Tin buồn

Vô cùng thương tiếc báo tin: Thị trường chứng khoán Việt Nam. Tên thường gọi “sòng Hosino, Hasino” (nhái lại từ casino). Sinh năm 2000. Sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được các con nghiện chứng khoán tận tình cứu chữa nhưng do tuổi nhỏ sức yếu, lại bị bỏ bê nên đã từ trần hồi 11h ngày 27 tháng 5 năm 2011 hưởng thọ 70 tuổi (có thể 60 tuổi nhé).

Tìm trẻ lạc

Cháu tên là Hoàng, ra đi cả nửa tháng nay không thấy về. Khi đi cháu mặc áo màu xanh, quần màu đỏ, đi dép vàng, tay cầm cục tiền nói là đi cứu chứng khoán. Ai kiếm được cháu tôi xin hậu tạ bằng biên độ 1% trong 1 tháng.

Than thở cuối năm

Chứng khoán đỏ ửng, khách tan hoang
Đôi mã còn xanh, lấm tấm vàng
Sột soạt đếm lương, toàn tiền lẻ
Đập bàn, quyết định: Tết ngủ ngoan.

Thơ chứng


Buổi sáng ra đi mặt sáng tươi
Trưa về ủ dột tựa đười ươi
Trời ơi có thấu đời chơi chứng
Một kiếp phong ba khóc lại cười.

Cũng cái cặp da tựa doanh nhân
Vác lap tựa như vác núi tiền
Bám đeo chuyển sàn nhanh thoăn thoắt
Cut lỗ trượt sóng muốn phát khùng

Mỗi lần bear thắng mặt buồn xo
Quên ăn mất ngủ chỉ âu lo
Tóc tai phờ phạc trông hốc hác
Thương cho thân xác giống con cò

Chứng nhân quá khổ bà con ơi!!!
Nghiệp chứng đành phải bon chen với cuộc đời

Ba bộ xương

Một bộ xương người rời nghĩa địa lang thang ngoài đường. Gặp một bộ xương khác, nó bèn hỏi: "Cậu chết năm nào vậy?"
- Tớ chết đói năm Ất Dậu. Còn cậu?

- Tớ mới chết, ở châu Phi.

Hai bộ xương cùng nhau đi tiếp, được một lúc thì gặp bộ xương thứ ba.

- Trời đất, cậu chết năm nào mà bộ dạng tả tơi vậy?

Bộ xương kia nổi cáu:
- Điên à, tôi còn đang sống sờ sờ ra đây.

- Vậy cậu là ai?

- Nhân viên môi giới chứng khoá

Chứng khoán thời mất giá!

Trong giờ học, cô giáo hỏi một học sinh: "Bố mẹ em làm nghề gì?"

- Thưa cô, bố mẹ em là nhà đầu tư chứng khoán.

Mới nghe đến đó, cả lớp bỗng nhiên cười ồ lên. Cậu bé mặt đỏ bừng mà không biết tại sao.

Thấy vậy, cô giáo liền nghiêm mặt nói:

- Các em trật tự! Không được chế giễu người nghèo đang gặp hoàn cảnh khó khăn.

Chí Phèo thời Chứng khoán

Hắn vừa đặt lệnh vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ Vn-Index giảm sâu quá là hắn chửi. Bắt đầu chửi cái thị trường chứng khoán. Có hề gì? TTCK có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi luôn UBCK. Nhưng cả UB ai cũng nhủ: "Chắc nó trừ mình ra!" Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Ðã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí tiền mua chứng khoán không? Thế thì có khổ hắn không?

Nông dân chơi chứng khoán


PV: Kìa bác?

Nông dân: Thật mà. Tôi quyết tâm sống bằng chứng khoán.

PV: Nhưng khổ quá, bác ơi, bác có hiểu chứng khoán là gì không?

Nông dân: Không, tôi chưa nhìn thấy bao giờ.

PV: Chưa nhìn thấy bao giờ? Vậy sao bác quyết định bán bò mà mua?

Nông dân: Vì tôi thấy thiên hạ mua nhiều quá. Và nghe nói ai cũng lãi ầm ầm.

PV: Lãi ầm ầm?

Nông dân: Thực thế. Tôi được biết tiền thiên hạ mua nhà, mua xe từ mua chứng khoán mà ra.

PV: Đúng là cũng có vài người bác ạ. Nhưng cháu khuyên bác suy nghĩ cho kỹ, vì bác chỉ có mỗi con bò này thôi, và nó còn trẻ và đẹp lắm, nó chắc chắn sẽ đẻ được bò con.

Nông dân: Nhưng chứng khoán đẻ ra tiền.

PV: Thế này bác ạ. Từ chứng khoán đến tiền còn là một quy trình phức tạp, không đơn giản đâu. Trong khi từ bò tới bò con dễ hiểu hơn nhiều.

Nông dân: Nhưng tôi sốt ruột quá rồi, nhà báo ạ. Tôi thấy cả thành phố, và cả làng nói tới chứng khoán nhiều quá. Tôi phải liều thôi.

