Qũy ETF là một trong những trường hợp điển hình trên thị trường tài chính. Các sáng kiến luôn được đưa ra khi nhu cầu xuất hiện, có thể là nhu cầu dựa trên thực tế, cũng có thể là nhu cầu mới được nhận ra.

Tháng 10 năm 1987 được coi là một tháng đen tối đối với thị trường chứng khoán. Từ ngày 14 tháng 10 đến ngày 19 tháng 10, các chỉ số thị trường chứng khoán chính giảm ít nhất 30%. Sau đó, vào thứ Hai, ngày 19 tháng 10, được gọi là “Thứ Hai đen tối”, chỉ số Dow giảm 508 điểm, tương đương 22,6% tổng giá trị. Chỉ số S&P 500 cũng tương tự, giảm 20,4% tổng giá trị. Đây là phiên giảm điểm lớn nhất trong lịch sử Phố Wall vào thời điểm đó.

Quỹ ETF là gì? ETF hoạt động như thế nào? - Bstyle.vn

Một trong số những lý do mà các nhà kinh tế và sử học đưa ra cho sự việc này là tính thanh khoản kém. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ có những tài sản không được phép bán cho đến cuối ngày giao dịch, dẫn đến việc thua lỗ rất lớn. Sau sự kiện này, Ủy ban Chứng khoán & Giao dịch (SEC) đã đưa ra lời mời tạo ra một giỏ thị trường, tương tự như một quỹ tương hỗ, nhưng dựa trên S&P 500. Điều này sẽ cho phép các nhà giao dịch đầu tư vào thị trường và thoát ra khỏi thị trường bất cứ khi nào họ muốn. Kết quả sau một vài năm, quỹ hoán đổi danh mục đầu tiên đã được tạo ra với tên gọi là SPY.

Bài viết này sẽ đưa ra định nghĩa về quỹ ETF và sự khác biệt của quỹ này với quỹ chỉ số và quỹ tương hỗ. Đồng thời, bài viết cũng sẽ chỉ ra những lợi ích mà các quỹ này mang lại, những đặc điểm khiến chúng trở thành một lựa chọn đầu tư phổ biến cho các nhà giao dịch.

Quỹ hoán đổi danh mục (ETF) là gì?
Quỹ hoán đổi danh mục là một phương tiện đầu tư tổng hợp có một số đặc tính của các cổ phiếu riêng lẻ và một số đặc tính của quỹ tương hỗ hay quỹ chỉ số. Đối với một số nhà đầu tư, quỹ ETF được coi là tối ưu cho cả hai loại hình trên bởi nguyên nhân dưới đây

ETF là gì? Các quỹ ETF đang hoạt động tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Một trong những điểm hấp dẫn chính của việc sở hữu quỹ tương hỗ hay quỹ chỉ số là sự đa dạng hóa. Vì có nhiều sự lựa chọn, nhà đầu tư có được sự đa dạng không chỉ giữa các nhóm tài sản (cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa…) mà còn trong các nhóm tài sản ngách (vốn hóa nhỏ, vốn hóa trung bình, thị trường mới nổi, công nghệ, dầu mỏ, …). Sở hữu một rổ chứng khoán giúp các nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro bởi vì nếu bất kỳ chứng khoán riêng lẻ nào trong quỹ ETF hoạt động kém hiệu quả, thì thường sẽ có các chứng khoán khác đang tăng giá.

Cách quỹ ETF được tạo ra và nguyên nhân
Các quỹ hoán đổi danh mục được tạo ra để kết hợp lợi ích của quỹ tương hỗ với tính linh hoạt của giao dịch chứng khoán riêng lẻ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cá nhân không thể tiếp cận với các nhà phát hành quỹ ETF (thị trường sơ cấp cho các quỹ ETF). Do đó, các quỹ ETF sử dụng một quy trình cụ thể để trao đổi các giỏ chứng khoán được gọi là phát hành và mua lại

Phát hành: Nhà tạo lập thị trường (AP) làm việc trực tiếp với các nhà quản lý quỹ để trao đổi các chứng khoán tạo nên danh mục đầu tư ETF sang chứng chỉ quỹ ETF, thường với số lượng lớn, theo tiêu chuẩn từ 25.000 – 200.000 chứng chỉ quỹ ETF.

Mua lại: Nhà tạo lập thị trường giao chứng chỉ quỹ ETF cho quỹ và nhận về một lượng cổ phiếu tương ứng với các danh mục đầu tư ETF.

