Bản tin tài chính

Sự kiện đáng chú ý trong tuần

Các nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối sẽ quan tâm đến biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và doanh số bán lẻ mới nhất của nền kinh tế Mỹ.

Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ công bố một số dữ liệu mới, qua đó có thể cung cấp bức tranh tổng quát về sức khỏe của nền kinh tế giữa lúc biến chủng Delta lây lan tại nhiều tỉnh, thành.

Doanh số bán lẻ của Mỹ

Nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng mạnh mẽ nhưng sự lây lan rộng của biến chủng Delta vẫn là một lực cản lớn. Các dữ liệu kinh tế sắp tới sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ, qua đó phát họa bức tranh kinh tế cụ thể hơn.

Sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với đợt bùng phát mới do biến chủng Delta gây ra. Chính quyền các địa phương đã triển khai xét nghiệm hàng loạt cũng như ban hành lệnh hạn chế đi lại để kiểm soát dịch bệnh. Điều này chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế.

Biên bản cuộc họp của Fed

Vào ngày 18/8, Fed sẽ công bố biên bản cuộc họp tháng 7. Giới đầu tư sẽ bám sát văn bản để tìm hiểu quan điểm của các nhà hoạch định chính sách về thời điểm ngân hàng trung ương Mỹ thu hẹp quy mô chương trình thu mua trái phiếu hàng tháng, cũng như về triển vọng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

ECB đã lên kế hoạch trong Q4 để chấm dứt việc mua tài sản khẩn cấp

Ngân hàng Trung ương châu Âu có khả năng sẽ công bố kế hoạch được chờ đợi từ lâu để giảm lượng mua tài sản liên quan đến đại dịch trong quý tới, hầu hết trong số họ mong đợi chương trình sẽ được hoàn thành trong giai đoạn cuối năm.

Với nền kinh tế khu vực đồng euro đang tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong kỷ lục và lạm phát được thiết lập để tăng thêm, áp lực lên ECB để giảm bớt Chương trình Mua hàng Khẩn cấp Đại dịch (PEPP) đang được xây dựng, giống như các ngân hàng trung ương lớn khác.

