Threaded View
-
17-09-2010 10:34 AM #1
Perochan - VNI so với Diễn biến trên TTCK các nước châu Á trong cuộc khủng hoảng kinh
Có thể nói Việt Nam đang trải qua 1 năm khó khăn với lạm phát dự kiến 30% và nhập siêu đạt mức kỷ lục >20 tỷ USD, đồng VND xáo trộn mạnh, TTCK sụt giảm và giá xăng dầu thế giới tăng cao. Để nói rằng Việt Nam có rơi vào khủng hoảng kinh tế như các nước châu Á 1997 thì còn sớm, vì thường thì sau khủng hoảng mới nhận ra rõ rệt được. Tuy nhiên những khó khăn của Việt Nam hiện nay đều mang dấu ấn và hình dáng của cuộc khủng hoảng 1997 ở châu Á.
Trong 1 báo cáo hồi đầu năm của nhóm nghiên cứu ĐH Harvard, thì VN có 8/10 đặc điểm giống Thái Lan trong cuộc khủng hoảng Á châu 1997. (mặc dù cố gắng 2 lần nhưng chưa thể đọc hết được cái báo cáo đó của nhóm Harvard, vì viết khó hiểu quá, hihi) Chính vì thế việc nghiên cứu các đặc điểm của TTCK châu Á giai đoạn khủng hoảng 1997 rất có thể sẽ hữu ích trong việc nhìn nhận hướng đi của VNI hiện nay.
Trong phạm vi bài viết này, chỉ xét đến việc TTCK đã tạo đáy 366 hay chưa? Tiên đoán hay nhận định sớm là 1 điều khó, nhưng nếu xét trên quá khứ TTCK các nước 1997 thì sẽ có nhiều cảm nhận cũng như các kịch bản cho VNI trong thời gian tới.
Có một đặc điểm khá giống nhau của TTCK các nước gặp khủng hoảng như Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia và Malaysia, đó là khi chỉ số chứng khoán sụt giảm đến khoảng 2/3 so với đỉnh thì bật lên rất mạnh. Có những nước giảm mất 2/3 rồi quay đầu đi lên 1 mạch như Indonesia, Singapore hoặc Hongkong, nhưng cũng có nước giảm 2/3 rồi bật lên 1 cú thật mạnh và sau đó tiếp tục đi xuống như Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia.
Rất tình cờ, VNI của Việt Nam đạt đỉnh từ 1170 hồi tháng 3 năm 2007 và rớt về 366 vào tháng 6/2008. Tính ra, VNI cũng đã rớt tròn 2/3 và sau đó VNI có cú bật lên. Hiện VNI sắp đạt 500 và được coi là đã bật lên khoảng 40% so với điểm 366.
Như vậy, VNI 366 đã là đáy của VNI hay chưa?
Những so sánh dưới đây sẽ để người đọc tự kết luận cho riêng mình. Tuy nhiên dù VNI có tạo đáy hay chưa thì với những so sánh từ các TTCK đi trước, sẽ là cơ hội rất lớn cho những ai nhìn ra được vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo chỉ trong vòng 1 năm, sẽ thu lợi từ 80-400% trên TTCK. Tất nhiên để làm được điều đó, có lẽ nên có thêm chút năng khiếu đọc bảng giá CK cũng như các tình huống xử lý và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
Đây tạm coi là phần 1, nhận định về TTCK VN trong thời gian tới.
------
Trước khi đưa ra sự so sánh với các nước, cần có 1 cái nhìn sơ qua về đồ thị của VN index. Có 2 phương án: là VNI đạt 366 dạo tháng 6/2008 đã là đáy và VNI 366 chưa là đáy. Hai kịch bản theo hướng chính sau đây
Kịch bản 1
Kịch bản 2
Xem xét VNI với SET của Thailand
Các mốc cần chú ý với TTCK Thái Lan: Sụt giảm 2/3 là ở mốc 470 điểm, và đáy là mốc 204 điểm. VNI 366 sẽ theo hướng nào? Giống SET 470 là bật lên rồi rơi xuống tiếp dưới 470 hay VNI sẽ giống SET 204 là bật lên hẳn?