Mua và Bán: Bởi vì chỉ những nhà tạo lập thị trường mới có thể phát hành hoặc mua lại những chứng chỉ quỹ mới được tạo ra, điều này giúp đảm bảo rằng các chứng chỉ quỹ mới này được định giá gần với Giá trị tài sản ròng (NAV) của các chứng khoán trong quỹ. Vì cả chứng chỉ quỹ ETF và chứng khoán trong quỹ đều có thể được giao dịch mọi lúc, nên các nhà giao dịch có thể tận dụng những chênh lệch tạm thời trong NAV để giúp giữ giá ETF gần với giá trị thực của nó.

Sự khác biệt giữa quỹ ETF và quỹ chỉ số
Quỹ ETF giống quỹ chỉ số hơn là quỹ tương hỗ, nhưng chúng vẫn có một số điểm khác biệt rõ rệt. Trong một số trường hợp nhất định, đầu tư vào quỹ chỉ số sẽ bất lợi hơn quỹ ETF

Kỳ tái cơ cấu danh mục ETF quý IV sẽ không có bất ngờ?

Quỹ ETF đưa ra nhiều lựa chọn đầu tư hơn – Quỹ ETF có thể được tạo nên dựa trên hầu hết mọi chỉ số hoặc loại tài sản. Điều này làm cho chúng linh hoạt hơn các quỹ chỉ số, khi các quỹ này bị giới hạn trong các lựa chọn có sẵn.
Quỹ ETF cho phép các chiến lược giao dịch khác nhau – Ngoài khả năng cho phép bán khống, các quỹ ETF còn có các hình thức khác để nhà đầu tư lựa chọn như ETF nghịch đảo và ETF chỉ số tiền tệ. Những hình thức này có thể được sử dụng để quản lý rủi ro.
Quỹ ETF có cấu trúc chi phí khác – Một mặt, do cách thức ETF được tạo ra, các nhà đầu tư có thể tránh các chi phí liên quan đến tái cân bằng. Các quỹ chỉ số phải chịu chi phí tái cân bằng liên tục trong ngày. Mặt khác, giao dịch trong các quỹ chỉ số không yêu cầu chi phí giao dịch nhưng nhà đầu tư sẽ phải trả phí hoa hồng khi giao dịch ETF.
Quỹ ETF không tái đầu tư cổ tức ngay lập tức– Đây là một khía cạnh mà các quỹ chỉ số có thể là lựa chọn tốt hơn cho các nhà đầu tư. Các quỹ chỉ số ngay lập tức tái đầu tư cổ tức của họ trong khi quỹ ETF liên tục tích lũy cổ tức để chia mỗi quý.
ETFs có nhiều lợi ích về thuế hơn – Tính năng phát hành/mua lại giúp cho các nhà đầu tư không bao giờ bán các chứng khoán có thể gây ra vấn đề về thuế. Các quỹ chỉ số kích hoạt lãi vốn mỗi khi chứng khoán được bán. Một cách khác mà ETFs tránh lãi vốn là bằng cách chuyển các chứng khoán có lợi nhuận tiềm năng cao nhất ra khỏi quỹ như một phần của quá trình phát hành /mua lại của họ.
Chi phí tái cân bằng quỹ ETF lớn – Nếu nhà đầu tư muốn tái cân bằng danh mục ETF của mình, họ có thể phải trả nhiều khoản phí, trong khi các quỹ chỉ số thường không tính phí tái cân. Ngoài ra, việc điều chỉnh quỹ chỉ số dễ dàng hơn vì các nhà đầu tư có thể giao dịch các phần nhỏ của cổ phiếu quỹ.
ETF có thể tốn nhiều chi phí hơn – Vì các nhà đầu tư phải trả hoa hồng khi họ giao dịch ETF.
ETF có thể bị tác động bởi biến động giá và hạn chế thanh khoản – Các nhà đầu tư quỹ chỉ số được đảm bảo rằng họ sẽ nhận được giá trị tài sản ròng (NAV) vào cuối phiên. Bởi vì ETF có thể được giao dịch giống như một cổ phiếu, dẫn đến sự chênh lệch giữa giá thị trường và NAV, điều này có thể dẫn đến chi phí giao dịch cao hơn.
Quỹ ETF khác với quỹ tương hỗ như thế nào?
Sự khác biệt giữa các quỹ hoán đổi danh mục với các quỹ tương hỗ nằm ở một số điểm chính sau:

