Threaded View
-
23-12-2016 10:13 AM #1
- Ngày tham gia
- Dec 2016
- Đang ở
- Hà Nội
- Bài viết
- 14
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
P/E thấp, tại sao cổ phiếu vẫn không tăng giá?
Vì đó không phải là cốt lõi của việc tăng giá cổ phiếu!
Chỉ số P/E (Thị giá/thu nhập) là chỉ số phổ biến của NĐT trong quá trình định giá đắt/ rẻ của một cổ phiếu. Có rất nhiều cổ phiếu trên thị trường đang được giao dịch ở mức P/E thấp (<6 lần) trong thời gian dài, tuy nhiên dòng tiền (đặc biệt là dòng tiền dài hạn) vẫn không chú ý do đó giá cổ phiếu ở mức rất thấp hoặc không thể tăng. Vậy đâu là nguyên nhân?
1. Do cơ cấu tài chính của DN.
Nếu nhìn vào đồ thị P/E của LM8 rõ ràng trong 3 năm gần đây, chưa bao giờ LM8 được thị trường đánh giá P/E tới mức 6 lần mặc dù đây là DN có EPS cao, cổ tức tiền mặt đều đặn hằng năm.
Tuy nhiên nhìn kỹ hơn về cơ cấu tài sản, chúng ta sẽ thấy nút thắt khi 70% tổng tài sản nằm ở các khoản "phải thu" và "tồn kho". Mặc dù đa số nguồn lực dồn vào 2 khoản trên nhưng LM8 không chiếm dụng được nhiều vốn dẫn đến vốn lưu động bị thiếu, buộc DN phải vay nợ để tài trợ cho HĐKD và tỷ lệ nợ vay luôn chiếm từ 40-50% tổng nguồn vốn là điều hiển nhiên:
Giả sử trong tương lai, nếu LM8 quản trị tài chính tốt hơn, nâng cao được vị thế của mình hơn, tăng cường chiếm dụng vốn của nhà cung cấp hay khách hàng hơn, giảm các khoản "phải thu" dẫn đến dòng tiền mạnh lên và giảm được "nợ vay" thì chắc chắn NĐT dài hạn sẽ chú ý đến DN này. Đa số các DN thuộc dòng Lilama, một số DN thuộc công ty con của tổng công ty nhà nước có đặc điểm tài chính gần giống với LM8. Và hiển nhiên những DN có cơ cấu tài chính không thật sự mạnh mẽ thì thị trường không đánh giá cao đồng thời thị giá khó tăng bền và ổn định.
2. Do tăng trưởng.
Nếu một cổ phiếu đang được giao dịch với P/E hiện tại 10 lần, năm tới EPS tăng trưởng 100% thì hiển nhiên cổ phiếu này đang được giao dịch ở P/E tương lai 5 lần, rất hấp dẫn! Tuy nhiên cũng một trường hợp khác, P/E hiện tại của cổ phiếu đang là 5 lần, nếu EPS năm tới không tăng trưởng thậm chí giảm thì P/E 5 lần ở trường hợp này lại không hề hấp dẫn chút nào.
Gạch men Thanh Thanh (TTC) là DN có cơ cấu tài chính an toàn và độ rủi ro cực thấp. DN sử dụng rất ít nợ vay, phát triển dựa trên vốn tự có, vốn chiếm dụng, thặng dư cũng như LN giữ lại. Hình trên cho thấy lợi nhuận của TTC có tăng trưởng từ Q1/2015 đến Q2/2016 do sự phục hồi của ngành BĐS. Tuy nhiên thị trường chỉ đánh giá TTC ở mức P/E đâu đó dưới 6 lần trong 1 thời gian rất dài. Nguyên nhân chính là tốc độ tăng trưởng của DN này ở mức thấp đồng thời khả năng bức phá mạnh gần như không thể với nội tại của DN hiện tại.
Trong tương lai, để có bước chuyển mình tăng trưởng mạnh mẽ buộc TTC phải thay đổi, đó có thể là việc đầu tư thêm tài sản cố định, ra đời sản phầm mới, hoặc có thể là việc chiếm lĩnh một thị trường ngách nào đó.... Từ lúc này đến lúc có bước chuyển cần một thời gian dài và việc hiện tại thị trường đang định giá TTC ở mức P/E thấp là điều dễ hiểu.
Hoặc như hiện tại có DRC, CSM đang được giao dịch ở mức P/E thấp nhất trong 3 năm trở lại đây vẫn không hút được dòng tiền nguyên nhân cũng từ việc LN DN liên tục suy giảm và tương lai của 2 DN này vẫn tăng trưởng khó khăn:
Sẽ thật sự rủi ro nếu bạn mua trúng DN đang được giao dịch ở mức P/E cao và LN không tiếp tục tăng trưởng thậm chí tăng trưởng chậm lại!
3. Do cơ cấu lợi nhuận hoặc lợi nhuận bất thường.
Lợi nhuận đó có thể là lợi nhuận tài chính, lợi nhuận khác được DN hoạch toán kém minh bạch nhằm mục đích nào đó từ ý chí chủ quan. Đó cũng có thể là lợi nhuận đột biến từ việc bán tài sản hoặc một lợi nhuận không thường xuyên. Với những trường hợp này thị trường thường chiết khấu giá cổ phiếu ở mức giá hợp lý với mức định giá P/E không cao. Vietnam Equity đã có những bài viết về loại DN này trước đây và những trường hợp này tương đối dễ nhận biết. Ví dụ:
Có thể DN đang giao dịch ở P/E thấp trong một thời gian dài do 1 trong 3 nguyên nhân trên hoặc đang có 2-3 nguyên nhân. Hoặc cũng có thể một nguyên nhân nào đó khác nữa. Việc định giá theo phương pháp P/E đơn giản nhưng mang nhiều yếu tố khác nhau như: ước tính tốc độ tăng trưởng của DN, chi phí sử dụng vốn, hoàn cảnh và giai đoạn thị trường....
Và rồi, bạn sẽ thật sự hạnh phúc nếu mua và sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp có cơ cấu tài chính tuyệt vời, lợi nhuận từ HĐKD cốt lõi tiếp tục tăng trưởng mạnh, đang được định giá ở mức P/E hợp lý/ hấp dẫn. Đó cũng là những DN mục tiêu mà Vietnam Equity không ngừng trăn trở, tìm kiếm ./.
(Vietnam Equity)
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Tại sao giá FLC vẫn tăng khi tin ông Trần Thế Anh từ chức được công bố?
By nhadaututiemnang in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 3Bài viết cuối: 19-12-2013, 07:37 AM -
Tại sao CPI tháng 3 lại “đột ngột” tăng thấp?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 3Bài viết cuối: 24-04-2012, 08:51 PM -
Tại sao trước đây NH nhỏ có thể tăng lãi suất huy động mà vẫn không sợ lỗ?
By So in love in forum BlogTrả lời: 0Bài viết cuối: 20-09-2011, 03:13 PM -
KMR : 1 cổ phiếu quá bèo ... Tại sao các cổ đông trung thành đang giữ KMR vẫn để em nó dưới cả mệnh giá nhỉ ?
By bi04virgo in forum Doanh nghiệp sàn HoSETrả lời: 28Bài viết cuối: 25-05-2011, 10:37 PM
Bookmarks