TTCK Thái Lan bắt đầu sụt giảm kể từ đầu năm 1994 với đỉnh 1750 điểm sau khi tăng gấp 2 lần trong vòng 6 tháng trước đó. Tuy nhiên các mức trồi sụt trong vòng 2 năm sau đó không đáng kể, và nếu tính đỉnh của TTCK Thái Lan (SET) thì tầm khoảng đầu năm 1996 nên coi là đỉnh, tính theo điểm bắt đầu suy giảm. Lúc này SET là 1430 vào tháng 1/1996. Khi đó kinh tế Thái vẫn chưa có dấu hiệu bất ổn, mà chỉ đang rơi vào cơn sốt BĐS. Đến đầu năm 97 mới bắt đầu chịu sức ép mất giá đồng bath (Thai Bath – THB), nhưng lúc này SET giảm 50% rồi, xuống gần 600 điểm.
Đến tháng 5/97, SET rơi xuống 470 điểm, giảm 2/3 so với đỉnh 1420 cách đó 1 năm rưỡi. Thế rồi chỉ trong hơn 1 tháng sau đó, SET từ mốc 470 so với đỉnh đã bật lên tới 680 vào cuối 6/97 và vài ngày sau thì chính phủ Thái giương cờ trắng đầu hàng trên mặt trận tiền tệ. Tính ra, từ mốc giảm còn 1/3 của SET, nó đã bật lên 45% rồi rơi tiếp.
Từ cú rớt đó, SET còn chịu sự sụt giảm tới hơn 1 năm sau đó khi rơi về đáy 204 vào tháng 9/98. Hành trình đó chính là tâm điểm của khủng hoảng tài chính châu Á mà Thái là nước chịu thiệt hại đầu tiên, nặng nề nhất. Và trên đường rớt, SET còn có 1 cú bật từ điểm 337(1/98) lên 564 (2/98) trong vòng 1 tháng, tức là thêm được tới 67%.
Tóm lại, phân tích hành trình sụt giảm của TTCK Thailand, có thể chia nó thành 2 phần, từ 1/96 đến 2/97 là sự sựt giảm sau khi xảy ra bong bong nhà đất. Còn từ 2/97 đến 9/98 là đổ đèo theo sự khủng hoảng Á châu, cụ thể ở đây là theo sự trượt giá của đồng Bath và các đồng tiền trong khu vực. Thực ra khủng hoảng châu Á đến năm 1999 mới nhìn thấy lối ra nhưng TTCK đã tạo đáy từ trước đó.
Hành trình mất giá của đồng THB cũng ảnh hưởng lên TTCK. Suốt từ năm 1996 trở về trước, 1$ luôn ổn định ở mức 23-25 THB. Cuối năm 96, khi SET giảm mạnh, bong bong BĐS nổ ra, các khoản nợ bắt đầu phải trả thì đồng THB chịu sức ép mất giá, đỉnh điểm căng thẳng là tháng 2/97. Lúc này, lần đầu tiên 1$ phá mốc =26THB. Các doanh nghiệp đổ xô đi mua $ phòng thủ để trả nợ. Thái liên tục tung dự trữ trong kho ra và còn cam kết rằng họ đủ $ để bán.
Đến tháng 5, 1$ đã nhích lên = 27THB. Và tháng 7/97, Bộ trưởng tài chính mới của Thái lên nắm quyền, đi kiểm tra số ngoại tệ thấy rằng kho của họ chỉ còn đúng 1 tỷ $ và tuyên bố đầu hàng. Thái thả nổi đồng THB. Ngay lập tức 1$ = 30 THB. Chưa hết, đồng THB liên tục mất giá và Thái cầu cứu IMF viện trợ. Các hành động của IMF vào tháng 10 vẫn chưa đủ giúp đồng tiền của Thái, và đỉnh điểm của mất giá vào tháng 1/98, khi đó 1$ = 54THB. Có lẽ lúc này các phương thuốc quá liều của IMF đã đủ mệt và lòng tin mới tạm thời trở lại, đồng THB lên giá. Từ tháng 1/98 đến 9/98, đồng THB nhích dần lên, cuối cùng đạt 1$=40THB.
Tuy nhiên có thể nhìn thấy từ 1/98 đến 9/98, đồng Bath phục hồi trở lại nhưng SET chí có 1 cú hồi 67% rất nhanh rồi rớt thật mạnh. Đó là vì các vấn đề vĩ mô kinh tế, như hàng loạt ngân hàng, cty tài chính phá sản, GDP sụt giảm nghiêm trọng, đã kéo SET xuống còn 204 điểm.
Như vậy có thể hình dung ra mối liên hệ vào VNI nếu theo kịch bản SET. Sau khi rớt từ 1170 xuống 366, giảm đúng 2/3 thì VNI đã bật lên. Mặc dù VNI đạt đỉnh từ 3/2007, kinh tế VN đang sốt BDS và đầu năm 2008 mới rơi vào bất ổn. Tới đây, VN còn phức tạp hơn khi các chính sách vĩ mô bắt đầu ngấm thuốc và sự suy trầm của kinh tế toàn cầu.