Các nhà đầu tư có thể mua vào và bán ra ETF giống như khi họ đang giao dịch một chứng khoán riêng lẻ. Đây là điểm khác biệt với cổ phiếu trong một quỹ tương hỗ, khi mà nhà đầu tư chỉ được thực hiện giao dịch vào cuối phiên, với giá bán dựa trên giá trị tài sản ròng (NAV) của cổ phiếu tại thời điểm thị trường đóng cửa. Cổ phiếu trong quỹ ETF có thể được giao dịch bất cứ lúc nào, trên bất kỳ sàn giao dịch chứng khoán nào (đó là lý do tại sao chúng được gọi là quỹ “trao đổi mua bán”). Các giao dịch được thực hiện theo giá thị trường tại thời điểm đó. Điều này làm cho ETF trở thành một lựa chọn phổ biến cho các nhà giao dịch.
Các quỹ hoán đổi danh mục cung cấp cho các nhà giao dịch nhiều lựa chọn hơn. Không giống như khi đầu tư vào các quỹ tương hỗ, các nhà đầu tư trong quỹ ETF có khả năng bán khống hoặc thực hiện giao dịch ký quỹ.
Một quỹ tương hỗ thường được quản lý chủ động. Mỗi quỹ tương hỗ sẽ có một nhà quản lý danh mục đầu tư chịu trách nhiệm xác định thành phần và tỉ lệ các mã chứng khoán mà quỹ sẽ nắm giữ. Trong khi đó, hầu hết các quỹ ETF được quản lý thụ động, có nghĩa là thành phần của các mã chứng khoán mà quỹ nắm giữ và tỉ trọng của chúng sẽ được xác định dựa trên những chỉ số đã được công bố. Theo cách này, quỹ ETF hoạt động tương tự như một quỹ chỉ số.
ETF thường có chi phí hoạt động thấp hơn các quỹ tương hỗ. Khi tham gia vào một quỹ tương hỗ, nhà đầu tư đang trả tiền cho những nhà quản lý danh mục đầu tư, để đổi lấy kiến thức chuyên môn của họ trong việc lựa chọn những mã chứng khoán tốt cho quỹ. Trong khi đó, đối với những quỹ được quản lý thụ động như ETF, những quyết định đó đã được xác định sẵn, điều này làm giảm chi phí của quỹ.
ETF mang lại sự minh bạch cho các nhà đầu tư. Mỗi ETF đều được yêu cầu công khai số cổ phần đang nắm giữ mỗi ngày. Vì vậy, nếu nhà đầu tư đang mua cổ phiếu trong một quỹ ETF được gắn với một chỉ số cụ thể, họ sẽ biết được chính xác chỉ số đó đang biểu thị cho những mã chứng khoán nào.
ETF mang lại lợi thế về thuế. Khả năng giao dịch như cổ phiếu trong quỹ ETF đem lại nhiều lợi ích về thuế hơn so với đầu tư vào các quỹ tương hỗ, vì lãi vốn khi giao dịch trong quỹ ETF chỉ được tính tại thời điểm cổ phiếu được mua và bán. Với quỹ tương hỗ, lãi vốn được tính bất cứ khi nào quỹ mua và bán chứng khoán trong quỹ.
ETF không yêu cầu mức đầu tư tối thiểu hay phí bán (sales loads). Các nhà giao dịch có thể đầu tư nhiều hoặc ít tùy thích. Nếu một nhà đầu tư chỉ muốn mua một cổ phiếu duy nhất, họ vẫn có thể làm vậy. Các quỹ tương hỗ yêu cầu một khoản đầu tư tối thiểu có thể là vài nghìn đô la. Một số quỹ tương hỗ vẫn tính phí bán (hay hoa hồng) cho mọi giao dịch.
Một số quỹ ETF phổ biến nhất và các chỉ số họ sử dụng để theo dõi
Dưới đây là danh sách một số ETF phổ biến nhất cho các lĩnh vực khác nhau.

