Threaded View
-
27-07-2018 11:12 AM #1
Member- Ngày tham gia
- Jun 2018
- Bài viết
- 364
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Chứng quyền được triển khai thế nào ở Việt Nam
1. Chứng quyền có bảo đảm là gì?
Chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant) là hợp đồng giữa nhà đầu tư và tổ chức phát hành (TCPH), theo đó người sở hữu chứng quyền có bảo đảm được quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở cho TCPH theo một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.
Trong giai đoạn đầu triển khai chứng quyền có bảo đảm tại Việt Nam, chỉ triển khai chứng quyền mua, hình thức thanh toán bằng tiền và chỉ có cổ phiếu được chọn làm chứng khoán cơ sở.
Xem thêm: Làm sao để mua chứng quyền trên thị trường sơ cấp?
2. Mô hình hoạt động của chứng quyền có bảo đảm tại Việt Nam
Chứng quyền có bảo đảm tại Việt Nam được phát hành bởi công ty chứng khoán. Mô hình hoạt động của chứng quyền có bảo đảm là một chuỗi các hoạt động xuyên suốt:
a. Đăng ký chào bán và phát hành
Sau khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định, TCPH sẽ gửi hồ sơ đăng ký chào bán chứng quyền có bảo đảm cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Trong vòng 20 ngày, UBCKNN xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cho TCPH, sau đó, TCPH sẽ thực hiện ký quỹ bảo đảm thanh toán tại Ngân hàng lưu ký và phân phối chứng quyền có bảo đảm cho nhà đầu tư.
b. Đăng ký, lưu ký, niêm yết
Sau khi hoàn thành việc phân phối tại thị trường sơ cấp, TCPH tiến hành đăng ký, lưu ký toàn bộ số lượng chứng quyền có bảo đảm được phép phát hành với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và đăng ký niêm yết với Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK).
Số lượng chứng quyền có bảo đảm không phân phối hết sẽ được chuyển vào tài khoản tự doanh của TCPH. Tối đa 07 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, chứng quyền có bảo đảm chính thức được giao dịch trên thị trường thứ cấp, khi đó, số chứng quyền này sẽ được tiếp tục phân phối trên thị trường thứ cấp.
c. Giao dịch và thanh toán
Sau khi niêm yết, tất cả các hoạt động giao dịch chứng quyền sẽ được quản lý, giám sát và hướng dẫn bởi SGDCK và UBCKNN. Về cách thức giao dịch, chứng quyền có bảo đảm sẽ được giao dịch trên tài khoản chứng khoán cơ sở với chu kỳ thanh toán T+2. Phí giao dịch của chứng quyền có bảo đảm bao gồm: hoa hồng môi giới, thuế giao dịch và phí giao dịch.
Tổ chức phát hành phải có nghĩa vụ thực hiện hai hoạt động quan trọng là hoạt động tạo lập thị trường và phòng ngừa rủi ro (hedging) nhằm cung cấp thanh khoản cho thị trường cũng như đảm bảo có đủ tài sản cho nhà đầu tư thực hiện quyền.
d. Thực hiện quyền
Đây là khâu cuối cùng đối với từng vòng đời của chứng quyền. Tại thời điểm đáo hạn chứng quyền, quy trình thực hiện quyền của nhà đầu tư xảy ra, khi đó tổ chức phát hành, thành viên giao dịch, lưu ký, có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm Lưu ký chứng khoán để thực hiện thanh toán tiền cho nhà đầu tư. Tổ chức phát hành phải thanh toán tiền cho nhà đầu tư khi chứng quyền ở trạng thái có lãi tại ngày thực hiện, kể cả khi nhà đầu tư có yêu cầu thực hiện quyền hay không.
3. Vai trò của các chủ thể tham gia thị trường
a. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước:
Quản lý và hướng dẫn toàn bộ hoạt động của thị trường chứng quyền có bảo đảm,
Ban hành các quy chế và văn bản hướng dẫn liên quan,
Xem xét và cấp Giấy chứng nhận chào bán chứng quyền có bảo đảm cho TCPH,
Giám sát việc công bố danh sách chứng khoán đủ điều kiện làm chứng khoán cơ sở chào bán chứng quyền có bảo đảm của SGDCK và có quyền yêu cầu loại bỏ chứng khoán ra khỏi danh sách.
b. Sở Giao dịch Chứng khoán:
Thẩm định tính hợp lệ của việc niêm yết chứng quyền có bảo đảm,
Giám sát hoạt động giao dịch chứng quyền có bảo đảm,
Quản lý hoạt động tạo lập thị trường, hoạt động phòng ngừa rủi ro (hedging) của tổ chức phát hành,
Quản lý việc công bố thông tin liên quan đến các hoạt động của chứng quyền có bảo đảm,
Giám sát việc duy trì các điều kiện niêm yết, tỷ lệ lưu hành của chứng quyền có bảo đảm, đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp nhằm ổn định thị trường,
Công bố danh sách các chứng khoán đủ điều kiện làm chứng khoán cơ sở,
Công bố giá thanh toán cho các chứng quyền có bảo đảm đáo hạn.
c. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán:
Đăng ký và lưu ký cho chứng quyền có bảo đảm,
Thanh toán các giao dịch chứng quyền có bảo đảm trên thị trường thứ cấp,
Phối hợp với TCPH và các thành viên giao dịch, lưu ký để thực hiện quyền cho các nhà đầu tư,
Phong tỏa chứng khoán dùng cho mục đích phòng ngừa rủi ro theo yêu cầu của tổ chức phát hành,
Phối hợp với UBCKNN và SGDCK quản lý toàn bộ thị trường chứng quyền có bảo đảm.
d. Tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm:
Chào bán chứng quyền có bảo đảm cho nhà đầu tư,
Đăng ký, lưu ký và niêm yết chứng quyền có bảo đảm tại Trung tâm Lưu ký và SGDCK,
Thực hiện tạo lập thị trường và phòng ngừa rủi ro theo quy định pháp luật.
e. Ngân hàng lưu ký:
Quản lý, giám sát tài sản ký quỹ của TCPH nhằm đảm bảo thanh toán cho các chứng quyền có bảo đảm đã phát hành,
Phong tỏa tài sản đảm bảo này trong suốt vòng đời của chứng quyền có bảo đảm.
f. Nhà đầu tư: là người giao dịch (mua/bán) chứng quyền có bảo đảm trên thị trường.
Xem chi tiết bài viết tại: https://online.hsc.com.vn/tin-tuc/de...-viet-nam.html
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam 2018
By pthuphuong in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 11-07-2018, 01:48 PM -
Margin sẽ được triển khai từ tháng 9?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 24-03-2016, 02:23 PM -
Margin được triển khai từ tuần sau
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 3Bài viết cuối: 24-03-2016, 02:22 PM -
KSA - Doanh nghiệp triển vọng phát triển lớn trong ngành khai thác khoáng sản năm 2011 của Việt Nam
By MrChen in forum Doanh nghiệp sàn HoSETrả lời: 104Bài viết cuối: 20-12-2011, 03:54 PM
Bookmarks