Tình hình hiện nay 2011?
  • Thông báo


    Đóng Chủ đề
    Trang 165 của 982 Đầu tiênĐầu tiên ... 65 115 155 163 164 165 166 167 175 215 265 665 ... CuốiCuối
    Kết quả 3,281 đến 3,300 của 19622
    1. #3281
      Ngày tham gia
      Mar 2009
      Bài viết
      2,592
      Được cám ơn 98 lần trong 85 bài gởi

      Mặc định Thời kỳ cả họ "chết" vì chứng khoán

      Công ty chứng khoán...khóc ròng

      Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) đã hết hạn mức vốn cung cấp đòn bẩy tài chính nên dẫn đến xu hướng NĐT và cả broker chuyển sang các CTCK có các dịch vụ tốt và hạn mức vốn rộng rãi hơn.

      Thị trường chứng khoán đã trầm lắng trong cả năm 2010 và sang năm nay vẫn tiếp tục ảm đạm, kéo theo hoạt động của khối CTCK ngày càng trở nên khó khăn hơn. Nhiều CTCK đã hết hạn mức vốn cung cấp đòn bẩy tài chính cho khách hàng. Từ đó xuất hiện xu hướng nhà đầu tư đóng tài khoản, chuyển sang các CTCK có các dịch vụ tốt và hạn mức vốn rộng rãi hơn. Tuy nhiên, không chỉ các nhà đầu tư muốn hướng đến dịch vụ mới mà các môi giới viên (broker) cũng có xu hướng chạy sang các CTCK đang còn vốn hỗ trợ nhà đầu tư.

      Anh Nam, broker có nhiều kinh nghiệm, hiện đang làm trưởng phòng môi giới tại một CTCK lớn ở Hà Nội, cho biết, anh đang được một CTCK mới thành lập trực thuộc ngân hàng mời về làm giám đốc môi giới. Theo Nam, CTCK này đang có khoản tiền khoảng 200 tỷ đồng để hỗ trợ khách hàng với lãi suất rất hấp dẫn, trong khi CTCK anh đang làm thì không còn tiền hỗ trợ nhà đầu tư, nếu có thì cũng "áp" một mức lãi suất cao ngất ngưởng.

      "Nhà đầu tư luôn muốn tìm đến những CTCK có dịch vụ hỗ trợ cho vay tối đa. Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc huy động vốn là rất khó, nhiều CTCK đang hỗ trợ cho vay với mức lãi suất lên đến 27%/năm thì việc một CTCK có sẵn tiền cho khách hàng vay với lãi suất chỉ quanh mức 21 - 23%/năm là một lợi thế rất lớn", anh Nam nói và cho biết thêm, bản thân các môi giới cũng không muốn "nhảy cóc" từ CTCK này sang CTCK khác vì đã quen với khách hàng.

      Nhưng nếu cứ trụ mãi tại CTCK đang dần suy yếu và không còn tiềm lực tài chính để hỗ trợ nhà đầu tư thì cũng đồng nghĩa với việc các broker sẽ dần phải chia tay với các khách hàng cũ. Hơn nữa, việc lôi kéo khách hàng mới lại càng khó vì yêu cầu "cửa miệng" của khách hàng vẫn là, "tôi sẽ được hưởng những dịch vụ ưu đãi gì khi mở tài khoản tại đây?".

      Sở dĩ nhiều CTCK rơi vào tình trạng bế tắc tài chính là vì đã quá đà trong việc cho nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính trước đó. "Càng cho vay nhiều càng lỗ, càng công ty lớn càng chết", một broker chuyên nghiệp nói. Thế nên, nhiều môi giới đã có kinh nghiệm đang tính đến việc từ bỏ công việc tại CTCK lớn để chuyển sang làm việc cho các CTCK nhỏ hơn nhưng vẫn còn "đất" để "tung hoành".

      Nếu như trước đây, các broker thường lựa chọn các CTCK có thương hiệu làm việc để tạo uy tín và nhà đầu tư cũng yên tâm để "chọn mặt gửi vàng", thì nay vấn đề hiệu quả được các broker đặt lên hàng đầu. Bất kể thương hiệu ra sao, miễn CTCK này có nhiều công cụ hỗ trợ để lôi kéo được khách hàng mở tài khoản và giao dịch là các môi giới sẵn sàng chấp nhận.
      Một broker hành nghề được 4 năm than thở, tình trạng phổ biến đối với giới broker hiện nay là suốt ngày nhìn bảng giá với khối lượng giao dịch lèo tèo, suốt giờ giao dịch chỉ ngồi ngáp… và ngáp, khách hàng giao dịch thì không có, triển vọng thị trường vẫn mù mịt, thu nhập thì giảm sút nghiêm trọng… Cũng không thể trách lãnh đạo các CTCK, bởi trên thực tế, việc của các môi giới hiện… "rất nhàn", trong khi công ty đang phải vật lộn để tồn tại thì giảm lương môi giới cũng là một cách cắt giảm chi phí hợp lý.

      Trong bối cảnh khó khăn như vậy, nếu các broker không tự tìm cho mình hướng đi riêng thì sẽ rất khó để tồn tại. Mặc dù chưa diễn ra một cách phổ biến nhưng tại nhiều CTCK hiện nay, vẫn xảy ra tình trạng môi giới tại CTCK này nhưng lại dẫn khách cho CTCK khác. Lý do là các môi giới đã được CTCK (nơi mình không trực tiếp làm việc) thỏa thuận sẽ được hưởng một phần hoa hồng khá hời khi giới thiệu khách hàng. Cũng vì đồng tiền trước mắt, nhiều broker "lôi" chính các khách hàng mình đang quản lý để mời sang CTCK mới, bởi nếu không thì khách hàng cũng tự đóng tài khoản do không còn nhận được nhiều hỗ trợ.

      Trong thời gian này, để đảm bảo duy trì hoạt động, các CTCK đã phải cắt giảm thu nhập của nhân viên, khoảng 20 - 30%, một số CTCK ngoài cắt giảm thu nhập còn phải giảm cả "đầu người" vì thừa người thiếu việc. Với các broker, điều này không còn xa lạ bởi bản chất công việc và thu nhập của họ luôn mang tính thời vụ, nóng - lạnh theo nhịp đập thị trường.

