(Vietstock) – Vượt qua
ngưỡng tâm lý – 400 điểm, VN-Index ngày càng khẳng định sự bền vững trong xu hướng.
Nhưng trước những biến động về tình hình vĩ mô, sự tác động tâm lý từ thị trường
chứng khoán thế giới cùng với những “rào cảng” trong ngắn hạn, VN-Index bắt đầu
có dấu hiệu “đuối sức” và như vậy một đợt điều chỉnh giảm để củng cố là cần thiết![/i]


Đã 3 tháng trôi qua kể từ cuối tháng 02 đến nay, một khoảng
thời gian chưa thể nói là dài đối với một thị trường chứng khoán nhưng với một
thị trường còn non trẻ của chúng ta và nhất là trong bối cảnh kinh tế suy thoái
như hiện nay thì đây là một khoảng thời gian đầy quý báu khi VN-Index đưa ra
khá nhiều tín hiệu tích cực.



Hoàn tất các mô hình báo hiệu sự đảo chiều, kết thúc sóng
1, 2 và 3 theo lý thuyết sóng Elliott. Tất cả đều cho thấy thị trường sẽ tăng
trưởng trong dài hạn. Nhưng trong những giai đoạn nhất định, thị trường luôn cần
có những đợt đều chỉnh giảm để “phục hồi sinh lực” trước khi chinh phục một đỉnh
mới. Đây chính là yếu tố giúp thị trường luôn biến động không ngừng và trước
khi có sự thay đổi trong một đợt sóng, thị trường luôn đưa ra cho chúng ta những
tín hiệu để báo hiệu về một sự thay đổi sắp diễn ra. Vậy tín hiệu mà thị trường
đưa ra vào lúc này là tín hiệu gì?






[img]file:///C:/Users/DuyTran/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.jpg" v:shapes="_x0000_i1025" width="623" height="348[/img]



Nguồn: Vietstock[/i]



Theo lý thuyết sóng Elliott, VN-Index đã hoàn tất sóng 3
và tất yếu theo sau đó sẽ là sóng điều chỉnh giảm – sóng 4. Chúng ta có thể nói
đỉnh sóng 3 đã được xác lập bởi thời điểm VN-Index chạm mốc 425 điểm cũng chính
là ngưỡng kháng cự mạnh 100% của Fibonacci Projection, đồng thời cũng nằm trong
vùng kháng cự 261.8% của dãy Fibonacci Retracement.



Cùng thời điểm này, dải Bollinger band bắt đầu thắt trở lại
sau giai đoạn break mạnh từ đầu tháng 05 đến nay để hình thành nên sóng tăng 3.
Dải Bollinger band thắt chặt đồng nghĩa với việc biên độ dao động của VN-Index
sẽ bị thu hẹp và nếu chúng ta quan sát lại quá khứ - giai đoạn VN-Index hình
thành sóng điều chỉnh giảm – sóng 2 sẽ có một sự liên hệ rất quen thuộc. Vậy phải
chăng quá khứ sẽ lặp lại chính mình? Điều này luôn xảy ra trong phân tích kỹ
thuật! Và như vậy sóng điều chỉnh giảm -
sóng 4 sẽ tiếp diễn theo sau sóng tăng 3 là một điều dường như đã khá rõ.




[img]file:///C:/Users/DuyTran/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image004.jpg" v:shapes="_x0000_i1026" width="623" height="396[/img]



Nguồn: Vietstock[/i]



Nếu chúng ta dựa trên các chỉ số dao động sẽ càng thấy rõ
tín hiệu mà thị trường đã đưa ra khi Stochastic Oscillator cắt đường tín hiệu từ
trên xuống phía dưới ngưỡng 80 sau một thời gian dao động phía trên ngưỡng 80 từ
tháng 05 đến nay để xác lập đỉnh sóng 3. RSI cũng cắt đi xuống phía dưới ngưỡng
Support và bắt đầu đưa ra tín hiệu cắt đi xuống ngưỡng 70. MACD mặc dù chưa đưa
ra tín hiệu rõ ràng nhưng những biến động trong những phiên gần đây cũng bắt đầu
cho thấy MACD sẽ cắt đường tín hiệu từ trên xuống. Tất cả các yếu tố trên đều ủng
hộ cho một việc, rằng thị trường cần được “nghỉ ngơi” trước khi tiếp tục leo dốc.