Điểm tin chính



Nông sản
• Giá lúa mì của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong 8,5 năm và lúa mì Châu Âu tiếp tục tăng, sau khi một báo cáo của chính phủ Mỹ đã giảm mạnh tồn trữ trên thế giới làm dấy lên lo lắng về nguồn cung. Lúa mì CBOT kỳ hạn tháng 9 đóng cửa tăng 8-3/4 US cent lên 7,62-1/4 USD/bushel, sau khi chạm 7,74-3/4 USD/bushel, giá cao nhất kể từ tháng 2/2013.
• Đậu tương tăng do lo sợ nguồn cung dầu thực vật toàn cầu khan hiếm. Đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 11 tăng 24 US cent lên 13,65 USD/bushel, USDA đưa ra thông báo bán xuất khẩu tư nhân 126.000 tấn đậu nành vụ mới sang Trung Quốc và 326.200 tấn chưa xác định (200 tấn cho mùa vụ 20/21 và số dư cho mùa vụ 21/22). Trước báo cáo NOPA hôm thứ Hai, các nhà phân tích dự đoán mức nghiền trung bình trong tháng 7 giữa các thành viên là 159,06 mbu. Con số đó sẽ cao hơn con số tháng 6 nhưng thấp hơn nhiều so với mức 172,8 mbu từ tháng 7 năm ngoái. Dự trữ dầu đậu nành ở mức 1,505 tỷ lbs vào ngày 31/7.
• Ngô kỳ hạn tháng 12 giảm 1/4 US cent xuống 5,73 USD/bushel. Báo cáo Cam kết giao dịch của CFTC hôm thứ Sáu chỉ ra rằng các quỹ đầu cơ đã thêm 7,544 hợp đồng vào vị thế mua ròng của họ trong các hợp đồng tương lai và quyền chọn ngô, đặt cược tăng trước các báo cáo vụ mùa. Trung Quốc đã bán 123.568 tấn, tương đương 47% lượng ngô nhập khẩu được đưa ra trong một cuộc đấu giá vào thứ Sáu. Đó là phiên đấu giá ngô nhập khẩu lần thứ 17 kể từ đầu tháng Sáu.
Nguyên liệu
• Cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 đóng cửa giảm 3,85 US cent hay 2% xuống 1,8575 USD/lb. Giá đã đạt gần cao nhất 7 năm vào cuối tháng 7. Giá cà phê arabica được củng cố bởi triển vọng sụt giảm trong vụ tới tại Brazil sau khi bị thiệt hại bởi băng giá. Vẫn có những ước tính mâu thuẫn về sản lượng đã bị thiệt hại bởi băng giá ở Brazil là bao nhiêu, điều này khiến thị trường biến động mạnh. Cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 đóng cửa giảm 18 USD hay 1% xuống 1.836 USD/tấn.
• Đường thô kỳ hạn tháng 10 đóng cửa tăng 0,41 US cent hay 2,1% lên 19,95 US cent/lb, trong phiên có lúc giá đã đạt 20,1 US cent/lb, cao nhất kể từ tháng 2/2017. Sản lượng đường khu vực trung nam Brazil trong niên vụ 2021/22 dự báo giảm xuống 32,5 triệu tấn so với dự báo hồi tháng 6 là 34,1 triệu tấn do hạn hán và băng giá.
• Giá cao su Nhật Bản tăng trong phiên cuối tuần do tăng lo ngại nguồn cung sau khi số ca nhiễm Covid-19 tại các nước sản xuất chính ở Đông Nam Á tăng cao. Thái Lan, nhà sản xuất cao su lớn nhất thế giới có số ca nhiễm kỷ lục ngày thứ hai. Cao su giao tháng 1/2022 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 2 JPY hay 0,9% lên 22,6 JPY/kg. Tính cả tuần giá tăng 1,2%. Cao su giao tháng 1/2022 tại sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 60 CNY lên 14.755 CNY (2.276 USD)/tấn. Tồn kho cao su tại Thượng Hải tăng 2,9% so với tuần trước.
• Ca cao ICE NY tháng 9 (CCU21) vào thứ Sáu đóng cửa tăng +40 (+ 1,60%), và ca cao ICE London # 7 (CAU21) tháng 9 tăng +16 (+ 0,95%). Giá ca cao hôm thứ Sáu tăng lên mức cao nhất trong gần 3 tháng, sau khi cơ quan quản lý ca cao Bờ Biển Ngà đình chỉ bán ca cao kỳ hạn cho niên vụ 2021 // 22,. Điều này có thể dẫn đến nguồn cung ca cao toàn cầu thắt chặt hơn. Giá ca cao đã ở chế độ phục hồi do nhu cầu sô cô la và ca cao tăng mạnh sau khi IRI báo cáo hôm thứ Ba rằng doanh số bán lẻ sô cô la của Hoa Kỳ trong 4 tuần tính đến hết ngày 11 tháng 7 tăng + 5,8% so với cùng kỳ.
Kim loại
• Vàng giao ngay tăng 1,4% lên 1.776,21 USD/ounce. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 12 đóng cửa tăng 1,5% lên 1.778,2 USD/ounce. Kim loại quý này đã phục hồi mạnh sau khi giảm xuống dưới mức thấp nhất trong 4 tháng bởi lo sợ Fed sẽ bắt đầu cắt giảm hỗ trợ kinh tế sau một báo cao việc làm của Mỹ mạnh mẽ trong tuần trước. Cũng hỗ trợ giá vàng là nhu cầu vàng giao ngay tăng, đặc biệt từ các nước tiêu thụ hàng đầu như Ấn Độ và Trung Quốc.
• Đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London LME tăng 1,3% lên 9.587 USD/tấn và tăng trong cả tuần sau khi giảm 2,7% trong tuần trước. Một cuộc đình công được ngăn cản tại mỏ đồng lớn nhất thế giới Escondida ở Chile làm giảm bớt lo ngại về nguồn cung. Nhưng công nhân cho biết họ sẽ từ chối làm việc tại một mỏ thuộc sở hữu của Codelco và ở các hoạt động của JX Nippon Copper. Dự trữ đồng tại kho LME gần mức cao nhất kể từ tháng 5/2020 tại 222.600 tấn trong khi dự trữ của sàn Thượng Hải giảm 6,5% xuống 93.032 tấn.
• Theo số liệu của công ty tư vấn Mysteel, mức công suất sử dụng các lò cao tại 247 nhà máy Trung Quốc đã phục hồi nhẹ lên 85,89% trong tuần này, nhưng vẫn dưới mức 95,16% cùng kỳ năm trước. Quặng sắt trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đã giảm khoảng 4,2% xuống 814 CNY (215,66 USD)/tấn trước khi đóng cửa giảm 0,9% xuống 842 CNY/tấn. Tính chung cả tuần quặng sắt đã giảm 8,2%. Quặng sắt giao ngay hàm lượng 62% Fe tại Trung Quốc giảm 1 USD xuống 166 USD/tấn trong ngày 12/8, theo công ty tư vấn SteelHome.
Năng lượng
• Chốt phiên 13/8, dầu thô Brent giảm 0,72 USD hay 1% xuống 70,59 USD/thùng. Dầu WTI giảm 0,65 hay USD 0,9% xuống 68,44 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu vẫn tăng nhẹ, so với giảm mạnh trong tuần trước đó. Dù Cơ quan Năng lượng Quốc tế liên tục cảnh báo về sự lây lan của các biến thể virus corona đang làm chậm nhu cầu dầu mỏ.
• Các ngân hàng lớn Goldman Sachs và JPM Commodities Research không mấy lạc quan về dầu mỏ do số ca nhiễm Covid-19 tăng cao. Goldman cắt giảm ước tính lượng dầu thiếu hụt trên toàn cầu xuống 1 triệu thùng/ngày từ 2,3 triệu thùng/ngày trong ngắn hạn, do sự sụt giảm nhu cầu dầu mỏ trong tháng 8 và tháng 9. Tuy nhiên, Goldman dự kiến sự phục hồi nhu cầu tiếp tục cùng với tốc độ tiêm vaccine đang tăng lên. Trong khi JPM đánh giá sự phục hồi nhu cầu toàn cầu đình trệ trong tháng này với nhu cầu vẫn tương đương với 98 triệu thùng/ngày trung bình cho tiêu thụ toàn cầu trong tháng 7.
• Ngược lại OPEC giữ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu phục hồi trong năm nay và tiếp tục trong năm 2022, mặc dù lo ngại ngày càng tăng về số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt. Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, các công ty năng lượng Mỹ đã bổ sung số giàn khoan nhiều nhất trong một tuần kể từ tháng 4 khi tổng số giàn khoan hơn gấp đôi mức thấp kỷ lục một năm trước.
• Khí tự nhiên hóa lỏng Châu Á (LNG) tiếp tục xu hướng tăng trong tuần này do nhu cầu vẫn mạnh trong khu vực, mặc dù số ca nhiễm virus corona tại Trung Quốc – nước nhập khẩu LNG lớn thứ hai thế giới – tiếp tục tăng đã kiềm chế đà tăng giá. Giá LNG trung bình giao tháng 9 vào Đông Bắc Á ước tính khoảng 17,05 USD/mmBtu, tăng 15 US cent so với tuần trước. Những lô hàng được giao trong tháng 10 ước tính khoảng 17,3 USD/mmBtu. Các nhà phân tích từ ngân hàng Mỹ cho biết giá khí đốt toàn cầu đã tăng cao trong mùa hè này do nhu cầu cao ở Châu Á kết hợp với tồn kho ở Châu Âu thấp đến mức khó tin.

Chi tiết: https://vct.com.vn/tin-tuc-hang-hoa-ngay-16-8-2021/


Đầu Tư Hàng Hoá thông qua Sở Giao Dịch Hàng Hoá Việt Nam
Giao dịch các sản phẩm: Dầu Thô, Bạc,Đồng, Cà phê, Cao Su, Quặng sắt,...
- Mua bán 2 chiều - Giao dịch T0 - Không lãi vay - Liên thông 52 quốc gia
- Mobile/ zalo: 033 796 8866