      Trong ngành chứng khoán, việc nhân sự tại các CTCK thường xuyên thay đổi, từ vị trí nhân viên đến các lãnh đạo công ty cũng là bình thường. Việc các broker có nghề chạy sang các CTCK còn dồi dào vốn xét cho cùng cùng là một cách "tự cứu mình" trong giai đoạn khó khăn.


      (theo ĐTCK)

    2. #3282
      Ngày tham gia
      Mar 2009
      Bài viết
      2,592
      Được cám ơn 98 lần trong 85 bài gởi

      Mặc định Doanh nghiệp hành xử với dân kiểu xã hội đen

      Ngày 23/6, văn phòng Tỉnh uỷ Quảng Bình ban hành thông báo số số 34-TB/VPTU thông báo kết luận của phó bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình, ông Hoàng Đăng Quang, về vụ việc doanh nghiệp đánh dân.

      Văn bản do phó văn phòng Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Minh ký đã xác định doanh nghiệp đánh dân chính là công ty cổ phần doanh nghiệp trẻ Quảng Bình. Văn bản nói 3 hộ dân thôn Vĩnh Sơn (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) chưa đồng tình với mức đền bù nên các hộ dân cản trở công ty cổ phần doanh nghiệp trẻ Quảng Bình thi công đường điện 220v qua thôn này.

      Bị cản trở, công ty không làm việc một cách có thiện chí với dân mà thuê xe ô tô loại 24 chỗ ngồi mang biển kiểm soát 73H-0658, chở theo 20 người mang theo dao, ống típ nước đến doạ nạt, gây gổ và đánh dân. Hậu quả có 11 người dân bị thương, 1 người bị thương nặng đang điều trị tại bệnh viện Trung ương Huế.

      Bức xúc trước tình hình đó, nhân dân thôn Vĩnh Sơn bắt giữ 3 đối tượng Phạm Bá Dũng (SN 1990), Nguyễn Văn Mão (SN 1989), Đặng Quốc Dũng (SN 1990) đều trú tại Hải Thành (Đồng Hới, Quảng Bình) và tạm giữ xe của công ty. Rất bất bình với hành động này của công ty cổ phần doanh nghiệp trẻ Quảng Bình, một số người quá khích đã đập phá xe ô tô và đào đường không cho xe vào thôn.

      Trước sự việc trên, Tỉnh uỷ, UBND, UBMTTQVN tỉnh Quảng Bình cùng công an, quân sự, biên phòng huy động một lực lượng lớn cán bộ ra xã Quảng Đông đối thoại với 300 người dân nhằm ổn định tình hình.

      Phó bí thư Tỉnh uỷ kết luận: “Nguyên nhân để xảy ra vụ việc trên là do công ty cổ phần doanh nghiệp trẻ Quảng Bình thiếu phối hợp với chính quyền sở tại để vận động nhân dân tạo điều kiện cho doanh nghiệp thi công mà tự hành xử theo lối “xã hội đen”. Việc làm của công ty cổ phần doanh nghiệp trẻ là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây bất bình trong nhân dân và ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án trên địa bàn”.

      Ông Quang cũng chỉ đạo công an tỉnh kịp thời khởi tố vụ án để điều tra, xử lý nghiêm minh những đối tượng vi phạm, bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tạo niềm tin trong nhân dân.


      (Theo Sài Gòn tiếp thị)

    3. #3283
      Ngày tham gia
      Mar 2009
      Bài viết
      2,592
      Được cám ơn 98 lần trong 85 bài gởi

      Mặc định Lạm phát tháng 6 "hạ nhiệt"

      Tổng cục thống kế vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 6/2011. Theo đó, CPI tháng 6 tăng 1,09% so với tháng trước, mức tăng này chỉ bằng khoảng một nửa so với tốc độ tăng của tháng 5 và là mức tăng thấp nhất trong 9 tháng qua.


      CPI tháng 6/2011 tăng thấp nhất trong 9 tháng qua

      Tuy nhiên, CPI tháng 6 đã tăng tới 13,29% so với tháng 12/2010, gần gấp hai lần so với lạm phát kế hoạch và đang tiến rất nhanh tới mục tiêu điều chỉnh 15% mới được Chính phủ đề cập cách đây khoảng 1 tháng. Thậm chí, so với tháng 6 năm 2010 thì lạm phát đã chạm ngưỡng 20,82%.
      10/11 nhóm chỉ số tăng giá so với tháng 5, ngoài nhóm bưu chính viễn thông giảm nhẹ 0,01%. Tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức tăng 1,79% so với tháng trước, trong đó lương thực tăng 0,33%; thực phẩm tăng 2,47% và ăn uống ngoài gia đình tăng 1,16%. Đây là nhóm duy nhất trong 11 nhóm hàng tính giá có mức tăng trên 1% so với tháng trước.
      9 nhóm hàng còn lại đều có mức tăng nhẹ so với tháng trước. Trong đó, Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng 0,56%; Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,76%; Nhóm hàng may mặc tăng 0,62%; nhóm giao thông tăng nhẹ 0,39%….
      Chỉ số giá vàng tăng 0,36% so với tháng 5 và tăng 36,33% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số giá USD giảm 0,78% so với tháng 5 và tăng 9,49% so với cùng kỳ năm 2010.
      Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, lạm phát tính theo năm của Việt Nam sẽ đạt đỉnh vào cuối quí 2 và sau đó giảm dần về mức 15% vào cuối năm nay. Tuy nhiên, chỉ tiêu giữ lạm phát năm 2011 ở mức 15% còn phụ thuộc nhiều vào quyết tâm thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ.
      Trong khi đó, nhiều chuyên gia kinh tế cũng như các doanh nghiệp vẫn lo lắng cho diễn biến giá cả 6 tháng cuối năm bởi lãi suất vay ngân hàng vẫn đứng ở mức cao; giá điện có thể tăng, giá xăng dầu khó dự đoán… cộng với quy luật tiêu dùng “nóng” trong các tháng cuối năm.
      LH

    4. #3284
      Ngày tham gia
      Mar 2009
      Bài viết
      2,592
      Được cám ơn 98 lần trong 85 bài gởi

      Mặc định Tín hiệu vui CPI không "cứu" được VN-Index

      Tín hiệu vui CPI không "cứu" được VN-Index

      Thông tin CPI tháng 6 chỉ tăng 1,09% cũng không hãm được đà giảm của chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch sáng nay. Trong khi đó, HNX-Index phục hồi tăng nhẹ. Thanh khoản hai sàn tiếp tục giảm mạnh. Chốt phiên giao dịch sáng nay (24/6), chỉ số VN-Index tiếp tục mất thêm 1,35 điểm, lùi sâu về mức 433,4 điểm. Thanh khoản cải thiện không đáng kể so với phiên hôm qua khi có 21,9 triệu cp được khớp lệnh với giá trị tương đương 403 tỷ đồng.

      Toàn sàn chốt phiên có đến 110 mã tăng, trong đó có 13 mã kịch trần, 93 mã giảm trong đó có 25 mã giảm sàn và 88 mã đứng giá tham chiếu.

      Đáng chú ý, phiên này, không có mã nào có lượng khớp trên 1 triệu đơn vị. SSI có mức thanh khoản cao nhất sàn cũng chỉ có 787 ngàn cổ phiếu được chuyển nhượng.

      Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index phục hồi ngay từ đầu phiên và duy trì mức tăng nhẹ cho đến chốt phiên. Đóng cửa, HNX-Index tăng nhẹ 0,52 điểm lên 75,78 điểm.

      Tuy nhiên, thanh khoản trượt mạnh khi chỉ có 282 tỷ đồng tương ứng với 23,2 triệu cp được chuyển nhượng trong phiên.

      Trong đó, riêng KLS đã chiếm đến 4 triệu cp, dẫn đầu toàn sàn về thanh khoản. Tiếp đó là PVX 2,3 triệu cp, VND 1,4 triệu cp, TVH hơn 1 triệu cp.

      Chốt phiên, toàn sàn có đến 138 mã tăng (22 mã tăng trần), 97 mã giảm (19 mã giảm sàn) và 149 mã đứng giá.

      Hôm nay, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số CPI tháng 6 tăng ở mức 1,09% so với tháng 5 và 13,29% so với tháng 12/2010. So với cùng kỳ 2009, chỉ số này tăng tới 20,82%. Tuy nhiên, thông tin này không hỗ trợ nhiều cho thị trường chứng khoán phiên này. Nhà đầu tư vẫn thận trọng và chờ đợi những tín hiệu khởi sắc hơn.

      Nhật Linh

    5. #3285
      Ngày tham gia
      Mar 2010
      Bài viết
      709
      Được cám ơn 64 lần trong 35 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi Nhat Kim Anh Xem bài viết
      Hàng có sẵn 5k vẫn đang lỗ, hàng có lãi thì mới T1 !!!
      E đoàn dự: SCR >15.
      Cụ nào không lên tàu được SCR thì kiến nghị múc PVG. Biểu đồ cũng quá mượt.
      Ăn lòi mòm toác mỏ
      Last edited by KENDIZONE; 25-06-2011 at 08:28 AM.

    6. #3286
      Ngày tham gia
      Aug 2009
      Bài viết
      6,917
      Được cám ơn 2,348 lần trong 1,517 bài gởi

    7. #3287
      Ngày tham gia
      Mar 2009
      Bài viết
      2,592
      Được cám ơn 98 lần trong 85 bài gởi

      Mặc định Rủi ro đạo đức từ hệ thống ngân hàng

      Rủi ro đạo đức từ hệ thống ngân hàng

      Các cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng khiến cho doanh nghiệp phải gồng mình chịu đựng chi phi vốn cao chỉ là một mặt của bức tranh của thị trường tiền tệ hiện nay. Một vấn đề nhức nhối khác là những rủi ro đạo đức đang ngày một tăng trong một môi trường chính sách thiếu kiên quyết và nhất quán.

      Sự thật mà ai cũng biết, báo chí cũng đề cập nhiều trong thời gian vừa qua, là việc các ngân hàng thương mại lách quy định trần lãi suất huy động của ngân hàng Nhà nước (NHNN), tham gia vào cuộc chạy đua huy động có lúc đưa lãi suất tiền gửi lên tới 20 – 21%/năm đối với các khoản gửi ngắn hạn. Khi phóng viên đặt câu hỏi này với NHNN, thường nhận được trả lời bằng một câu hỏi từ các cán bộ ngân hàng: “bằng chứng đâu?” Các ngân hàng dễ dàng lách quy định này bằng những hợp đồng tín dụng mà trên danh nghĩa là khoản gửi ở mức lãi suất 14%, nhưng cộng thêm những điều khoản khác bên ngoài khiến cho lãi suất thực nhận là trên mức trần rất nhiều.

      Trên thực tế, trong vòng vài năm qua, hàng loạt quy định hành chính mà ngân hàng sử dụng làm công cụ điều tiết thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng đã không phát huy được tác dụng mong muốn, không được các ngân hàng áp dụng nghiêm minh, tạo ra tình trạng méo mó trong hoạt động của hệ thống. Quy định về trần lãi suất chỉ là một ví dụ trong hàng loạt quy định hành chính khác không phát huy được hiệu quả. Năm ngoái, NHNN đưa ra thông tư quy định về việc tăng vốn tối thiểu của các ngân hàng lên trên 3.000 tỉ vào cuối năm 2010, một quy định được cho là hết sức cần thiết để củng cố, làm mạnh hệ thống ngân hàng, tạo sức ép để các ngân hàng nhỏ, yếu kém sáp nhập với nhau. Nhưng ba tuần trước thời hạn thực hiện, NHNN đổi ý, giãn thời hạn thực hiện tới một năm sau. Các chuyên gia về ngân hàng cho rằng NHNN đã bỏ lỡ một cơ hội để củng cố hệ thống ngân hàng, tạo một tiền lệ không tốt cho thị trường.

