Theo Tôi bài viết này chủ yếu mang tính cảm tính và thiếu cơ sở khoa học:

- So với thời điểm tháng 9/2011 khi lãi suất huy động phổ biến ở mức 18-19% và NHNN đã phải quy định trần lãi suất 14% thì tính ra lãi suất giảm rất nhiều, nhưng TTCK chỉ tăng được một thời gian và sau đó giảm càng sâu hơn. Hiện nay lãi suất chỉ giảm có 1% thì chỉ mang tính tâm lý và là phép thử của NHNN, nên thực tế các doanh nghiệp cũng chẵng được hưởng lợi là bao và còn sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

- Lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhưng có khả năng bùng phát lại bất cứ lúc nào khi giá than, điện chắc chắc sẽ phải tăng và có khả năng phải tăng mạnh vì đã bị kìm nén quá lâu và phải bù lỗ cho các năm trước; với giá xăng, dầu, ga nếu thế giới tiếp tục tăng thì VN cũng phải tăng theo vì dư địa để bình ổn giá là không còn; đó là chưa nói đến các yếu tố tác động khách quan khác như thiên tai, dịch bệnh....

- Vấn đề tái cấu trúc ngân hàng cũng là một trong những vấn đề hết sức khó khăn khi lộ trình của NHNN đưa ra trong năm nay chỉ là đảm bảo khả năng chi trả của các NH (thanh khoản), đó là chưa nói đến vấn đề nợ xấu của các NH khi hàng loạt các dự án bất động sản đang bất động và hàng loạt các doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, phá sản...; đó là chưa kể việc tái cấu trúc các NH nhỏ cũng không phải là điều đơn giản nên đến nay đã gần hết Quý 1 nhưng cũng chưa thấy có thêm NH nào tự nguyện sát nhập mà có lẽ là còn phải đợi NHNN sử dụng đến biện pháp hành chính.

- Về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực không khuyến khích chắc chắn sẽ không có chuyện dự địa cho lĩnh vực CK sẽ thoải mái hơn vì Thống đốc đã khẵng định giảm lãi suất nhưng không tăng cung tiền và TTCK là kênh dẫn vốn dài hạn, nên sẽ không có chuyện lấy kênh dẫn vốn ngắn hạn(NH) để đầu tư vào kênh dẫn vốn dài hạn, đây là một bài học xương máu mà giờ đây các NH đang phải trả giá vì đã lấy tiền huy động ngắn hạn đi cho vay dài hạn.

Nói chung tình hình kinh tế vĩ mô mới chỉ từng bước đi vào ổn định và trong năm 2012 này vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức cần phải giải quyết. Tuy nhiên do TTCK Việt Nam còn mang tính bầy đàn và tính đầu cơ rất cao nên cũng có thể tăng mạnh và giảm mạnh bất cứ lúc nào, còn việc tăng trưởng mang tính ổn định lâu dài thì phải chờ cho đến khi nào kinh tế vĩ mô thực sự đi vào ổn định, khi các khó khăn nội tại của nền kinh tế đã cơ bản được giải quyết xong .


Xem bài viết: Thị trường chứng khoán: Bản ballad sắp đến