Các quỹ hoán đổi danh mục trên thị trường toàn cầu (Kí hiệu giao dịch) Thông tin theo dõi
Spider (SPY) Chỉ số S&P 500
iShares Russell 2000 Index (IWM) Chỉ số Russell 2000
PowerShares (QQQ) Chỉ số Nasdaq 100
SPDR Dow Jones Industrial Average ETF (DIA) Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones
Các quỹ hoán đổi danh mục của từng phiên (Ký hiệu giao dịch) Thông tin theo dõi
VanEck Vectors Oil Services ETF (OIH) Các công ty dầu mỏ
Energy Select Sector SPDR (XLE) Các công ty năng lượng
iShares US Real Estate (IYR) Ủy thác đầu tư bất động sản (REITs)
VanEck Vectors Biotech ETF (BBH) Công nghệ sinh học
Các quỹ hoán đổi danh mục của các loại hàng hóa (Ký hiệu giao dịch) Thông tin theo dõi
United States Oil Fund (USO) Dầu thô
SPDR Gold Shares (GLD) Vàng
iShares Silver Trust (SLV) Bạc
United States Natural Gas Fund (UNG) Khí đốt
Các quỹ ETF đặc biệt mà các nhà đầu tư nên tránh
Các quỹ ETF nghịch đảo – như tên gọi của chúng, các ETF này được thiết kế để cho phép các nhà đầu tư thu lợi nhuận từ sự sụt giảm của chỉ số thị trường. Những quỹ này thường được gọi là Short ETF hoặc Bear ETF và chúng có thể là một lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư không muốn rủi ro lớn khi bán khống.

FTSE Vietnam ETF và VNM ETF sẽ cơ cấu danh mục ra sao trong tháng 6 này?

ETF đầu tư thay thế – các ETF này giúp các nhà đầu tư sử dụng các kỹ thuật đầu tư phức tạp hơn, ví dụ như thu lợi nhuận từ sự biến động thị trường thấp, giao dịch các loại tiền tệ khác nhau để kiếm lãi suất cao hơn hoặc sử dụng chiến lược covered call.

Quỹ ETF được quản lý chủ động – hay còn được gọi là quỹ ETF thông minh. Các quỹ ETF này sử dụng một chiến lược đầu tư linh hoạt. Điều này có nghĩa là nhà quản lý quỹ có thể chọn loại trừ một số cổ phiếu hoặc thay đổi tỉ lệ của một số cổ phiếu nhất định. Các quỹ này cũng có chi phí cao hơn so với các quỹ ETF truyền thống.

Các quỹ ETF có đòn bẩy – Các quỹ ETF này thường sử dụng đòn bẩy để giảm số vốn họ cần đầu tư vào một chỉ số. Ý tưởng là đạt được lợi nhuận tương tự với số tiền đầu tư ít hơn. Theo lý thuyết, giao dịch ở mức đòn bẩy 2x sẽ cung cấp cho nhà đầu tư lợi nhuận 2% nếu cổ phiếu sinh lời 1%.

Lời kết
Hiện nay, các quỹ hoán đổi danh mục đã trở nên vô cùng phổ biến. Vào năm 2010, sau khoảng 18 năm kể từ khi thành lập vào đầu những năm 1990, lượng tài sản trong quỹ ETF đã vượt mốc một nghìn tỉ USD. Chỉ mất 4 năm sau đó, con số này đã trở thành hai nghìn tỉ. Và chỉ trong năm ngoái, các nhà đầu tư đã bỏ hơn một nghìn tỉ USD vào ETF, nâng tổng số tiền trong ETF lên hơn 5 nghìn tỉ.

Và rất dễ hiểu tại sao.

ETF ngoài cung cấp những đặc điểm của quỹ chỉ số và quỹ tương hỗ còn mang lại một số lợi ích khác, đặc biệt là tính thanh khoản để bán cổ phiếu của một quỹ ETF tương tự như bán cổ phiếu. Chúng thường có giá cả phải chăng hơn do chi phí giao dịch thấp hơn, mang lại hiệu quả thuế cao hơn và có thể cung cấp phạm vi thị trường đầy đủ hơn.

Nhiều nhà phân tích tin rằng các quỹ ETF vẫn còn rất nhiều tiềm năng nếu được tiếp tục đổi mới và phát triển.

ĐỌC THÊM:

Top Sàn Forex Uy Tín Ở Việt Nam 2021

Review sàn SEA Investing – Top 5 sàn giao dịch uy tín nhất Việt Nam

4 Cách Đánh Giá Sàn Forex “Chuẩn Nhất” Năm 2021

5 Tiêu Chí Chọn Sàn Forex Uy Tín Nhất 2021