      Câu chuyện nóng trên thị trường trong thời gian hiện nay là tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng – liệu xấu đến mức nào? Điều có thể thấy trong hành xử của các ngân hàng hiện nay là sự chênh lệch giữa các ngân hàng: trong khi có những ngân hàng có dư thanh khoản và phải mua trái phiếu chính phủ với lãi suất thấp, thì lại vẫn có những ngân hàng bị thiếu thanh khoản cục bộ, mất thanh khoản tạm thời… và có giai đoạn phải chấp nhận vay nóng trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao, có nhiều trường hợp phải chấp nhận lãi suất phạt (gấp rưỡi mức lãi suất đáng ra chỉ trả, tới mức 30%/ năm thay vì 20%/năm). Một số ngân hàng thời gian qua huy động với lãi suất cao cũng chính là những ngân hàng đang phải đi vay nóng trên thị trường liên ngân hàng. Tại sao người gửi tiền vẫn bỏ tiền vào những ngân hàng này mà không e ngại rủi ro? Quy định về bảo hiểm tiền gửi chỉ bảo đảm cho khoản tiền gửi tối đa 50 triệu đồng. Theo các chuyên gia, có một lý do mọi người đều ngầm hiểu là NHNN sẽ không để cho ngân hàng thương mại nào sụp đổ. Nếu xảy ra tình trạng thiếu thanh khoản, thì NHNN sẽ bơm tiền vào cứu. Đây là một vấn đề nhạy cảm đối với các hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới, không chỉ ở Việt Nam. Nhưng việc thiếu những quy định rõ ràng, các chuyên gia cho rằng đang tạo ra “rủi ro đạo đức” trên thị trường: mọi người đều biết là rủi ro nhưng vẫn tham gia vào cuộc chạy đua lãi suất.

      Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại nước ngoài lớn, đề nghị không nêu tên, còn bày tỏ lo ngại về những “rủi ro đạo đức” trong các cán bộ ngân hàng khi giao dịch với khách hàng. Vị giám đốc này cho biết, trong vòng hai năm qua chuẩn mực đạo đức của nhân viên trong các ngân hàng xuống rất thấp. Khi lãi suất cao, các khoản vay đến thời hạn đáo hạn, doanh nghiệp phải đáo nợ, phải tìm cách vay trong khi khả năng chi trả kém… những tình huống này đang tạo ra một làn nước đục cho các thoả thuận ăn chia, tỷ lệ lại quả… giữa doanh nghiệp đi vay và cán bộ tín dụng. Vị giám đốc này nói: “Điều này đang tạo ra hệ luỵ lâu dài cho hệ thống ngân hàng”. Một trong những “làn nước đục” khác trong hệ thống ngân hàng là những khoản vay chính sách mà các ngân hàng lớn của Nhà nước áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Các khoản vay chính sách được cho là rất “tù mù” nhưng vẫn được duy trì.

      Với chính sách ngân hàng quản lý ngân hàng như hiện nay, các chuyên gia cho rằng, khả năng sụp đổ của hệ thống ngân hàng là rất thấp hoặc không thể xảy ra, nhưng khả năng có một hệ thống ngân hàng mạnh khoẻ, giúp doanh nghiệp phát triển và có tính cạnh tranh là rất thấp. “Rủi ro đạo đức”, một thực trạng làm yếu kém hệ thống, dường như là điều ai cũng biết nhưng tránh đề cập đến.

      Lan Anh


    8. #3288
      Ngày tham gia
      Mar 2009
      Bài viết
      2,592
      Được cám ơn 98 lần trong 85 bài gởi

      Mặc định Giải mã hình thức gửi tiền lợi suất lên đến 40%

      Giải mã hình thức gửi tiền lợi suất lên đến 40%


      Dùng lãi suất tiết kiệm để dự đoán diễn biến giá vàng, tỷ giá, nếu đúng có thể hưởng lợi suất trên 40% so với vốn gốc. Hình thức này đang được ngân hàng triển khai, khiến nhiều người hoài nghi về việc lách trần lãi suất 14%.

