có gì đáng khó khăn đâu, đơn giản thôi mà, quan trọng là ra luật và thực hiện ntn thôi, có vài ý chủ yếu sau :

1. bản chất của đầu tư công: là do các cơ quan của chính quyền + DN + NH vẽ ra tràn lan - gây thất thoát - lãng phí - tham nhũng - kém hiệu quả - tăng nợ xấu - v.v...

2. yêu cầu các chính quyền địa phương :

- qui hoạch các cơ quan, ban ngành gọn vào 1 tòa nhà cao tầng để dư ra quỹ đất và tránh đầu tư dàn trải (chỗ này thì UB, chỗ kia thì sở nọ ban ngành kia, ....)

- các dự án chỉ biết tiêu tiền chùa, ko đẻ ra tiền hoặc ko phục vụ lợi ích thiết thực thì cancel ngay.

- dẹp hết việc sử dụng nhiều trang thiết bị lãng phí (nhiều xe đẹp, nhiều máy lạnh, v.v...) và quy định chỉ cấp nào được phép dùng theo tiêu chuẩn hoặc khoán vào lương.

- phải đề ra và hoàn thành các chỉ tiêu cụ thể : như có nhiều DN đầu tư, tạo ra nhiều việc làm tăng thu nhập, tăng đóng góp thuế, sản xuất ra hàng hóa mà VN đang phải nhập siêu, xuất khẩu nhiều, v.v...

- tự hạch toán độc lập thu chi : sau khi đã đóng góp kinh phí cho quốc gia theo định mức và cân đối thu chi thì chỉ được phép sử dụng bao nhiêu % để nuôi bộ máy và đầu tư các việc khác,.... tránh việc ko làm ra tiền nhưng vẫn xài sang.

- khen thưởng bằng vật chất, và tăng chức cho các địa phương nào hoàn thành nhiệm vụ và ngược lại.

3. cổ phần hóa nhanh các DNNN (chú ý nhất là việc định giá tài sản và nợ xấu, v.v...). muốn vậy phải phát triển ttck.

4. v.v...và v.v...chỉ cần làm được 3 việc trên đã là tốt lắm rồi. rõ như ban ngày rồi cứ thế mà làm là ok ngay.


Xem bài viết: Giám sát tối cao: Đầu tư công vào tầm ngắm