Lãnh đạo Tổng Công ty CPC cho biết ước tính doanh thu viễn thông công cộng năm 2011 của 13 PC trực thuộc vào khoảng 150 tỷ, doanh thu viễn thông công cộng chỉ bằng doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông và doanh thu này còn thấp hơn doanh thu của Viettel tại các tỉnh nghèo như Hà Giang, Quảng Trị. Doanh thu viễn thông công cộng của EVNTelecom trên địa bàn 13 tỉnh do Tổng công ty CPC quản lý sau khi trừ tiền kết nối chỉ còn 120 tỷ/năm. Tuy nhiên chỉ tính riêng tài sản viễn thông do EVNTelecom và Điện lực đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế còn hơn tài sản Viettel đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Tổng Công ty CPC riêng đầu tư xây mới hạ tầng viễn thông của gần 800 trạm 3G đã mất hết 500 tỷ. Đơn giản chỉ tính lãi suất 18%/năm thì tiền lãi hàng năm đã là 90 tỷ. Tổng Công ty CPC xây dựng hoàn thành hạ tầng dự án 3G giai đoạn 2 vào 31/11/2010 nhưng sau gần một năm EVNTelecom vẫn không lắp đặt thiết bị và cũng không trả tiền thuê mặt bằng lắp đặt trạm 3G. Tiền cho thuê mặt bằng lắp đặt trạm 3G đã mất 40 tỷ/năm. Năm 2010 để bù lỗ cho EVNTelecom, Tổng Công ty CPC phải yêu cầu các PC cộng doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông vào doanh thu viễn thông, nếu vẫn tính như năm 2010 Điện lực chỉ được hưởng 30% doanh thu viễn thông thì năm 2011 hoa hồng Tổng Công ty CPC được hưởng tính cả doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông chỉ là 90 tỷ và số tiền này chỉ đủ trả lãi ngân hàng cho số tiền vay đầu tư hạ tầng 3G.

Lãnh đạo Tổng Công ty CPC yêu cầu truy tố trách nhiệm lãnh đạo Tập đoàn EVN. Lãnh đạo EVN thừa biết kinh doanh CDMA đang thua lỗ và EVNTelecom có khả năng phá sản, bên cạnh đó dự án 3G giai đoạn 1 đã đầu tư 2.500 trạm 3G chỉ tính riêng số tiền EVNTelecom đầu tư cho thiết bị đã hơn 3.000 tỷ nhưng không biết kinh doanh như thế nào.

Tổng giám đốc Tổng công ty CPC rất bức xúc bị ép buộc phải đầu tư viễn thông, kinh doanh viễn thông còn thua lỗ hơn nhiều so với kinh doanh điện nông thôn. Dự án cải tạo lưới điện nông thông miền Trung vay vốn ngân hàng tái thiết Đức quyết toán với số tiền 780 tỷ. Thế nhưng dự án này đã giảm tổn thất điện năng của toàn Tổng công ty CPC xuống 0,5% đã làm lợi số tiền 80 tỷ/năm, đồng thời dự án đã làm giảm vật tư, nhân công sửa chữa lưới điện hàng năm đã làm lợi 40 tỷ/năm. Đầu tư kinh doanh điện nông thôn chỉ với số tiền 780 tỷ mỗi năm đã làm lợi 120 tỷ bằng doanh thu viễn thông công cộng trên địa bàn 13 tỉnh do Tổng công ty CPC quản lý.

Dự án 3G giai đoạn 2 tất cả các PC trực thuộc CPC đã hoàn thành trước 30/11/2010, thế nhưng sau gần một năm nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng vẫn không có tiền thanh toán cho nhà thầu. Lãnh đạo Tổng công ty CPC vẫn biết nhà thầu tham gia các gói thầu phải vay ngân hàng lãi suất 22%/năm, nếu đáo hạn sẽ bị phạt lãi suất 45%/năm có thể đẩy nhà thầu vào con đường phá sản. Tuy nhiên các ngân hàng không cho Tổng công ty CPC vay vốn cho dự án viễn thông và nếu ngân hàng có cho vay với lãi suất 22%/năm thì Tổng công ty CPC không thể kham nổi. Bên cạnh đó tiền cho thuê mặt bằng lắp đặt trạm cũng đang là gánh nặng của Tổng công ty CPC và để có tiền trả tiền thuê mặt bằng Tổng công ty CPC yêu cầu các PC đẩy mạnh cho thuê hạ tầng cột anten, nhà trạm, nếu sau một thời gian không có nhà mạng nào thuê kể cả EVNTeleocm thì đàm phán với hộ gia đình tháo dỡ cột anten, nhà trạm và đồng thời xem xét trách nhiệm cán bộ liên quan.

Năm 2010 doanh thu 3G chỉ đạt 5,6 tỷ, Tập đoàn EVN lại chuyển sang hướng kinh doanh khác là chiến lược internet cáp quang FTTH. EVNTelecom có các cổng kết nối Quốc tế với số tiền đầu tư hơn 1.000 tỷ, tuy nhiên mạng lõi trong nước chưa được nâng cấp, cổng kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến có chất lượng kém. Do vậy khách hàng chỉ sử dụng dịch vụ internet cáp quang FTTH của EVNTelecom trong một thời gian ngắn đã cắt dịch vụ. Tổng Công ty CPC riêng số tiền đầu tư switch quang, cáp quang FTTH, modem quang, converter khoảng vài chục tỷ và đang phải chôn vùi số tiền này.

Tổng giám đốc CPC thừa nhận nguy


Xem bài viết: Chính phủ đang xét phương án sáp nhập EVN Telecom