Sự ra đời của chứng quyền có bảo đảm (covered warrant) hứa hẹn tạo ra cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nhờ các đặc điểm như: chi phí đầu tư thấp, lỗ giới hạn, không yêu cầu ký quỹ hay đòn bẩy cao. Tuy nhiên, đi kèm với khả năng sinh lời cao của hiệu ứng đòn bẩy luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro đòi hỏi nhà đầu tư trước khi tham gia giao dịch chứng quyền cần chuẩn bị chu đáo và hết sức thận trọng. Bài viết dưới đây sẽ đi vào chi tiết về tính đòn bẩy khi giao dịch chứng quyền có bảo đảm.

Chứng quyền có bảo đảm giúp gia tăng tỷ suất sinh lợi cho nhà đầu tư
Thực chất của việc phát hành chứng quyền có bảo đảm là công ty chứng khoán cung cấp cho nhà đầu tư một sản phẩm có tính đòn bẩy cao hơn rất nhiều so với mua chứng khoán cơ sở. Do giá giao dịch của chứng quyền thường khá thấp, nên khi giao dịch chứng quyền, nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra một số tiền ít hơn khi giao dịch cổ phiếuhttps://online.hsc.com.vn/equity.html. Khi giá cổ phiếu biến động đúng với dự báo của nhà đầu tư, chứng quyền có thể làm gia tăng tỷ suất sinh lợi cho nhà đầu tư.

Ví dụ: Giá cổ phiếu VNM đang ở mức 100.000đ/cổ phiếu. Hiện có chứng quyền có bảo đảm mua với các thông tin sau: Chứng khoán cơ sở: cổ phiếu VNM, giá chứng quyền có bảo đảm: 102.000đ/chứng quyền có bảo đảm, tỷ lệ thực hiện 1:1, giá thực hiện: 100.000đ)

Với số tiền là 100 triệu đồng, nhà đầu tư có thể mua được 1.000 cổ phiếu hoặc 10.000 chứng quyền có bảo đảm.

Khi giá cổ phiếu VNM tăng lên 120.000 đồng/cổ phiếu, lợi nhuận của nhà đầu tư trong các trường hợp là:

Mua Cổ phiếu VNM: (120.000 đồng – 100.000 đồng) x 1.000 CP = 20.000.000 đồng -> tỷ suất sinh lời 20%

Mua chứng quyền có bảo đảm: (120.000 đồng – 100.000 đồng – 10.000 đồng) x 10.000 chứng quyền có bảo đảm = 100.000.000 đồng -> tỷ suất sinh lời lời 100%

Hệ số đòn bẩy khi dùng chứng quyền so với cổ phiếu = 100%/20% = 5 lần

Chứng quyền có bảo đảm làm tăng tỷ lệ lỗ của nhà đầu tư
Chứng quyền có bảo đảm là công cụ đầu tư tài chính có thể giúp nhà đầu tư gia tăng suất sinh lợi nhưng cũng đồng thời làm tăng tỷ lệ lỗ cho nhà đầu tư khi chứng khoán cơ sở biến động ngược chiều với nhận định của nhà đầu tư. Nói cách khác, giá của chứng quyền sẽ biến động nhanh đối với các thông tin tốt, xấu của cổ phiếu cơ sở và theo đó mức sinh lời, rủi ro đối với chứng quyền cũng cao hơn.

Ví dụ: Cũng ở ví dụ trên, nếu giá cổ phiếu không tăng lên mà giảm xuống còn 80.000đ/cổ phiếu. Khoản lỗ của nhà đầu tư trong các trường hợp là:

Mua cổ phiếu: (100.000 đồng – 80.000 đồng) x 1.000 CP = 20.000.000 đồng -> lỗ 20%

Mua chứng quyền có bảo đảm: Nhà đầu tư mất toàn bộ khoản phí mua 10.000 chứng quyền có bảo đảm (100 triệu đồng) -> lỗ 100%

Lợi thế của đòn bẩy chứng quyền
♦ Lỗ tối đa trên số tiền đầu tư (nhỏ) ban đầu

♦ Không phải trả lãi vay

♦ Không có gọi ký quỹ (margin call) và đóng vị thế bắt buộc

Hệ số đòn bẩy thường được đo lường như sau:

Effective Gearing = Warrant Gearing x Delta = [Giá cổ phiếu / (Giá thực hiện x Tỷ lê chuyển đổi)] x Delta

Nguồn:
https://online.hsc.com.vn/tin-tuc/d...a/tinh-don-bay-khi-giao-dich-chung-quyen.html