Tôi đồng ý với Võ Thị Minh Thu, nhập siêu là đương nhiên ích của nhà xuất khẩu thủy sản hay dệt may mà làm ảnh hưởng tới sự phát triển của nhiều nền công nghiệp, và gây ra lạm phát cho 84 triệu dân. Đã qua rồi cái thời sơ khai, buôn bán chêch lệch giá giữa các vùng (bây giờ là chêch lệch do tỷ giá), các nhà XK không chịu phát triển bên vững, cứ đi lobby xin hạ giá VND vậy. Khi giàu lên thì mua quốc tịch ở nước ngoài đi hết.

Vấn đề thiếu dự trữ ngoại hối có lẽ sẽ tự khắc phục thôi, khi giá tài nguyên tăng 3x trong 3 năm, giá nông sản cũng tăng dài hạn. Châu Á lại đang trở thành vua lương thực của châu Âu. Vậy hà cớ gì chúng ta lại sợ thiếu đô la để trả. Mà bây giờ thế giới đang vứt đô la đi bớt, mua đồ nước nào dùng tiền nước đó, thì chúng ta lại đang ôm vào đô la?? Cái Nhà nước cần làm là chấm dứt ngay lập tức việc gửi tiết kiệm và cho vay đô la, trên lãnh thổ VN chỉ được sử dụng tiền VN.

Tôi cũng thấy kỳ lạ là các tờ báo cứ giật tít "Ngân hàng vẫn khó thu hút tiền gửi". Tại sao không ai giật tít "Ngành điện máy vẫn khó tăng doanh thu". Chuyện lợi nhuận của ngành ngân hàng, sao cứ bắt mọi người ngày nào cũng phải đọc bảo nghe than vãn.

Sao ngân hàng và dầu khí không bị thu thêm thuế để bỏ vào quỹ dự trữ xăng dầu và thực phẩm, để khi có đầu cơ lạm phát thì xả ra như IEA lắm??? Điều đơn giản vậy sao mấy đại biểu quốc hội không giải quyết trước.

Người viết: Kim Anh

Thời gian đăng: 28/06/2011

Phản hồi tại bài viết:
Đồng Việt Nam tăng giá: Rủi ro dài hạn

Trích dẫn Gửi bởi 1000percent Xem bài viết
Tỷ giá là 1 trong những câu chuyện được nhắc tới nhiều nhất của kinh tế vĩ mô trong thời gian qua. Khi thì đứng yên như bất động để rùi tăng lên một cách đột ngột, bây giờ thì lại trên đà giảm xuống. Như vậy NHNH đang điều hành tỷ giá với mục tiêu nào? Hay là 1 chính sách tỷ giá đa mục tiêu: hỗ trợ xuất khẩu giảm nhập siêu, giảm gánh nặng nợ nước ngoài, chống lạm phát... để rồi không đạt được mục tiêu nào cả. Thật đáng hoang nghênh những chính sách ổn định tỷ giá của NHNH trong thời gian qua, NHNN đã kết hợp những biện pháp hành chính lẫn kinh tế để xóa bỏ cơ chế 2 tỷ giá, chống tình trạng đôla hóa.

Tuy nhiên cứ để tỷ giá trên đà giảm tốc như vậy e rằng không phải là 1 biện pháp hay, điều này sẽ làm các DN "tái nghiện" căn bệnh vay ngoại tệ gây áp lực lên tỷ giá lúc đáo hạn để rùi NHNN lại phải "giật cục" tỷ giá như cuối 2010 đầu 2011 và khi VND lên giá sẽ gây sức ép lên nhập siêu làm tăng thăng hụt thương mại.

Tuy vậy có nên phá giá tiền đồng để hổ trợ xuất khẩu? Theo số liệu thống kê cho thấy 70% mặt hàng nhập khẩu của VN là những nguyên liệu đầu vào phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu do đó sự nhạy cảm của nhập siêu trước sự phá giá VND đã không có tác dụng, thực tế những năm qua đã cho thấy điều này khi thâm hụt thương mại cứ tiếp tục gia tăng.


Qua những phân tích trên cho thấy tiền đồng giảm giá hay lên giá điều dẫn tới nhập siêu, bởi vì thâm hụt thương mại là điều tất yếu sẽ sảy ra do nền kinh tế có năng lực cạnh tranh của hàng hóa, trình độ kỹ thuật, phân phối yếu kém phải nhập khẩu hàng hóa thiết từ nước ngoài.

Như vậy điều mà NHNN cần làm ở đây là hãy điều hành tỷ giá 1 cách ổn định, và ổn định ở đây không phải là đứng yên mà là không có những cú sóc bất ngờ, gây mất niềm tin vào đồng nội tệ, do đó chính sách phải minh bạch nhất quán và tiên liệu được, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, rà soát lại cơ cấu kinh tế, giảm chi phí trung gian... để khắc phục tình trạng nhập siêu thì đó mới là mâu thuẩn cơ bản của vấn đề tỷ giá ở VN.

Trích ý kiến của bạn: Võ Thị Minh Thư vào lúc 17/06/2011 14:30 tại Bài viết: Đồng Việt Nam tăng giá: Rủi ro dài hạn