      Mới đây, Trung tâm Dịch vụ Quản lý Tài sản của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank Imperial) triển khai “Tiền gửi gắn kết đầu tư” dành cho khách hàng là cá nhân tham gia gửi tiết kiệm.
      Theo đó, với số tiền gửi tối thiểu 200 triệu đồng hoặc 50.000 USD, khách có thể tham gia vào sản phẩm đầu tư này với kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng hoặc theo kỳ hạn thỏa thuận. Tùy chiến lược đầu tư, người gửi có thể đạt được mức lợi suất lên đến 40% hoặc hơn nữa và đặc biệt là vốn gốc được bảo toàn 100%.
      "Tiền gửi gắn kết đầu tư" có thể giúp khách hàng đạt lợi suất cao lên đến 40%, hoặc cũng có thể mất toàn bộ khoản tiền lãi. Ảnh: Lệ Chi Chị Thanh Lan, nhà quận 6 (TP HCM) chia sẻ, khi nghe thông tin này, chị rất ấn tượng với mức lợi suất có thể lên đến 40% mà vốn gốc lại được giữ nguyên. "Tôi cũng muốn tham gia nhưng vì không hiểu chi tiết lắm nên cũng ngại. Liệu đây có phải là hình thức lách trần lãi suất 14% không?", chị nói.
      Trong khi đó, anh Thanh Tùng, quận Bình Tân (TP HCM) lại hoài nghi về mức lợi suất trên. "Tại sao lại có thể đạt được một mức lợi nhuận cao như vậy? Phải chăng là tiềm ẩn những rủi ro nào đó?..."anh bộc bạch.
      Theo giải thích của Sacombank, hình thức này thực chất là ngân hàng sử dụng phần lãi suất của số tiền khách hàng gửi vào để đầu tư trên thị trường quyền chọn ngoại hối (FX) gồm ngoại tệ và vàng ở nước ngoài.Lợi nhuận thu về có thể lên đến 40% so với số tiền gốc ban đầu hoặc cao hơn, nếu khách hàng dự đoán đúng. Còn nếu đầu tư không thành công thì khách sẽ không nhận được phần lãi suất đã đem đi đầu tư. Lấy bao nhiêu phần trăm trên tiền lãi gửi ngân hàng để đầu tư là quyết định của người tham gia.
      Chẳng hạn, khách hàng gửi tiết kiệm 200 triệu đồng sẽ được hưởng lãi suất 14% một năm (tức 1,16% một tháng, tương ứng 2,3 triệu đồng). Khách lấy hết 2,3 triệu đồng để đầu tư và chọn hợp đồng tiền gửi gắn kết đầu tư với lợi suất gấp 2 lần (tùy khách muốn chọn hợp đồng nào, mức lợi suất càng cao thì khả năng thành công càng ít).
      Giả sử, giá vàng đang ở mức 1.500 USD một ounce vào ngày tham gia. Khách hàng nghĩ rằng kim loại quý sẽ lên hơn 1.600 USD trong vòng một tháng tới thì sẽ tham gia hợp đồng tiền gửi gắn kết đầu tư với dự đoán xu hướng lên của vàng.
      Trong thời gian 1 tháng kể từ ngày tham gia, bất kỳ khi nào vàng chạm mức 1.600 USD mỗi ounce hoặc cao hơn thì khách hàng sẽ đạt được mức lợi suất kỳ vọng gấp 2 lần số tiền đem đi đầu tư, tức sẽ được 4,6 triệu đồng mỗi tháng (khoảng 2,32% một tháng và tương đương gần 28% một năm so với số tiền gốc 200 triệu). Nếu vàng không chạm mức 1.600 USD một ounce thì khách hàng chỉ nhận được mức lãi suất cơ bản (trong ví dụ này là 0% vì khách hàng đem hết 14% đi đầu tư; Nếu khách hàng mong muốn có nhận được lãi suất cơ bản là 2% thì chỉ lấy 12% đi đầu tư) và vốn gốc.
      Trường hợp, người tham gia chọn hợp đồng tiền gửi gắn kết đầu tư với lợi suất gấp 3 lần, 4 lần.... số tiền đầu tư thì lợi suất thu về có thể lên đến 40%, 50% và thậm chí 100% nếu đón đúng xu hướng. Tuy nhiên, mức lợi suất càng cao thì khả năng thành công càng ít.
      Hiện tại, những người gửi tiền tại Sacombank có thể tham gia bốn loại quyền chọn: Dự đoán xu hướng lên; xu hướng xuống; dự đoán giá của tài sản gắn kết sẽ giao động trong một biên độ nào đó và dự đoán tài sản gắn kết không chạm một mức giá nào.
      Sacombank cũng khẳng định, sản phẩm trên đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Thực ra nhà băng chỉ lấy phần lãi suất của khách để đầu tư thay. Bằng cách, khách hàng mua một hợp đồng quyền chọn từ ngân hàng, và ngân hàng mua đúng một hợp đồng quyền chọn tương tự từ một đối tác nước ngoài. Do đó, trên danh nghĩa, đây là nghiệp vụ diễn ra giữa ngân hàng với đối tác nước ngoài.
      Sản phẩm Ddaaud tư Tháp Vàng của ANZ đã được triển khai từ năm 2009. Ảnh: Lệ Chi Theo một chuyên gia kinh tế tại TP HCM, thực tế sản phẩm này đã xuất hiện trước đó tại thị trường Việt Nam. Trong năm 2009, Ngân hàng ANZ của Australia cũng đã tung ra sản phẩm tiền gửi tiết kiệm đầu tư Tháp Vàng. Với số tiền đầu tư tối thiểu 200 triệu đồng, 20.000 USD, hoặc 20.000 AUD, người gửi có thể tham gia vào sản phẩm đầu tư này với kỳ hạn 3 tháng. Lợi suất đầu tư dựa trên sự biến động của giá vàng giao ngay tính bằng USD. Khi đó, khách sẽ có cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn tiền gửi ngắn hạn thông thường và vốn cũng được bảo toàn 100%.
      Ngoài ANZ, Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) đã triển khai "Tiền gửi Song tệ" từ năm 2010. Đây là sản phẩm tiền gửi liên kết với ngoại tệ, giúp người đầu tư sinh lãi cao nhờ vào những biến chuyển của tỷ giá quy đổi giữa hai đơn vị ngoại tệ là đôla Mỹ và đôla Úc.
      Một chuyên gia nhiều năm trong ngành tài chính khác thì cho rằng, thay vì phải bỏ tiền ra để đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, vàng, ngoại tệ... như thông thường, khách hàng không cần phải bỏ vốn ra mà vẫn có thể đầu tư sinh lời, bởi phần vốn được bảo toàn 100%, khách chỉ lấy phần lãi để đầu tư.
      Theo ông, thực ra tiền gửi gắn kết đầu tư là một sản phẩm phái sinh hay còn gọi là sản phẩm cấu trúc rất phổ biến trên thế giới và bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam trong 2 năm qua. Nó có thể đáp ứng thêm nhu cầu đa dạng của người gửi tiền. Ngân hàng tổ chức loại hình đầu tư này sẽ đóng vai trò trung gian, thu phí giao dịch vì phải giao dịch đối ứng với nước ngoài (đối với ngoại tệ) để giải quyết đầu ra.
      Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo, rủi ro mà người tham gia gặp phải là thị trường ngoại tệ, giá vàng quốc tế biến động khá thất thường. Nếu tỷ giá ngoại tệ, giá vàng biến động ngược chiều, người chơi có thể mất trắng lãi suất của số tiền gửi VND hay USD.
      Trao đổi với VnExpress sáng nay, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP HCM xác nhận, sản phẩm "Tiền gửi gắn kết đầu tư" của Sacombank đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép và phù hợp với quy định hiện hành.
      Lệ Chi

    9. #3289
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      3,741
      Được cám ơn 551 lần trong 424 bài gởi

      Mặc định

      PET đi nào mọi người ơi



    10. #3290
      bi04virgo
      Guest

      Mặc định

      Chứng khoán vỡ, đại gia thi nhau vào … viện tâm thần

      Tác giả: HẢI ANH
      Bài đã được xuất bản.: 24/06/2011 06:00 GMT+7





      (VEF.VN) - Thị trường chứng khoán “chạm đáy” đã khiến nhiều nhà đầu tư lao đao, mất sạch toàn bộ tài sản đang sở hữu cũng như tài sản đi vay. Có người còn lôi kéo cả họ hàng, làng xóm cùng thua "chứng". Nhiều "đại gia" phải vào bệnh viện tâm thần do khủng khoảng tâm lý.
      Tính tới thời điểm này, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận những trường hợp đầu tiên cần điều trị tâm lý do khủng hoảng tinh thần liên quan đến thua lỗ trong đầu tư chứng khoán.
      Cả họ "chết" vì chứng khoán
      Đây là trường hợp một "đại gia" trẻ tuổi tên N., năm nay 28 tuổi, trú tại Thanh Trì, Hà Nội, tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội. "Đại gia" này là con của một người lái tàu hỏa (Thuộc Tổng Công ty Đường sắt VN), là cháu đích tôn và niềm tự hào của gia đình cũng như dòng họ vì đã học tập, làm việc ở những nơi "có tiếng". Bởi thế, tiếng nói của anh rất có trọng lượng trong đại gia đình.
      Anh N. tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân năm 2006, đúng thời điểm phong trào đầu tư vào thị trường chứng khoán ở Việt Nam bắt đầu rộ lên. Có kiến thức và vốn, anh N. đã mạnh dạn đầu tư và thu lời lớn. Thấy tiền đẻ ra tiền với tốc độ chóng mặt, ban đầu nhiều người trong gia đình cùng chung vốn với anh để đầu tư, sau đó đến những người hàng xóm cũng tham gia vào "trò chơi" này.
      "Trọng lượng" này càng được nhân lên khi vào thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam đang hưng phấn (năm 2007). Trong năm này, anh N. cùng những nhà đầu tư gia đình, làng xóm của mình đã thu lời lớn. Thấy ngon ăn, nguồn tiền đổ vào càng nhiều.
      Khi thị trường chứng khoán Việt Nam có dấu hiệu đi xuống, nghe theo anh, nhiều người vẫn không rút tiền về, thay vào đó là kiên trì chờ đợi. Đến đầu năm 2011, chứng khoán càng ngày càng bị lún sâu vào tình trạng trì trệ. Đến khi thị trường chạm đáy (vào tháng 4/2011), anh N. đã mất hoàn toàn số tiền bỏ ra (ít nhất là hơn chục tỉ đồng), chưa kể ngôi nhà 7 tỷ của anh trai cũng "bốc hơi". Những người hàng xóm, họ hàng nghe anh đầu tư cũng mất trắng tài sản và cùng rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.
      Do chịu áp lực quá lớn (từ cả mọi người xung quanh), anh N. sinh ra hoảng loạn. Cách đây nửa tháng, anh được gia đình đưa vào điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai). Người tiếp nhận anh N. là Tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Dũng.
      Bác sỹ Dũng cho biết anh N. rơi vào trạng thái căng thẳng cao độ, mất kiểm soát hành vi vì tinh thần hoảng loạn do chịu sức ép lớn trong quãng thời gian ngắn. Sau 9 ngày nằm điều trị tại Viện, tình hình của anh N. đã ổn định tạm thời. Đáng ra cần phải điều trị tiếp nhưng gia đình quyết xin bệnh viện đưa anh N. trở về nhà để đi ... nhờ thầy bói "giải đen", mặc các bác sỹ khuyên can là không nên làm vậy.
      Điều thú vị là trong suốt 9 ngày điều trị ở viện, bác sỹ Dũng cho biết hầu như ngày nào cũng phải có tới hàng trăm người ùn ùn kéo vào thăm anh N. Đã làm việc ở viện hơn 20 năm nhưng chưa khi nào bác sỹ Dũng gặp một bệnh nhân có nhiều người vào thăm như vậy.
      "Đây toàn là họ hàng, làng xóm của N. cả. Họ lên xem tình hình cậu ấy thế nào, ai cũng mong cậu ta khỏi bệnh để trông chờ xem cậu còn "ngón đòn" nào chưa giở ra để cữu vãn tiền bạc. Còn những người cho cậu vay thì mong cậu khỏi để đòi được nợ", bác sỹ Dũng nói.
      Tự tử hai lần đều bất thành vì chứng khoán
      Thêm một trường hợp 38 tuổi tại Gia Lâm, Hà Nội lao đao vì chứng khoán. "Đại gia" nữ tên H. này đã sử dụng toàn bộ tiền mặt, giấy tờ, sổ đỏ của những ngôi nhà gia đình đang sở hữu để "đánh cược" vào chứng khoán. Thậm chí, cả căn nhà của mẹ đẻ H. cũng bị cắm sổ đỏ để H. có tiền chơi chứng khoán. Khi thị trường vỡ, nhà đầu tư tháo chạy, H. mất trắng ít nhất vài chục tỷ đồng và cả nhà (cả nội lẫn ngoại) và hiện đang phải ở nhà thuê.
      Mất tiền quá nhiều, lại chịu sự chỉ trích của nhiều người trong gia đình, chị H. không chịu nổi áp lực đã tự tử ở nhà nhưng bất thành. Sự việc này xảy ra cách đây khoảng một tháng. Một tuần sau vụ tử tử bất thành này, chị H. tiếp tục viết thư tuyệt mệnh và định nhảy cầu Chương Dương tự vẫn nhưng gia đình phát hiện kịp. Kể từ đó, chị được đưa vào Viện Sức khỏe tâm thần, nơi bác sỹ Nguyễn Văn Dũng đang công tác, để điều trị.
      Sau khoảng nửa tháng nằm viện, được theo dõi và chăm sóc tốt, chị H. đã bình phục. Khi được các bác sỹ cho phép, gia đình đón chị về Gia Lâm để điều trị tại nhà. Do bệnh dễ tái phát nên bác sỹ Dũng vẫn chịu trách nhiệm giám sát trường hợp này. Hiện nay, chị H. chưa có biểu hiện gì khác thường. Tuy nhiên, để lấy lại được thăng bằng trong cuộc sống và tinh thần không còn bị kích động thì bác sỹ Dũng cho rằng cần phải theo dõi chặt chẽ trong thời gian dài, tránh trường hợp bệnh nhân trong một giây lát nghĩ quẩn sẽ lại làm liều. "Của đau con xót", bác sỹ Dũng nói.
      Đây là trường hợp may mắn vì vẫn giữ được mạng sống. Nhưng bác sỹ Dũng rất tiếc một trường hợp đã tự tử "thành công" trên cầu Đuống, cũng vì chứng khoán mà ra!
      Sở dĩ bác sỹ Dũng biết trường hợp này tự tử vì chứng khoán là bởi trước khi tự tử, chị này đã được gia đình đưa tới để xin tư vấn và điều trị. Theo lời kể của gia đình, người phụ nữ này chuyên buôn bán ở chợ Hôm, có rất nhiều bất động sản, nhà cửa, chung cư, quán Café. Chị nhảy vào chứng khoán khoảng 3 năm nay. Theo thời gian, những tài sản chị có thi nhau "đội nón ra đi" nhưng đến khi không còn gì trong tay, chị mới giật mình hoảng loạn.
      "Rất tiếc là trường hợp này đã được kiểm soát, điều trị nhưng lại tái phát bệnh trong thời gian ở nhà. Theo tôi được biết thì hôm tự tử, chị đi một chiếc xe SH đến cầu Đuống rồi bỏ đó, nhảy thẳng xuống sông. Khi kiểm tra vật dụng, người ta thấy trong cốp xe của chị vẫn còn 90 triệu đồng tiền mặt và một lá thư tuyệt mệnh", bác sỹ Dũng kể lại.
      Trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình kinh tế không thuận lợi, sẽ có nhiều nhà đầu tư căng thẳng, lo lắng, dễ sinh ra sang chấn tâm lý gây hoang mang, hoảng loạn, hành vi mất kiểm soát. Vì thế, bác sỹ Dũng cảnh báo gia đình của những "đại gia" này cần hết sức cảnh giác, nếu có biểu hiện tâm lý bất thường cần được can thiệp ngay.

