Thị trường ngoại hối sau đêm qua, các cặp ngoại tệ ảnh hưởng như thế nào?
Trên thị trường người ta đang bàn tán sôi nổi về quyết định bất ngờ của Ngân hàng Thụy Sĩ. Nhắc lại là hôm qua ngân hàng trung ương Thụy Sĩ đã quyết định từ bỏ chính sách giá đồng nội địa thấp. Ngoài ra lãi suất huy động tiền gửi cũng được giảm xuống còn -0,75% và khung lãi suất 3 tháng của Libor giảm tới -1,25%/-0,25%.
Với quyết định không những bất ngờ mà còn gây sốc, nhà điều hành Thụy Sĩ đã làm giảm đáng kể uy quyền của mình (vài ngày trước đại diện của ngân hàng còn tuyên bố là sự gắn kết tỉ giá đồng frank với euro là chính sách trọng tâm của Ngân Hàng). Các nhà xuất khẩu Thụy Sĩ sẽ bị thiệt hại nặng vì quyết định này còn đồng frank Thụy Sĩ sẽ hoàn toàn mất đi vị thế "bến đỗ an toàn". Hiện tại khó có thể biết được là đồng frank sẽ đi về đâu. Có lẽ giá của nó sẽ khó lường trước một thời gian nữa. Dần dần tình hình sẽ ổn định và giao động của nó sẽ bị tác động bởi thông số kinh tế Thụy Sĩ.
Hôm nay tin đáng chú ý là thông số giá tiêu dùng của Hoa Kì (13:30 GMT). Cho dù đó không phải là thông số chính của áp lực lạn phát Mỹ mà FED dựa vào, nhưng vẫn nên chú ý đến những chỉ số này. Gần đây áp lực lãi suất Mỹ giảm vượt trên tất cả thông số lạm phát (để tăng lãi suất FED chỉ cần dấu hiệu của sự bắt đầu tăng áp lực lãi suất). Cộng với việc giá dầu tiếp tục giảm, đồng nghĩa với việc chỉ số giá tiêu dùng sẽ giảm trong tháng 12 từ mức 1,3% y/y xuống mức 1,0% y/y rất có thể xảy ra.
Trên thị trường chứng khoán trọng tâm hôm nay là cổ phiếu của Intel (INTC; công ty đã báo cáo sau khi kết thúc phiên đấu giá hôm qua, bảng báo cáo khá hơn mong đợi chút xíu, thông tin chi tiết về bảng báo cáo Intel sẽ được thông báo trên trang thông tin chúng tôi vào khoản 13:30 GMT) và Goldman Sachs (GS; công ty báo tráo trước khi bắt đầu phiên đấu giá hôm nay; dự báo trung bình: EPS $4.37, lợi nhuận $7688.22 triệu).

Những cặp ngoại tệ chính:
EUR/USD: Cặp này vừa mới chạm vào điểm tối thiểu của 11 năm trời và triển vọng vẫn còn tiêu cực. Mọi sự chú ý vẫn dồn về cuộc họp ECB và bầu cử Hy Lạp. Ngoài ra có thêm một lý do để tiêu cực: truyền thông Hy Lạp thông báo có hai ngân hàng chủ chốt trong hệ thống ngân hàng đã đệ đơn xin ngân hàng trung ương hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp. Lý do đệ đơn - số lượng rút tiền tăng trong khi không đủ thế chấp để thu hút thanh khoản từ phía ECB. Việc ngân hàng phải nhờ đến nhà điều hành trung ương là dấu hiệu cho việc tình hình thanh khoản trong khu vực tín dụng Hy Lạp đang xấu đi.
Tôi không nghĩ là trong tình hình này có thể có sự hiệu chỉnh, nhưng với việc cuộc họp ECB và bầu cử Hy Lạp đang đến gần có thể có sự hiệu chỉnh nhất định. Cặp này vẫn nên xem xét việc giao dịch ngắn hạn. Mức cản gần $1,1740, cao hơn - $1,1890/1900. Gần những mức tối thiểu đạt vừa qua tôi không thấy mức cản nào.
