Cập nhật tiếp bài viết KLS với số cầm cố ngoại bảng của Blogger Hoàng Thạch Lân:


Vậy có khía cạnh tiêu cực không? Tui nghĩ là cũng có, cái này thì chả thấy ai đả động, nhưng thôi ngứa mồm thì tui cứ hỏi cho yên tâm với số cp bèo của mình

Giả sử số cầm cố đó đến lúc đáo hạn và trở thành nợ xấu (tức là không bán được để thu tiền cho chủ nợ) thì KLS có chịu trách nhiệm hay thiệt hại nào hay không? Tui nghĩ là có thể. Thông thường trong trường hợp cty CK làm trung gian giới thiệu khách hàng làm cầm cố với ngân hàng, ngoài HĐ cầm cố 3 bên sẽ có thêm 1 HĐ khung giữa cty CK và ngân hàng, trong đó có quy định cty CK là bên giữ hộ (ăn hoa hồng) và cả bán hộ khi xảy ra tình huống cần bán hàng cầm cố để thu nợ. Ở đây tui giả sử tình huống xấu đó xảy ra, ngân hàng sẽ phát lệnh bán qua KLS và cty phải tiến hành đặt lệnh bán không chậm trễ. Nếu bán không được (bất kể khách quan hay chủ quan), ngân hàng tất nhiên là người chịu thiệt hại chính, họ cũng tất nhiên biết rõ điều đó, nhưng trong HĐ khung với cty CK sẽ rất có thể ngân hàng thòng 1 điều khoản bắt cty CK chia sẻ thiệt hại cùng với ngân hàng.

Ví dụ: KH cầm 100 tỷ ở 1 ngân hàng và bây giờ hết hạn (không gia hạn), giá trị thu về chỉ được 90 tỷ, âm 10 tỷ nếu bán ngay (bán chậm âm nhiều hơn). Ngân hàng phát lệnh bán, và KLS bán xong. Thiếu 10 tỷ đồng, khách hàng bỏ của chạy lấy người. Ngân hàng trươc mắt phải chịu cái thiêt hại này, kiện cáo tính sau. Do đó, ngân hàng sẽ coi lại HĐ khung với KLS, nếu trong đó có quy định mỗi bên chia sẻ thiệt hại 50%, thì KLS phải trả 5 tỷ cho ngân hàng.

Nghe hơi bất hợp lý cho cty cK phải không bạn? Tuy nhiên, tui nghĩ quy định đó là có thể có do ngân hàng không thể nào là bên chủ động bán hàng giải chấp (họ không trực tiếp đặt lệnh bán mà phải “nhờ” cty CK bán hộ), hoặc để phòng ngừa cty CK chậm trễ khi đặt lệnh bán (ví dụ thay vì bán ngay, cty CK lại để dành lệnh qua 1-2 hôm sau), hay xấu nhất là họ thông đồng với KH khi cho KH bán số cầm cố mà không báo qua ngân hàng (ngân hàng không phải lúc nào cũng có quyền soi hệ thống tài khoản của cty CK để xem tình trạng nợ nần của KH)… nên để an toàn cho mình, ngân hàng sẽ có thể bắt cty CK chia sẻ thiệt hại.

Lúc này là thời điểm nợ tốt dễ thành nợ thường, nợ thường dễ thành nợ xấu nên rủi ro bán giải chấp cũng vì thế mà lớn hơn hẳn. Chứng trường xứ mình đã từng biết thế nào là rủi ro giải chấp margin, báo chí đã từng đong đếm giá trị các khoản phải thu ở các cty CK để thấy nó lớn dường nào (và tui nghĩ đến giờ cái rủi ro đó vẫn chả xẹp đi là bao), nay nếu các cty CK phải có trách nhiệm bán hộ hàng giải chấp của các ngân hàng, tui e là các cty CK không thể không chịu thiệt hại liên đới. Do đó, cái 1.600 tỷ đồng cầm cố qua KLS cũng không thể khiến cổ đông như tui yên tâm được.