dịch uy tín nhất Việt Nam

4 Cách Đánh Giá Sàn Forex “Chuẩn Nhất” Năm 2021

5 Tiêu Chí Chọn Sàn Forex Uy Tín Nhất 2021