Lãnh đạo Công ty Điện lực Đà Nẵng phân tích nguyên nhân cả EVNTelecom và Điện lực đều thua lỗ nặng viễn thông chính là phân cấp đầu tư không được rõ ràng, phân bổ nguồn vốn, phân bổ chi phí dựa vào tài sản hiện có. Chính lý do này dẫn đến tất cả các đơn vị đều chạy xin vốn đầu tư, xin làm dự án gọi là “cơ chế xin cho” và điều này đã làm đồng vốn đầu tư không hiệu quả, thất thoát vốn đầu tư đã đẩy EVNTelecom thua lỗ 1 nhưng Điện lực thua lỗ 2.

Nguồn vốn đầu tư được phân bổ từ trên xuống, Tập đoàn phân bổ cho TCT, TCT phân bổ cho Công ty. Tập đoàn EVN đã phân bổ cho EVNTelecom số tiền quá lớn 4.500 tỷ để mua thiết bị đầu cuối, nhưng lại bắt Điện lực tiếp nhận 45% chi phí. EVNTelecom được quyền quyết định số tiền quá lớn và bắt đầu mua thiết bị đầu cuối ào ào mà không tính toán. Thực tế khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ internet rất ít chỉ chiếm 5%, đáng lẽ ra EVNTelecom nên đặt 90% thiết bị đầu cuối chỉ cần chức năng nghe gọi có giá khoảng 700.000 đồng. Thế nhưng trái lại thiết bị đầu cuối EVNTelecom đặt hàng có quá nhiều chức năng nên giá cao, có máy điện thoại không dây có giá 3.200.000 đồng. Thiết bị đầu cuối giá cao khách hàng không thể mua được phải chuyển sang tặng thiết bị đầu cuối cho khách hàng, đã cho nhưng cũng muốn cho thiết bị đầu cuối giá cao. Nhiều khách hàng được cho thiết bị đầu cuối có giá 3.200.000 đồng nhưng chỉ sử dụng khoảng 1 năm.

Các Tổng công ty Điện lực cũng được phân bổ nguồn vốn đầu tư thiết bị đầu cuối và các TCT cũng lặp lại như EVNTelecom. Tuy nhiên thiết bị đầu cuối do các TCT đầu tư giá vẫn mềm hơn EVNTelecom, thiết bị đầu cuối chỉ có giá 1.400.000 đồng.

Công ty Điện lực là đơn vị được giao nhiệm vụ phát triển khách hàng. Muốn phát triển khách hàng nhanh thì phải cho thiết bị đầu cuối giá cao và đã dẫn đến tình trạng các Công ty Điện lực giành giật nhau để được nhận thiết bị đầu cuối giá cao. Công ty Điện lực cho được nhiều thiết bị đầu cuối giá cao thì tài sản cũng tăng được tăng lên nhanh hơn, chi phí được phân bổ nhiều hơn. Đến khi các Công ty tách ra khỏi TCT trở Công ty TNHH Một thành viên và phải tiếp nhận chi phí thiết bị đầu cuối do TCT chuyển qua, chi phí thiết bị đầu cuối do EVNTelecom chuyển qua mới thực sự giật mình.

Phân cấp đầu tư trong Tập đoàn nên thực hiện loại công trình nào Công ty Điện lực được quyết định đầu tư và tự lo nguồn vốn, loại công trình nào TCT Điện lực đầu tư và lo nguồn vốn…và đối với dự án lớn phải tập trung về một đầu mối thực hiện vừa để nắm được bao quát dự án đầu tư, phân tích hiệu quả dự án đầu tư.

Thất bại viễn thông nguyên do quá nhiều đơn vị phải đầu tư vào viễn thông, tất cả các đơn vị đầu tư đều không thể phân tích hiệu quả đầu tư mà chỉ làm mang tính công ích. Công ty Điện lực Đà Nẵng riêng số vốn đầu tư vào viễn thông cũng gần 200 tỷ. Tuy nhiên doanh thu viễn thông năm 2011 khoảng 20 tỷ chỉ bằng doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông. Điện lực để bù lỗ cho EVNTelecom phải cộng doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông vào doanh thu viễn thông nhưng tỷ lệ Điện lực được hưởng không thay đỗi. Lãnh đạo Công ty Điện lực Đà Nẵng ví von đầu tư vào viễn thông chẳng khác gì đốt tiền.

Lãnh đạo Công ty Điện lực Đà Nẵng kiến nghị chỉ làm điện thôi. Công ty Điện lực Đà Nẵng cũng muốn bàn giao miễn phí tài sản viễn thông đã đầu tư cho EVNTelecom.


Xem bài viết: Vietnamobile sẵn sàng giúp EVN Telecom có tiền trả nợ