GBP/USD: Nói chung tình hình cặp này vẫn như cũ: khi mà tỷ giá vẫn nằm trên đường cản vẽ trên đáy tối thiểu của năm 2010 và 2013 khả năng hồi phục rất cao. Vùng này có thể dừng giá giảm 7 tháng qua. Cặp GBP/USD rất phù hợp cho việc mở lệnh dài trong trường hợp USD hiệu chỉnh sau khi giảm vừa rồi (việc USD hôm qua giảm do ảnh hưởng của doanh thu bán lẻ rất yếu đả minh chứng điều đó). Cho dù vậy vẫn không có những yếu tố nền tảng để làm tăng giá đáng kể.
Khả năng cặp này tiếp tục xu hướng giảm cũng đáng nghi do thông tin sau: theo thông số CFTC hiện tại có rất nhiều nhà đầu cơ và trader lớn ra những lệnh ngắn hạn về cặp này và tình hình này đã diễn ra khá lâu. Đồng thời lại đang tăng số lượng lệnh dài hạn của trader. Tình hình này cho thấy khả năng thay đổi của xu hướng giảm khá cao, nhưng chỉ trong triển vọng trung hạn và dài hạn.
Mức cản gần $1,5320, cao hơn $1,5480/5500.
USD/JPY: Cặp này đã xuống mức Y117, nhưng khó thể tin xu hướng giảm sẽ tiếp tục. Áp lực lạm phát giảm do giá dầu giảm có thể khiến Ngân Hàng Nhật Bản tăng khối lượng kích thích tiền tệ hoặc rời thời điểm đạt được 2% lạm phát (cả cái này lẫn cái kia sẽ ảnh hưởng xấu đến đồng yên, cuộc họp của Ngân Hàng Nhật Bản sẽ diễn ra tuần sau).
Vùng Y116,00/Y115,60 (vùng tối thiểu của 14 tháng 1 và 38,2% FIBO Y109,30-Y121,80 (vùng tăng do quyết định hồi tháng 10 của Ngân Hàng Nhật Bản)) là mức cản quan trọng. Trong trường hợp người ta đầu cơ về việc Ngân Hàng Nhật Bản tăng khối lương kích thích tiền tệ thì cặp này sẽ hướng đến đỉnh của năm 2007 (vùng Y124).
AUD/USD: Cặp này gần tới vùng cản quan trọng $0,8290-$0,8360 (mức cản vẽ bởi đỉnh của tháng 9, 10, 11 năm 2014 và МА(50) cho D1). Không thể chắc là sự hiệu chỉnh của tỷ giá đã kết thúc và nên chờ đợi sự xuống giá. Cho dù triển vọng trung hạn và dài hạn vẫn còn tiêu cực, trong ngắn hạn đô Úc sẽ còn hiệu chỉnh. Giá nguyên liệu hiệu chỉnh cũng có thể giúp điều đó (những ngày qua giá vàng, dầu, đồng và nhứng nguyên liệu khác đang hồi phục) Nhưng nói chung tình hình cặp này không rõ ràng nên đừng đụng đến nó.
NZD/USD: Chuyển động tỷ giá NZD/USD (nếu so về chart ngày và tuần) đang chỉ sự thay đổi triển vọng. Cặp này nhất định không chịu đi xuống cho dù giá của đo New Zealand thật sự quá cao (Ngân hàng dự trữ New Zealand (RBNZ) đã đưa ra những lập luận khách quan về điều đó). Đồng thời chưa thấy lý do để giá tăng. Để cặp này tăng cần phải sự hiệu chỉnh đáng kể của đô Mỹ hoặc là sự mong chờ về việc RBNZ sắp tăng lãi xuất. Lý do thứ hai khó xảy ra nếu không có sự gia tăng áp lực lạm phát và trong triển vọng gần thì đều đó không có. Cặp này cũng không nên đụng đến.
GOLD: Giá vàng đạt và vượt qua vùng MA(200) chart D1. Theo quán tính xu hướng tăng sẽ giữ một thời gian, nhưng không có lý do quan trọng để tăng. Vì vậy hiện tại là thời điểm chốt lời tốt. Giá vàng tăng mạnh sẽ diễn ra trong trường hợp các nhà đầu tư chạy đến vàng và hiện nay lý do cho xu hướng đó là việc tăng khả năng của Hy Lạp ra khỏi vùng Eurozone (khu vực đồng tiền chung châu Âu)
-------------------------------
Phân tích này là của TeleTrade Việt Nam