Phân tích cơ bản: Cổ phiếu quỹ -Thủ thuật làm đẹp EPS, ROE, P/E từ việc mua cổ phiếu quỹ
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 1 của 1

    Threaded View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Aug 2011
      Bài viết
      154
      Được cám ơn 42 lần trong 30 bài gởi

      Mặc định Phân tích cơ bản: Cổ phiếu quỹ -Thủ thuật làm đẹp EPS, ROE, P/E từ việc mua cổ phiếu quỹ

      Phân tích cơ bản: Cổ phiếu quỹ -Thủ thuật làm đẹp EPS, ROE, P/E từ việc mua cổ phiếu quỹ

      Trong năm 2011, việc thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm đã làm cho giá cổ phiếu giảm xuống dưới giá trị thực của các doanh nghiệp niêm yết. Điều này đã thôi thúc các doanh nghiệp niêm yết thay nhau đăng kí mua cổ phiếu quỹ như: REE, DPM, PVD, TDH, TLH,… Việc đăng kí mua cổ phiếu quỹ được xem là một bệ đỡ tinh thần cho nhà đầu tư và giá cổ phiếu. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt thì việc mua cổ phiếu quỹ cũng có những mặt tiêu cực và gây khó khăn cho việc định giá cơ bản các doanh nghiệp.

      Bài viết này xin trình bày một khía cạnh của việc mua cổ phiếu quỹ và thủ thuật làm đẹp chỉ số EPS, ROE, P/E từ việc mua cổ phiếu quỹ.

      Trước hết, cổ phiếu quỹ là gì? Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu được doanh nghiệp mua lại từ nhà đầu tư, nguồn tiền dành mua cố phiếu quỹ có thể đến từ hai nguồn: đi vay và từ các nguồn vốn chủ sở hữu (Retained Earnings, các quỹ). Sau khi mua, thì nguồn vốn chủ sở hữu và Outstanding Shares của công ty sẽ giảm xuống. Thông thường, công ty mua cổ phiếu quỹ bắt nguồn từ các nguyên nhân sau đây:
      • Công ty có nguồn tiền mặt dồi dào nhưng không chưa có dự án đầu tư ví dụ cổ phiếu Apple (Chia cổ tức sẽ khiến cổ đông đóng thuế thu nhập cá nhân.
      • Công ty thấy giá cổ phiếu giảm xuống dưới giá trị thực của công ty nên mua vào.
      • Đỡ giá cho cổ phiếu và tâm lý NĐT.
      Công ty có thể thực hiện việc mua lại cổ phiếu quỹ thông qua 3 phương thức sau đây:
      • Mua trực tiếp trên sàn.
      • Mua thông qua đấu thầu cạnh tranh giá.
      • Mua từ một nhóm cổ đông lớn.
      Nếu công ty vay nợ để mua cổ phiếu quỹ thì nếu chi phí vay nợ lớn hơn Earning Yield (P/E) thì EPS của công ty sau khi mua sẽ giảm và ngược lại sẽ tăng so với EPS trước khi mua. Trường hợp công ty mua với mức giá cao hơn BVPS hiện tại của công ty thì BVPS sau khi mua sẽ giảm. Ngược lại, sẽ tăng so với BVPS ban đầu của công ty.

      Ví dụ:
      Công ty ABC có tổng tài sản là 300 tỷ đồng, tổng nợ là 150 tỷ đồng. Vậy giá trị sổ sách (BV) của công ty là 150 tỷ đồng (300 tỷ đồng – 150 tỷ đồng).
      Nếu công ty ABC có 10 triệu CP đang lưu hành thì thư giá (BVPS) của công ty sẽ là 150 tỷ / 10 triệu CP = 15.000 đồng
      Giả sử lợi nhuận sau thuế của công ty là 20 tỷ đồng, tương đường EPS = 20 tỷ đồng / 10 triệu CP = 2.000 đồng
      ROE = EPS / BVPS = 2.000 / 15.000 = 13.33%
      P/E = 20.000 / 2.000 = 10 (lần)
      P/B = 20.000 / 15.000 = 1.33 (lần)

      Giả sử giá CP ABC đang giao dịch trên thị trường với mức giá 20.000 đồng/CP và ABC thông báo sẽ mua 3 triệu CP để làm cổ phiếu quỹ nên công ty sẽ phải chi ra 60 tỷ đồng để mua. Thông thường, việc mua cổ phiếu quỹ sẽ kéo dài trong khoảng vài tháng nhưng giả sử ví dụ này là công ty sẽ mua hết trong một đợt. Sau khi mua xong cổ phiếu quỹ thì các tỷ số mới như EPS, BVPS, P/E, ROE thay đổi như sau:

      Tổng tài sản là 240 tỷ đồng (300 tỷ đồng – 60 tỷ đồng), tổng nợ vẫn là 150 tỷ đồng => BV của công ty sẽ là 90 tỷ đồng (240 tỷ đồng - 150 tỷ đồng).
      ABC chỉ còn có 7 triệu cổ phiếu đang lưu hành (10 triệu CP – 3 triệu CPQ) => BVPS = 90 tỷ đồng / 7 triệu CP = 12.857 đồng.
      Lợi nhuận sau thuế của công ty không thay đổi 20 tỷ đồng nhưng EPS = 20 tỷ đồng / 7 triệu CP = 2.857 (đồng)
      ROE của ABC = EPS / BVPS = 2.857 / 12.857 = 22.22%
      P/E = 20.000 / 2.857 = 7 (lần) và P/B = 20.000 / 12.857 = 1.55 (lần)

      Như vậy, việc mua cổ phiếu quỹ đã phần nào bóp méo các chỉ tiêu dùng để định giá cơ bản cổ phiếu là EPS ( tăng 42.85% từ 2.000 đồng lên 2.857 đồng), ROE tăng từ 13.33% lên 22.22%, P/E giảm từ 10 xuống 7. Điều này sẽ đánh lừa trực giác nhà đầu tư rằng cổ phiếu ABC đang rẻ và có mức tăng trưởng tốt. Nhà đầu tư khi tiến hành định giá doanh nghiệp ngoài việc xem xét các chỉ tiêu EPS, ROE, P/E đừng nên bỏ qua chỉ số P/B. Trong ví dụ này P/B tăng từ 1.33 lần lên 1.55 lần cho thấy doanh nghiệp đã được thị trường định giá đắt hơn.

      (vfpress)

    2. Những thành viên sau đã cám ơn :
      daosang0890 (19-07-2014)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 2 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 2 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Phân tích kỹ thuật, phân tìch cơ bản và chiến lược đầu tư cổ phiếu TCM
      By tradingpro8x in forum Nhận định thị trường bằng Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 20
      Bài viết cuối: 11-03-2014, 10:59 AM
    2. Phân tích cơ bản - Cổ phiếu quỹ
      By Ngheo Doi in forum Phân tích Cơ bản
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 19-08-2013, 09:17 AM
    3. Phân tích cở bản-Nhận diện thủ thuật làm đẹp BCTC
      By nhatnhat in forum Phân tích Cơ bản
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 14-08-2013, 09:09 AM
    4. Trả lời: 7
      Bài viết cuối: 02-12-2011, 08:10 AM
    5. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 05-08-2011, 04:53 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình