Trong bối cảnh giá dầu bật trở lại, mùa công bố thu nhập kết thúc và tình hình Hy Lạp bớt căng thẳng, báo cáo việc làm được đưa ra hôm nay (thứ 6) sẽ là chỉ số then chốt của nền kinh tế Mỹ.

Nhìn chung mọi người đều kì vọng tháng 1 có thêm 230,000 việc làm trong khu vực phi nông nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp duy trì tại mức 5.6% và tiền lương tăng 0.3%. Vào tháng trước, tiền lương theo giờ giảm 0.2% đã khiến thị trường 1 phen điên đảo.

Bảng lương phi nông nghiệp chiếm 80% số người làm công sản xuất giá tổng sản phẩm quốc nước của Hoa Kỳ.

Goldman Sachs dự đoán tỉ lệ thấp nghiệp vào khoảng 5.5% và tiền lương tăng 0.4%, tổ chức này cũng đề cập trong một bản báo cáo rằng “nhiều khả năng lịch nghỉ lễ khá “lung tung” và hành vi thuê nhân công vào dịp này cũng không bình thường khiến số liệu giảm bất ngờ.”

Tuy nhiên, nhà phân tích David Mericle lại cho biết báo cáo tuần này sẽ cho thấy số liệu tiêu cực, ông dự đoán số việc làm phi nông nghiệp sẽ chỉ đạt 210,000.

Quan trọng hơn, người ta tin tưởng rằng tiền lương sẽ tăng 2.75% trong năm 2015, cao hơn năm ngoái 1.7% nhưng “vẫn thấp hơn nhiều so với mức 3 đến 4% như chủ tịch Fed Janet Yellen đã nói.”

Bên cạnh số liệu tiền lương khả quan, chiến lược gia JJ Kinahan tại TD Ameritrade cho biết ông hy vọng số lượng việc làm được nâng cao trong ngành sản xuất thay vì các quán bar hay nhà hàng.

Hầu hết các nhà phân tích đều nhìn xa hơn những số liệu thực tế nhằm hướng về xu thế tổng quan cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng.

Jeffery Saut, chiến lược gia đầu tư tại Raymond James nhận định: “Chúng ta đang chứng kiến quá trình tăng việc làm liên tục trong suốt 51 tháng.”

Báo cáo thất nghiệp vào tuần trước công bố số liệu thấp hơn dự đoán góp phần tạo đà cho nền kinh tế.

Theo báo cáo của Challenger, Gray & Christmans, số liệu dự đoán cắt giảm nhân sự của các nhà tuyển dụng Mỹ tăng lên gần mức cao nhất trong 2 năm (53,041 việc làm) trong tháng 1, tăng 63% so với tháng trước. Việc này chủ yếu do giá dầu giảm gây ảnh hưởng tiêu cực đến khu vực năng lượng.

Lượng thâm hụt thương mại lớn hơn dự tính, trị giá 46.6 tỉ USD (nhiều nhất kể từ tháng 11/2012) khả năng đã tạo áp lực lên GDP của Mỹ, dẫn đến số liệu đáng thất vọng (2.6%) trong quý IV vừa được công bố vào thứ 6 tuần trước.

Chứng khoán Mỹ đóng cửa với mức tăng 1% vào thứ 5, đánh dấu sự hồi phục đầu tiên trong năm. Chỉ số Dow tăng 1.2% đạt 17,884.88 điểm sau khi kết thúc phiên, dẫn đầu là Pfizer and DuPont trong các cổ phiếu blue chip. Chỉ số S&P 500 lên điểm 1.03% chạm mức 2,062.52. Chỉ số Nasdaq đóng cửa sau khi vươn lên 4,765.10 điểm (tăng 1.03%).

Tin tức về thương vụ sát nhập và mua lại đẩy cổ phiếu của Pfizer và Ball Corp lên cao ấn tượng. Lợi nhuận đáng khích lệ từ L Brands và Sirius XM bù đắp cho bản báo cáo không mấy khả quan của Michael Kors và Keurig Green Mountain. Báo cáo sau giờ giao dịch của Twitter, Activision Blizzard, GoPro đều vượt mức dự đoán. Hiện chỉ con một doanh nghiệp chủ chốt là Moody’s, sẽ công bố báo cáo lợi nhuận trước phiên giao dịch vào thứ 6, kết thúc mùa công bố lợi nhuận.

Giá dầu hồi phục, tăng 4% đạt mức trên $50/thùng sau khi giảm 9% vào thứ 4. Dầu duy trì trong khoảng từ $45 đến $55 trong tuần này.

Ông Bruce Bittles, chiến lược gia tại R.W. Baird nhận định: “Tâm lí tin tưởng giá tăng là động lực đẩy giá dầu đi lên. Giờ khi giá dầu ổn định, các nhà đầu tư đã thay đổi thái độ với nền kinh tế thế giới.”

Theo CNBC
Bài dịch của nhóm IF24h
Link: http://if24h.com/cac-nha-dau-tu-mong...ec-lam-cua-my/