Sự dịch chuyển của toàn thị trường như vậy là đã rõ, nhưng
liệu rằng khi ta đi vào từng mã cổ phiếu (CP) riêng lẽ, biến động của từng CP
trên thị trường có dịch chuyển giống như VN-Index? Và có đưa ra những tín hiệu
như VN-Index?



Đi vào phân tích một mã CP tiêu biểu trên thị trường là
ACB, chúng ta cũng có những tín hiệu khá tương đồng với diễn biến của VN-Index
hay HaSTC-Index khi các dấu hiệu đều cho thấy giá CP ACB đang chuyển sang sóng
điều chỉnh giảm – sóng 4, với đỉnh sóng 3 đã được xác lập tại mốc 47.000 đ/cp,
tương ứng với ngưỡng kháng cự 161,% của dãy Fibonacci.



Dải Bollinger đang thắt mạnh đồng thời đường giá ACB đã cắt
đường Parabolic SAR từ trên xuống. Ngoài ra, một dấu hiệu khác cũng cho thấy
ACB đang chuyển sang sóng 4 khi giá CP ACB vừa hoàn tất mô hình “tam giác hướng
lên”. Đây là mẫu hình thường xuất hiện theo sau 3 sóng 1,2 và 3. Và nếu chúng
ta phân tích các mã CP khác sẽ thấy hầu hết đều đang tiếp diễn mô hình này.






[img]file:///C:/Users/DuyTran/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image006.jpg" v:shapes="_x0000_i1027" width="623" height="379[/img]



Nguồn: Vietstock[/i]



Theo sau mô hình “tam giác hướng lên” sẽ là một tín hiệu
không có gì lấy làm vui cho các nhà đầu tư vì đây là một dấu hiệu giá giảm. Như
vậy, với việc phá vỡ ngưỡng chống đỡ của mô hình trên, giá CP ACB sẽ còn tiếp tục
điều chỉnh giảm để hoàn tất sóng giảm – sóng 4 trước khi tiếp tục trở về với xu
hướng chính – xu hướng tăng trong dài hạn. Đích đến của đáy sóng 4 được dự báo
dựa trên mô hình này sẽ xoay quanh mốc 35.000 đ/cp.



Tuy nhiên, đó là đích đến dựa trên mô hình “tam giác hướng
lên” và dựa trên những thông tin tính đến thời điểm hiện tại. Chúng ta cũng
không nên quá cứng nhắc trong việc giữ đây là một mốc cố định mà giá CP ACB cần
phải đến để hoàn tất sóng 4 vì để về đến đích này giá CP ACB cần phải vượt qua
rất nhiều ngưỡng chống đỡ khác mà chúng ta cũng cần cân nhắc để chọn thời điểm
vào một cách hợp lý nhất. Những ngưỡng support trung gian trước khi giá CP ACB
về đáy sóng 4 được dự báo là 42.200 đ/cp và 39.500 đ/cp.


Như vậy, nếu dựa trên sự dịch chuyển của toàn bộ thị trường
thì VN-Index đang tiếp diễn sóng điều chỉnh giảm – sóng 4 với đích đến được dự
báo xoay quanh ngưỡng 380 điểm, tương ứng với ngưỡng Support 38,2% của dãy
Fibonacci. Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý, để VN-Index có thể về đến mốc này,
VN-Index phải test qua được ngưỡng tâm lý 400 điểm.



Khuyến cáo đưa ra lúc này là nhà đầu tư ngắn hạn nên theo
sát tình hình giao dịch trên thị trường để chọn thời điểm vào một cách hợp lý
nhất với 2 mốc quan trọng nêu trên. Nhà đầu tư dài hạn nên tiếp tục mua dần vì
tương lai tươi sáng vẫn còn phía trước cho dù tình hình vĩ mô chưa có gì là khả
quan.



Riêng cổ phiếu ACB, khuyến cáo đưa ra lúc này là thực hiện
mua dần khi giá CP về 39.500 đ/cp với đáy dự kiến thấp nhất là 35.000 đ/cp dựa
trên mô hình trên.

Trần Đức Duy