Dòng tiền thông minh đang bắt đầu chạy vào đúng chỗ và đây là dấu hiệu đáng mừng cho nông dân VN nói riêng và cho nông nghiệp VN nói chung: căn cứ vào thống kê của World Bank, năm 2013 VN đứng thứ 2 trên thế giới với 7,2 triệu tấn gạo xuất khẩu, dưới Ấn Độ (10,5) nhưng trên Thái (6,7).

Như đã chia sẻ đây đó trên diễn đàn này, chúng ta nên tập trung vào những ngành mà chúng ta có ưu thế cạnh tranh và thị trường gạo toàn cầu là thị trường mà trong đó chúng ta đang có ưu thế cạnh tranh - ít nhất là cho đến hết năm 2013 như thống kê của World Bank đã cho thấy. Cần nhấn mạnh lần nữa là, ưu thế cạnh tranh toàn cầu luôn thay đổi như đã từng chia sẻ: Bangladesh tận dụng được lợi thế cạnh tranh của họ là lao động rẻ để hình thành đặc khu kinh tế tập trung vào ngành may mặc và đang chiếm dần hợp đồng gia công của VN; tương tự, Samsung chuyển qui trình lắp ráp smartphone qua VN vì giá nhân công ở TQ cao hơn.

Cho nên, VN nên tối đa hóa ưu thế cạnh tranh của mình trong ngành sản xuất gạo để nếu không trở thành quốc gia hàng đầu trên thế giới về xuất cảng gạo thì ít nhất cũng duy trì được vị trí hạng 2 của mình. Không những thế, gạo còn là nguồn lương thực chiến lược nếu chiến tranh xảy ra: trong khủng hoảng ở Ukraine, Nga đã ở thế tay trên đối với Mỹ và Âu Châu nhờ vị trí năng lượng chiến lược của Nga trong việc cung cấp gas cho Âu Châu.

Trong bối cảnh này, chính phủ cần đóng vai trò năng động hỗ trợ bằng cách cung ứng dịch vụ hậu cần phân phối (logistics) qua việc nâng cấp và mở mang hệ thống cầu đường; mặt khác kiểm soát chặt chẽ mức độ ô nhiễm trong nước sông Cửu Long để đảm bảo phẩm chất gạo. Ở đây cần đặc biệt lưu ý đến việc số lượng gia tăng các nhà máy nhuộm ngành dệt may VN trong tiến trình sát nhập chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu có thể thải ô nhiễm xuống các giòng sâng và gây ảnh hưởng lâu dài không những đến ngành gạo chiến lược mà còn đến sức khoẻ của dân ta và làm tăng chi phí y tế về đường dài.


Xem bài viết: Doanh nghiệp thép, thuỷ sản đi làm lúa gạo