    11. #3291
      Ngày tham gia
      Mar 2009
      Bài viết
      2,592
      Được cám ơn 98 lần trong 85 bài gởi

      Mặc định Hàng loạt công ty chứng khoán đóng cửa

      Trích dẫn Gửi bởi boylangthang985 Xem bài viết
      pet đi nào mọi người ơi



      - phải bốc ... Mới pét được ....

    12. #3292
      Ngày tham gia
      Mar 2009
      Bài viết
      2,592
      Được cám ơn 98 lần trong 85 bài gởi

      Mặc định Bất động sản đóng băng: “Muốn lợi nhuận cao thì dễ lắm!”

      -ĂN LỒI MỒM .... TOÁT MỎ .... RÙI PHẢI CHO NGƯỜI KHÁC ĂN NỮA CHỨ ....
      Bất động sản đóng băng: “Muốn lợi nhuận cao thì dễ lắm!”


      “Bực mình” vì bị hỏi xoáy vào chuyện lợi nhuận sau thuế so với tổng doanh thu bỗng thấp đi nhiều, vị chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc một doanh nghiệp bất động sản tại Tp.HCM bèn tiết lộ mánh “làm đẹp” báo cáo tài chính doanh nghiệp ngành này.

      “Trên đất nước này, làm cái gì mà doanh thu trên 1.650 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế 1.100 tỷ đồng? Rất phi lý”, ông đưa dẫn chứng từ báo cáo tài chính hợp nhất năm 2010 của một doanh nghiệp bất động sản lớn trên sàn chứng khoán Tp.HCM.

      Đưa cổ phiếu doanh nghiệp mình lên sàn chứng khoán từ năm 2007, vị chủ tịch hội đồng quản trị nọ có đủ thời gian để “nhìn ngó” các đồng nghiệp. Bất động sản Việt Nam, chỉ tính những doanh nghiệp ra niêm yết, có ba trường phái: một là nói dóc hoàn toàn, một là nửa thật nửa giả và một trường phái là ăn thật làm thật, ông đúc kết lại.

      Để khẳng định cho quan điểm của mình trước báo chí, người đối thoại nêu một ví dụ từ dự án khá nổi tiếng ở phía Tây Hà Nội. Khu đất được cho là “nằm mơ không thấy” và “siêu lợi nhuận” này bán được giá 30 triệu đồng/m2, nhưng cũng chỉ đạt lợi nhuận sau thuế khoảng 30%.

      “Thế thôi chứ bao nhiêu”, ông khẳng định. “Bây giờ đền bù cho dân cả tỷ bạc, lời nhiều làm sao được”.

      Một ví dụ khác, ông lấy từ dự án mình triển khai thành công nhất để minh chứng thêm: “Ai mua được đất trên đại lộ Đông Tây, xuyên suốt từ đầu đến cuối, mặt tiền 3 triệu đồng một m2”. Và ông khẳng định luôn: “Không thể mua được. Tôi làm lâu rồi mới có giá ấy”.

      Ông tính toán thế này: xây dựng chung cư ngày trước, riêng phần thô mất 7 triệu/m2 giá thành xây dựng, nay thì phải tăng thêm 35% nữa. Bán giá từ 12 triệu lên dần đến hiện nay là 18-22 triệu đồng/m2.

      “Dự án của tôi chỉ lãi được 250 tỷ đồng sau thuế. Mà chúng tôi không có văn hóa với nhà thầu là 5%, 3%... Tổng mức đầu tư của tôi khoảng 1 nghìn tỳ đồng, như vậy tỷ suất chỉ có thế thôi”, ông cho hay.

      Với những doanh nghiệp công bố lợi nhuận sau thuế so với tổng doanh thu tới 60-70%, ông cho là có vấn đề về cách hạch toán hơn là thực tế kinh doanh hiệu quả. “Kể cả thời buổi thóc cao gạo kém này, mà muốn doanh thu, lợi nhuận cao thì dễ lắm”, ông khẳng định vậy.

      Trong lúc thị trường bất động sản đóng băng, để có lợi nhuận mà hạch toán hòng giữ giá cổ phiếu, các doanh nghiệp phải “chơi với nhau”. Theo vị này, muốn có lợi nhuận đưa vào sổ sách, nhiều doanh nghiệp bất động sản thường bán dự án vòng quanh.

      Giả sử có 4 doanh nghiệp tham gia, công ty A có dự án thì bán cho đối tác B một nửa, tính luôn được lợi nhuận 1.000 tỷ đồng so với giá vốn chẳng hạn. Đối tác B lại cũng có dự án, bán cho C như vậy, lời 1 nghìn tỷ đồng. C bán cho D và doanh nghiệp cuối cùng này lại bán ngược lại doanh nghiệp A ban đầu.

      “Hợp đồng hợp tác đầu tư ký với nhau dễ quá chứ có gì đâu. Thế là mỗi anh có nghìn tỷ đồng lợi nhuận, nhưng không anh nào có một xu hết”, ông này nói.

