Threaded View
-
28-11-2013 01:46 PM #1
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2012
- Bài viết
- 627
- Được cám ơn 101 lần trong 59 bài gởi
DLG: Tái cấu trúc nợ, chỉ còn kỳ vọng vào cao su và cầu đường
DLG: Tái cấu trúc nợ, chỉ còn kỳ vọng vào cao su và cầu đường
Kết quả kinh doanh chưa có gì sáng sủa, DLG đã phải chuyển mạnh từ vay ngắn hạn sang vay dài hạn để phục vụ các dự án cao su và cầu đường. Đây là kỳ vọng lớn nhất của công ty này.
Cổ phiếu tăng gần 32% chỉ trong 3 tuần, dù KQKD chưa cải thiện
Tính từ đầu tháng 11, giá cổ phiếu của CTCP Tập Đoàn Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG) đã bất ngờ bật tăng mạnh trở lại sau khoảng thời gian đi ngang khá lâu trước đó. Cụ thể, giá cổ phiếu của công ty này đã tăng từ 3,800 đồng/cp (01/11) lên đến 5,000 đồng/cp (20/11), tương ứng với mức tăng 31.6%. Khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên của DLG trong giai đoạn này đạt 1,076,248 đơn vị, tăng 45% so với khối lượng trung bình trong 52 tuần ở mức 741,019 đơn vị.
Tuy nhiên, từ sau ngày 20/11, cổ phiếu DLG đã liên tục có nhiều phiên giảm điểm trở lại. Diễn biến này có thể do ảnh hưởng của việc niêm yết bổ sung hơn 2.6 triệu từ ngày 22/11/2013. Đây là số cổ phiếu phát hành thêm, chuyển đổi từ trái phiếu chuyển đổi còn lại được phát hành trong năm 2011.
Biểu đồ giao dịch của DLG từ ngày 01/7-25/11 (Nguồn: VietstockFinance)Kết quả kinh doanh 9T/2013 thoát lỗ nhờ lợi nhuận khác
Theo BCTC quý 3/2013 vừa công bố mới đây, doanh thu 9T/2013 của DLG đạt 432.4 tỷ đồng, giảm 20% so với 9T/2012. Tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty trong giai đoạn này được cải thiện hơn so với cùng kỳ 2012 khi tăng từ 11.7% lên 15%.
Chi phí lãi vay 9 tháng đầu năm 2013 ở mức 90.4 tỷ đồng, tăng 26.4% so với 9T/2012 và gấp 1.4 lần lợi nhuận gộp của công ty. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của DLG chỉ đạt vỏn vẹn 1.8 tỷ đồng, so với hơn 12 tỷ đồng trong 9T/2012.
Đáng chú ý là trong quý 3/2013, DLG bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 8.4 tỷ đồng, giúp cho công ty này thoát lỗ. Theo đó, lợi nhuận trước thuế thế trong 9T/2013 của DLG đạt 9.5 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước và chỉ đạt 19% so với kế hoạch đề ra cả năm; lợi nhuận sau thuế chỉ đạt vỏn vẹn 1.3 tỷ đồng.
Như vậy, rõ ràng hoạt động kinh doanh chính của DLG vẫn chưa được cải thiện đáng kể và phải dựa vào khoản lợi nhuận khác. Đáng chú ý là khoản lợi nhuận khác này không được công ty công bố chi tiết trong BCTC.
Tái cấu trúc các khoản vay, tập trung hoàn thành các dự án cao su và cầu đường?
Mặc dù kết quả kinh doanh không mấy khả quan, nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh trong kỳ của DLG đã được cải thiện đáng kể. Cụ thể, dòng tiền hoạt động kinh doanh của 9 tháng đầu năm đạt 125.5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2012 âm hơn 258.3 tỷ đồng.
Nguyên nhân chính giúp cho dòng tiền hoạt động kinh doanh được cải thiện xuất phát từ sự sụt giảm của khoản phải chi khác từ 913 tỷ đồng trong 9T/2012, xuống chỉ còn 68 tỷ đồng trong 9T/2013.
Với lượng tiền hoạt động kinh doanh thặng dư khá lớn này, DLG có thể bù đắp được dòng tiền hoạt động đầu tư trong kỳ đang âm tới 154.8 tỷ đồng mà không cần phải đi vay mượn ngắn hạn quá nhiều như năm trước đó.
Có thể thấy rõ điều này khi từ đầu năm đến nay, lượng tiền vay nợ của DLG chỉ đạt 138.3 tỷ đồng, giảm mạnh 67% so với cùng kỳ 2012. Đến cuối quý 3/2013, khoản vay ngắn hạn của DLG đã sụt giảm mạnh 64% so với cuối năm 2012 xuống còn 203.5 tỷ đồng; tuy nhiên, khoản vay dài hạn lại tăng vọt 86% lên mức 920 tỷ đồng.
Với các số liệu này, có thể thấy DLG đã thành công trong việc tái cấu trúc các khoản nợ vay ngắn hạn thành nợ vay dài hạn để giảm áp lực trả nợ. Việc tăng mạnh các khoản vay dài hạn là dấu hiệu cho thấy công ty đang đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư, nhiều khả năng liên quan đến dự án trồng cao su (hiện đã đầu tư gần 224 tỷ đồng, tăng hơn 35 tỷ đồng so với đầu năm) và các dự án cầu đường (đã đầu tư 121 tỷ đồng, tăng hơn 30 tỷ đồng so với đầu năm).
Các dự án trồng cao su quan trọng nhất của DLG là laBlứ (948 ha), ChưBử (980 ha), trong khi cầu đường chủ yếu là dự án BOT Quốc lộ 14A từ Km 817 đến 887. Có vẻ như DLG đang đặt kỳ vọng rất lớn vào các dự án này, sau khi dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A bị loại ra khỏi quy hoạch.
Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A bị loại ra khỏi quy hoạch
Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A do DLG đề xuất đã kéo dài hơn 6 năm nay và gây ra nhiều tranh cãi. Mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến đồng ý với kiến nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, giao Bộ Công thương rà soát để đưa các dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A ra khỏi các quy hoạch được duyệt và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đến cuối quý 3/2013, DLG đã đầu tư tổng cộng gần 11 tỷ đồng cho các dự án thủy điện này. Như vậy, với việc bị đưa ra khỏi quy hoạch, DLG đang đối diện nguy cơ mất trắng khoản tiền đã đầu tư này.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng vào Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 16-10-2013, 04:38 PM -
Tái cấu trúc “lòng vòng”
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 21-05-2012, 09:57 AM -
Tái cấu trúc “chính sách”
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 30-12-2011, 04:15 PM -
Tái cấu trúc: Có phải là thần chú?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 26-11-2011, 09:59 AM
Bookmarks