Thứ Ba, 04/08/2015 13:41

Kịch bản giá dầu 40 USD/thùng: Nga bị dồn vào chân tường?
Theo TS Nguyễn Ngọc Trường, nếu giá dầu rớt xuống 40 USD/thùng, Nga sẽ bị đẩy vào chân tường bởi đồng rúp mất giá mạnh, sản xuất đình trệ.

Tứ bề khốn khó

Thị trường dầu thô thế giới đang đối mặt với đợt giảm giá thứ hai khi kể từ phiên giao dịch ngày 23/6 đến nay, giá dầu thế giới đã giảm 20% xuống khoảng 49 USD/thùng.

Trước đó, giá dầu thô thế giới đã sụt giảm mạnh kể từ giữa năm 2014, với nguồn cung dôi dư khiến giá dầu trượt khỏi mức 100 USD/thùng.

Sau khi chạm đáy 42 USD/thùng trong tháng 3/2015, giá dầu thô đã tăng dần lên khoảng 60 USD/thùng vào tháng 5/2015.

Tuy nhiên, đà trượt giá lần này đã dập tắt hy vọng nhen nhóm hồi tháng 5/2015 của các doanh nghiệp dầu mỏ, rằng giá “vàng đen” sẽ duy trì ổn định ở mức 60 USD/thùng hoặc nhích lên 65 USD/thùng.


Giá dầu tiếp tục xuống thấp khiến kinh tế nước Nga gánh nhiều rủi ro
Theo TS Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mexico, Thuỵ Điển, một loạt nhân tố đang kéo giá dầu thế giới đi xuống.

Cụ thể, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tiếp tục kiên quyết không cắt giảm sản lượng dầu để giữ thị phần. Trong tháng 7/2015, sản lượng của tổ chức này đạt mức cao kỷ lục với 32,01 triệu thùng/ngày, OPEC đã tuyên bố sẽ không cắt giảm nguồn cung, hiện ở mức khoảng 30 triệu thùng/ngày, để vực giá lên.

Việc OPEC không có kế hoạch giảm thị phần để dành chỗ cho Iran đã gây lo ngại về nguồn cung. Iran ước tính nâng sản lượng 500.000 thùng/ngày ngay khi các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ và 1 triệu thùng/ngày trong vòng vài tháng.

Trong khi đó, số liệu yếu kém của Trung Quốc gây lo ngại về tình trạng tăng trưởng giảm tốc ở quốc gia tiêu thụ dầu mỏ nhiều thứ hai của thế giới.

Hoạt động chế tạo tại Trung Quốc bất ngờ không tăng trưởng trong tháng 7/2015, khi nhu cầu cả ở trong nước và nước ngoài yếu. Ngoài ra, cuộc cách mạng dầu đá phiến đã giúp Mỹ tự túc được về năng lượng, có nguồn cung dồi dào.

Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế, nhu cầu dầu mỏ thế giới trong năm 2016 sẽ giảm 1,2 triệu thùng/ngày, từ mức 1,4 triệu thùng/ngày của năm nay.

Bối cảnh trên khiến nguy cơ giá dầu rớt xuống 40 USD/thùng đã được đặt ra và theo ông Trường, Nga - quốc gia có tới 50% ngân sách được thu từ dầu mỏ và khí đốt, sẽ bị đẩy vào chân tường.

"Cho đến nay chi phí khai thác dầu của Nga vẫn ở mức tương đối cao trong khi nguồn thu ngân sách lại phụ thuộc vào việc xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt.

Trước đây, khi giá dầu ở mức 70-80 USD/thùng kinh tế Nga đã gay go, giờ giá dầu xuống thấp dưới 50 USD, thậm chí có thể xuống tới 40 USD/thùng, nền kinh tế nước này sẽ càng nhiều rủi ro bởi giá dầu rớt mạnh đẩy đồng rúp mất giá theo, sản xuất đình trệ và Nga sẽ ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc.

Giá dầu giảm cùng với các đòn trừng phạt của Mỹ và phương Tây có thể khiến kinh tế Nga không có lối ra", ông dự đoán.

Thậm chí, TS Nguyễn Ngọc Trường không loại trừ kịch bản nền kinh tế Nga có nguy cơ sụp đổ nếu giá dầu rơi xuống 40 USD/thùng, chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin có thể bị đe doạ.

Lý giải thêm về thế bị dồn vào chân tường của Moscow, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế cho rằng, Nga đã nhiều lần tuyên bố, giá dầu giảm và đòn trừng phạt của phương Tây là cơ hội để thoát khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ nói riêng và tài nguyên nói chung, thúc đẩy cải cách cơ cấu kinh tế, xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao và tinh chế, dựa trên nền tảng là hoạt động khoa học, kỹ thuật và những phát minh thiết kế-chế tạo của nước nhà.

Thế nhưng, trên thực tế, theo TS Nguyễn Ngọc Trường, Nga muốn thoát phụ thuộc cũng không dễ.

"Cho đến nay, những chuyển đổi về kinh tế của Nga không đáng kể, Nga mới chỉ tự túc được thực phẩm. Dân số Nga lại đang suy giảm nghiêm trọng, với chính sách nhập cư thắt chặt hơn có tới 1/3 lao động người Trung Á tại Nga có thể phải trở về nước.

Giá dầu giảm cùng với các biện


Xem bài viết: Nhịp đập Thị trường 04/08: VN-Index rơi gần 9 điểm, về lại 600 điểm