      Thế thì, phải có vốn ngân hàng cho vay 1 nghìn tỷ đồng, chuyển đi một vòng như thế rồi lại trở về ngân hàng, mấy ít ngày. “Nhưng đau cái là anh nào cũng mất 250 tỷ đồng đóng thuế thu nhập cho nhà nước”, ông chủ tịch nọ bộc bạch góc đáng buồn của “chiêu thức” bần cùng bất đắc dĩ này.

      Chiêu thứ hai, cũng theo vị nọ, là ghi khống doanh thu từ bán căn hộ. Hiện tất cả các công ty bất động sản trên sàn đều tính doanh thu theo tiến độ cam kết nộp tiền. Tức là, khi khách hàng ký hợp đồng thì thu tiền, cuối năm lên doanh thu.

      Giả sử giá trị phải nộp là 1 tỷ đồng/căn hộ chẳng hạn, trong tình thế người mua mà chủ yếu là nhà đầu cơ quá kẹt tiền như hiện nay, nhiều khi khách hàng chỉ góp 300 triệu đồng/căn vẫn phải cho nộp. Kế toán công ty vẫn lên hạch toán một bên doanh thu 1 tỷ đồng nhưng bên nợ phải thu là 700 triệu đồng/căn.

      “Đau một cái mình thu có 300 triệu đồng/căn thôi. Với kinh doanh bất động sản thì phải nộp ngay 10% thuế VAT, thế thì hạch toán 1 tỷ đồng doanh thu đã phải nộp 100 triệu đồng cho nhà nước. Nhiều công ty trên sàn đều có tình trạng như thế”, ông khẳng định là vậy.

      Một chiêu thức đỡ “đau đớn” hơn là mượn vốn của nhà đầu cơ. Chắc hẳn, thị trường bất động sản trong 3 năm nữa phải có lúc lên. Nếu tin như vậy thì việc mở hầu bao đầu tư ít nhiều vào thời điểm này, với nhiều người vẫn có.

      “Bây giờ khởi động một dự án, bỏ ra ít tiền đầu tư lằng nhằng thôi, xong kêu một loạt nhà đầu tư vào, mỗi anh nộp cho 100 triệu đồng/căn, hồi nào bán thì nộp tiền tiếp. Thế thì hết năm 2011, tôi bán 1.000 căn hộ lập tức doanh thu cũng có 1 nghìn tỷ đồng”, ông nêu thêm ví dụ nữa.
      ANH QUÂN


    13. #3293
      Ngày tham gia
      Apr 2010
      Bài viết
      4,462
      Được cám ơn 1,018 lần trong 709 bài gởi

      Mặc định

      2 phiên vừa rồi gọi là GTGD suy kiệt, tuần sau "bốc đầu" các bác nhỉ?
      Money Never Sleeps

    14. #3294
      Ngày tham gia
      Aug 2007
      Bài viết
      764
      Được cám ơn 68 lần trong 47 bài gởi

      Mặc định

      Giá giảm kèm KLGD giảm mạnh, là tín hiệu tốt. Ngày hôm qua ở HOSE có nhiều mã không có GD, do người mua chỉ muốn mua rẻ và người bán không bán rẻ như : DSN. DHC...
      Trích dẫn Gửi bởi Hoangketcau Xem bài viết
      2 phiên vừa rồi gọi là GTGD suy kiệt, tuần sau "bốc đầu" các bác nhỉ?

    15. #3295
      Ngày tham gia
      Mar 2010
      Bài viết
      709
      Được cám ơn 64 lần trong 35 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi Hoangketcau Xem bài viết
      2 phiên vừa rồi gọi là GTGD suy kiệt, tuần sau "bốc đầu" các bác nhỉ?
      Khửa khửa! Tuần sau cũng phải tùy con cụ ạ!
      Thời điểm bây giờ là lựa con mà đánh ắt có xèng.
      Mà e ô sin nhà cụ nhận định ntn rùi

    16. #3296
      bi04virgo
      Guest

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi Hoangketcau Xem bài viết
      2 phiên vừa rồi gọi là GTGD suy kiệt, tuần sau "bốc đầu" các bác nhỉ?

      iem iem iem nô co men ^^

    17. #3297
      Ngày tham gia
      Mar 2010
      Bài viết
      709
      Được cám ơn 64 lần trong 35 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi bi04virgo Xem bài viết



      iem iem iem nô co mần ^^
      Cụ té KMR rùi hả. Đang phi mạnh thế
      Hàng Nóng: SCR - PVG

    18. #3298
      bi04virgo
      Guest

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi hoangkc2010 Xem bài viết
      Cụ té KMR rùi hả. Đang phi mạnh thế
      hí hí ^^... chắc là chỉ được vài bữa là lại tịt ^^

    19. #3299
      Ngày tham gia
      Feb 2009
      Bài viết
      2,497
      Được cám ơn 322 lần trong 217 bài gởi

      Mặc định

      gâu tứ cẩu tiểu nhân nhục như con trùng trục, giở bài mách mod admin.Đúng là cái loại đầu để cắm hoa nhài

    20. #3300
      Ngày tham gia
      Mar 2007
      Bài viết
      198
      Được cám ơn 38 lần trong 27 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi Hoangketcau Xem bài viết
      2 phiên vừa rồi gọi là GTGD suy kiệt, tuần sau "bốc đầu" các bác nhỉ?
      Lực cầu vào hôm qua và hôm nay cũng không phải là ít nhưng chủ yếu đặt giá đỏ nên thị trường không bốc được nhưng cũng không giảm sâu được nữa. Cuối phiên hôm nay bên mua có vẻ sốt ruột rồi.
      CAN MAN KHAC TAU BIET THU

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Tình hình hiện nay? đến 21/04/2012
      By admin in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 13308
      Bài viết cuối: 21-04-2012, 10:52 AM
    2. Tình hình hiện nay? Đến 31/05/11
      By VN_BUFFET in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 23540
      Bài viết cuối: 31-05-2011, 06:32 PM
    3. Chọn thành viên khai bút Tình hình hiện nay 2011!!!
      By admin in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 16
      Bài viết cuối: 12-01-2011, 12:06 PM
    4. Tinh Hinh Hien Nay
      By tientrivietnam in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 04-11-2010, 09:39 PM
    5. Tình hình hiện nay? 2009
      By admin in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 54385
      Bài viết cuối: 01-01-2010, 10:17 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình