Trong lĩnh vực đầu tư tài chính nói chung và đầu tư ck nói riêng, quản lý vốn luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất.

Quản lý vốn là cách một nhà đầu tư xác định rõ ràng mức rủi ro mà mình sẽ chấp nhận trước khi tham gia một giao dịch.

Chúng ta giao dịch ck để kiếm tiền, và điều kiện đầu tiên để có thể làm được điều đó là học cách quản lý tiền. Nhưng thật không may, bằng những nguyên do nào đó, đây lại là một trong những vấn đề bị bỏ qua nhiều nhất trong giao dịch ngoại hối.

Trong thực tế, nhiều nhà giao dịch chỉ chăm chăm nghĩ đến việc vào lệnh, áng chừng một khoản lỗ tương đối cho các lệnh và CLICK ngay vào nút BUY hoặc SELL.

Trên thực tế, hầu hết các nhà giao dịch khi vào lệnh với phong cách như vậy đến cuối cùng đều không hiểu TẠI SAO MÌNH MẤT NHIỀU TIỀN ĐẾN THẾ.

Giao dịch mà không kết hợp với quản lý vốn chặt chẽ, đúng hơn nên gọi nó là GAMBLE

Nếu bạn vẫn đang xem nhẹ việc quản lý vốn, thì trong bài viết này, tôi sẽ nói cho bạn biết những lợi ích lớn nhất, thiết thực nhất của việc quản lý vốn. Để qua đó, bạn có thể hình dung một cách rõ ràng tầm quan trọng rất lớn của QUẢN LÝ VỐN đối với sự thành công của một nhà giao dịch.

Bắt đầu nhé!


#1. Quản lý vốn để tồn tại trên thị trường
Quản lý vốn để tồn tại – Đây là điều đầu tiên tôi muốn nói với tất cả những người mới tham gia thị trường Forex đầy khốc liệt này.

Thị trường ck không phải một mỏ vàng để chúng ta đến đào (đây chính xác là điều mà tôi đã nghĩ khi biết đến ck). Vì vậy trước khi bạn có thể kiếm được lợi nhuận bền vững, bạn phải tồn tại cái đã.

Để tồn tại thì quản lý vốn chắc chắn là cách tiếp cận đúng đắn nhất chứ không phải một “chén thánh” hay một “tâm lý thép”. Sự thật là hầu hết mọi người sẽ mất rất nhiều tiền trong 1-2 năm đầu tiên nếu không áp dụng các nguyên tắc quản lý vốn, tôi cũng không ngoại lệ!

Với việc quản lý vốn ở mức rủi ro thấp, bạn có thể liên tục thua lỗ mà không gây thiệt hại quá nhiều trước khi có thể tìm được hệ thống giao dịch hiệu quả phù hợp với bạn.

Nếu bạn đã hết sạch vốn trước khi tìm được hệ thống giao dịch hiệu quả, bạn không thể tiếp tục “trả học phí” cho thị trường để tiếp tục con đường đầy khó khăn này.

Thành công trong giao dịch là chặng đường vô cùng khó khăn và cần nhiều thời gian (tính bằng năm). Tôi luôn đề cao rủi ro trong mỗi bài chia sẻ trên blog này không phải vì tôi là con người tiêu cực, mà để bạn nhận thức đúng được thị trường này không phải chỉ toàn màu vàng của GOLD như bạn kỳ vọng mà có thể là màu vàng của SH*T nữa.

Vì vậy bạn hãy nhớ MUỐN KIẾM TIỀN THÌ PHẢI CÒN TIỀN!

Nếu không cược, bạn không thể thắng. Nhưng nếu thua hết vốn,

bạn không thể tiếp tục cược!

– Larry Hite

#2. Quản lý vốn để phục hồi tài khoản dễ dàng hơn khi thua lỗ
Quản lý vốn để phục hồi tài khoản dễ dàng hơn khi thua lỗ là như thế nào?

Giả sử bạn có tài khoản 1000$, nếu tài khoản của bạn đang bị thua lỗ thì khả năng hồi phục tài khoản về số dư ban đầu sẽ có dưới bảng sau:

[​IMG]
Hướng dẫn cách quản lý vốn
Nếu tài khoản lỗ 10%, bạn cần tăng trưởng 111% số dư còn lại chỉ để hòa vốn.

Nếu tài khoản lỗ 30%, bạn cần tăng trưởng 143% số dư còn lại chỉ để hòa vốn.

Nếu tài khoản lỗ 50%, bạn cần tăng trưởng 200% (nhân đôi) số dư còn lại chỉ để hòa vốn.

Nếu tài khoản lỗ 70%, bạn cần tăng trưởng 333% số dư còn lại chỉ để hòa vốn.

Nếu tài khoản lỗ 90%, bạn cần tăng trưởng 1000% (nhân 10 lần) số dư còn lại chỉ để hòa vốn.

Bạn có thể thấy thua lỗ thì dễ dàng còn để hòa vốn sau thua lỗ thì vô cùng khó khăn. Bạn chỉ mất 50% vốn mà lại cần kiếm lợi nhuận 100% số dư còn lại chỉ để tài khoản trở về trạng thái ban đầu. Còn khi bạn thua lỗ 90% số vốn thì việc khôi phục lại tài khoản (x10 lần số dư còn lại) như là “nhiệm vụ bất khả thi”.

Nếu quản lý vốn ở mức 2% cho một giao dịch thua lỗ, với 10 giao dịch sai liên tiếp, bạn vẫn có đến 80% vốn để bắt đầu lại, tất nhiên sau khi điều chỉnh lại hệ thống giao dịch của mình. Đây là cách tiếp cận vô cùng sáng suốt.

#3. Quản lý vốn để vượt qua chuỗi lệnh thua liên tiếp
Giả sử bạn đang có 1 hệ thống giao dịch hoạt động rất tốt với winrate 50% và tỷ lệ Risk Reward là 1:2.

Bạn nên đọc: Cách hiệu quả để tăng tỷ lệ Risk Reward trong giao dịch Forex

Hệ thống của bạn đang hoạt động rất tốt trong cả năm, đến 1 ngày xấu trời, bạn gặp chuỗi 10 lệnh như sau:

lose lose lose lose win lose win win win win

Nếu bạn áp dụng quản lý vốn ở mức -3% cho 1 lệnh thua lỗ, lệnh lãi tương ứng +6% (RR = 1:2), thì tài khoản của bạn sẽ diễn biến như thế này:

97% 94% 91% 88% 94% 91% 97% 103% 109% 115% => Bạn có lãi 15% sau chuỗi 10 lệnh đó.

Nhưng nếu bạn không áp dụng quản lý vốn, mỗi lệnh thua lỗ bạn mất 25% tài khoản, thì tài khoản của bạn sẽ diễn biến như thế này:

75% 50% 25% 0% => Sau 4 lệnh thua liên tiếp, bạn cháy tài khoản và sau đó. À không còn sau đó nữa!

Nếu bạn chấp nhận rủi ro quá lớn cho mỗi giao dịch, khi gặp chuỗi lệnh thua lỗ dài, bạn có nguy cơ cháy tài khoản trước khi hệ thống tạo ra lợi nhuận cho bạn bất kể hệ thống đã được chứng minh là rất hiệu quả trong thời gian dài.

Thực tế việc gặp một chuỗi 4 lệnh thua liên tiếp là không hiếm, bạn sẽ không thể biết được lệnh nào sẽ là lệnh thắng, lệnh nào sẽ là lệnh thua.

Nếu biết trước lệnh nào sẽ thua thì bạn vào lệnh đó để làm gì, có đúng không?

Nếu bạn cho rằng bạn không cần quản lý vốn vì khó có 4 lệnh giao dịch thua liên tiếp thì tôi xin chia sẻ câu chuyện kinh dị có thật của tôi. Đó là 21 lệnh liên tiếp không được nếm mùi chiến thắng, trong đó chỉ có 6 lệnh hòa còn lại 15 lệnh thua.

Mãi sau tôi mới hiểu ra rằng chuỗi thua đó không hẳn đến từ hệ thống giao dịch của tôi mà phần lớn đến từ khả năng kiểm soát tâm lý giao dịch quá kém.

Và quản lý vốn là 1 cách hữu hiệu giúp bạn có một tâm lý giao dịch tốt hơn rất nhiều!

#4. Quản lý vốn để có tâm lý giao dịch tốt hơn
Tiếp tục trích dẫn ông Larry Hite, một người bị ám ảnh bởi khái niệm quản lý vốn trong đầu tư (tôi cũng vậy sau khi thua lỗ vô cùng nặng nề trong 2 năm đầu tham gia thị trường Forex).

Giới hạn rủi ro không quá 1% vốn và không có ngoại lệ, tôi thờ ơ với bất kỳ giao dịch nào!

– Larry Hite

Trước đây tôi thường xuyên nhìn màn hình bất cứ khi nào có thể. Tôi sắm 2 màn hình lớn chỉ để 1 màn hình làm công việc gì đó và 1 màn hình mở chart Forex lên, sẵn sàng nhảy vào nếu thị trường “có biến”.

Tôi không thể rời màn hình và nguyên nhân lớn nhất là tôi lo lắng cho số tiền tôi có thể mất nếu giá đi ngược hướng. Vô hình chung, khối lượng giao dịch làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý giao dịch của tôi và nhiều hệ quả khác nữa.

Bạn có đang như vậy không? Hay chí ít bạn đã từng như tôi phải không?

Đúng như Larry Hite nói, hiện tại khi giao dịch ck, tôi hoàn toàn không quá bận tâm về một giao dịch thua lỗ. Nếu có nhiều thua lỗ liên tục, chắc chắn tôi sẽ bận tâm nhưng không phải là về số tiền đã thua mà về hệ thống giao dịch của mình.

Vì tôi biết một hệ thống giao dịch hiệu quả đi kèm với kỷ luật trong quản lý vốn sẽ sinh ra lợi nhuận ổn định theo thời gian.