PV: Tại sao bác cần liều?

Nông dân: Tại tôi thấy những đứa liều nó thắng.

PV: Bác ơi, vì bác chưa thấy những đứa liều hy sinh, những đứa liều chết trong âm thầm.

Nông dân: Nhà báo đừng cản nữa, phen này tôi quyết hy sinh, ít nhất một kiếp… bò.

PV: Khoan, khoan. Cháu phải cản chứ. Xin hỏi bác thêm nữa: Tại sao chứng khoán đẻ ra tiền?

Nông dân: Tại vì ta có thể mua nó với giá đắt, sau đó bán lại với giá cao.

PV: Vấn đề chính là ở chỗ ấy, bác ạ. Khác với bò, mua để cày hay mua để vắt sữa. Gần như toàn bộ, những người mua chứng khoán hiện nay đều chỉ nhằm một mục đích: bán lại cho kẻ khác mà thôi.

Nông dân: Ờ đúng.

PV: Và bác cũng mua để bán phải không?

Nông dân: Ờ, tôi mua để bán.

PV: Ai cũng mong bán chuyền tay với giá cao hơn và của đáng tội có cao hơn thật, vì với mỗi ngày theo thời thượng, cơn sốt ấy lại càng nóng lên, số lượng người mua cứ phình ra mãi mãi.

Nông dân: Rồi sao?

PV: Phình ra như một cái bong bóng rồi nhất định sẽ tới lúc nó sẽ nổ "Đoàng". Cháu cứ nói nôm na là thế.

Nông dân: Ôi, cái ngày ấy còn xa lắm.

PV: A, cái đó thì không biết được. Có khi chỉ vài phút nữa, có khi còn mấy tháng nữa cơ.

Nông dân: Vậy thì tôi lại càng cần bán bò nhanh lên, không thì chậm mất.

PV: Chính cái lúc một người nông dân muốn bán bò tham gia như bác, cháu nghĩ lúc "Đoàng" ấy sắp tới gần rồi.

Nông dân: Nhà báo đừng có suy nghĩ xui xẻo.

PV: Thật mà. Lúc cơn sốt đã lan tới làng quê, thì cơn sốt theo cháu sắp tới tận cùng.

Nông dân: Theo cô thì không bao giờ giàu được, và tôi muốn giàu.

PV: Cháu cũng thế.

Nông dân: Và hơn nữa, tôi muốn giàu nhanh. Đã mấy chục năm nay, tôi chậm quá, cứ nhà ngói cây mít, cứ bò xong rồi tới lợn, .... Tôi muốn đổi đời trong phút chốc, tôi muốn lợi dụng cục… chứng khoán trời cho.

PV: Chả phải trời đâu, bác ạ. Người đấy. Mà đã người, chả ai lại cho không.

Nông dân: Tôi vội lắm.

PV: Bác hãy dừng lại đi. Vì cái vội của bác nguy hiểm vô cùng. Bác sẽ bán bò với giá rẻ, rồi mua chứng khoán với giá cao.

Nông dân: Mặc kệ.

PV: Chớ có mặc kệ. Vì con bò này, với bác, là tuyến phòng thủ cuối cùng. Bác không có quyền phiêu lưu với nó.

Nông dân: Tôi cứ phiêu lưu. Tôi có cảm giác mỗi ngày trôi qua là mất đi cơ hội.

PV: Còn cháu thì có cảm giác mỗi phút trôi qua, lại tới nguy hiểm gần kề.

Nông dân: Mặc kệ.

PV: Ôi, bác ơi. Cháu đã nói hết lời.

Nông dân: Cô tưởng tôi không nói sao?

PV: Nói ai?

Nông dân: Nói với con bò. Tôi bảo nó: Bò ơi, tao chỉ còn mỗi mình mày. Và tao mang mày ra đánh bạc.

PV: Nó cũng hiểu là đánh bạc sao?

Nông dân: Hiểu chứ. Tôi tiếp tục: Bò ạ, dù thắng hay thua tao cũng nhớ ơn mày, biết đâu tấm thân của mày sẽ giúp tao làm nên một cuộc đời đổi thay lịch sử.

PV: Bác nên tôn trọng lịch sử.

Nông dân: Tôi biết. Nhưng trong giờ phút ấy, tôi phải nói những lời như thế, để con bò vui lòng bước đi. Quả nhiên nó ngẩng cao đầu, bước rất hiên ngang.

PV: Rồi sao nữa?

Nông dân: Rồi tôi với nó tiến vào hàng phở, định bán nó cho họ làm món tái hoặc nạm gầu. Nhưng chiến dịch bất thành vì hàng phở đã đóng. Toàn thể nhân viên ra chợ chứng khoán mất rồi.

PV: *** loạn.

Nông dân: Cho nên tôi và bò lại đi. Tôi sẽ tìm một cơ hội nữa.