VNI 366 sẽ giống đoạn SET 204 hay là SET 470 như đồ thị? Nếu các tín hiệu kinh tế như ngân hàng, tài chính cũng như sản xuất trong năm 2009 ấm trở lại thì có thể coi VNI 366 đã là đáy, giống SET 204. Còn nếu GDP bắt đầu sụt giảm, một vài ngân hàng, cty tài chính phá sản thì khả năng VNI 366 mới chỉ giống SET 470, tức là bật lên rồi còn giảm tiếp.
VN cũng có giai đoạn sốt BĐS nhưng chưa có giai đoạn 2 là vỡ trận thị trường tiền tệ, ngân hàng. Vậy áp đặt VNI 366 theo hướng giống SET 470 vẫn còn là 1 điều hơi vội vàng. Do đó cần xem xét thêm VNI với các nước khác.
So với Hàn Quốc
Các mốc của TTCK Hàn Quốc, đỉnh 1130, giảm 2/3 mà điểm 343 và đáy là 277. VNI 366 sẽ giống KOSPI 343 hay là KOSPI 277?
Một trong những điểm khá giống của TTCK Việt Nam hiện nay với Hàn Quốc giai đoạn khủng hoảng 97-98 là điểm VNI đạt đỉnh 1170 cũng na ná với điểm của Seoul Composite (KOSPI) đạt đỉnh 1130.
Cần lồng TTCK Hàn Quốc vào bối cảnh kinh tế khi đó.
Cuối tháng 11/97, Hàn Quốc ra quyết định cầu viện IMF. KOSPI khoảng gần 500 điểm. Đầu tháng 12/97, IMF công bố các quyết định trợ giúp cho Hàn Quốc thì trong suốt tháng đó, KOSPI giảm về mức 343 hôm 26/12/97. Có thể nói thời điểm đó tin xấu liên tục xuất hiện ở Hàn Quốc. Đồng Won mất giá đỉnh điểm từ 1150 (11/97) xuống vèo 1700 (12/97), và nếu so với 1 năm trước đó (1$=800 SKW) thì đồng Won đã mất giá tới hơn 100%. Lãi suất được đẩy lên tới 25%. Kho dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc bay từ 35 tỷ US$ tháng 12/1996 xuống còn 20 tỷ US$ tháng 12/1997 . Đó cũng là thời điểm thấp nhất của kho dự trữ ngoại hối Hàn Quốc kể từ năm 1994.
Các biện pháp của IMF cũng làm KOSPI rebound lên được 72%, tới mốc 591 vào tháng 3/98. Lúc này dự trữ ngoại tệ của Hàn đã quay trở lại 30 tỷ $ nhanh chóng, cũng như tỷ giá đã giảm xuống 1$ =1350 SKW.
Sự hồ hởi của TTCK khi có cứu viện IMF cũng chỉ được 3 tháng. Khi đơn thuốc IMF yêu cầu đóng cửa 14/30 ngân hàng đầu tư của Hàn Quốc bắt đầu ngấm thuốc, dòng tiền đột ngột chuyển hướng đã khiến TTCK nước này quay đầu 1 lần nữa, từ 591 xuống 277 vào tháng 6/98. Đó là điểm đáy của TTCK Hàn Quốc kể từ 20 năm nay. Và lúc này, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của Mỹ dưới thời Clinton, nền kinh tế toàn cầu đã ăn theo và Hàn Quốc là 1 nước cũng vậy, đã nhanh chóng vượt qua, khi đầu năm 1999, bản thân IMF đã có ngay đánh giá nói rằng khả năng Hàn Quốc qua khỏi khó khăn, GDP tăng trưởng mạnh trở lại.
Lý giải nhỏ cho việc KOSPI hết giảm điểm khi chưa có dấu hiệu thật tốt ở kinh tế, có thể xem xét ở chỗ lòng tin đã trở lại Hàn Quốc khi dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc tăng lên 40 tỷ vào tháng 6/98 và 50 tỷ $ vào tháng 12/98. Đồng thời đồng SKW cũng giảm ổn định về 1200 trong 6 tháng cuối năm 1998. GDP bắt đầu tăng trở lại từ quý 3, và lãi suất đã đều đều giảm xuống, từ đỉnh điểm 25% hồi tháng 1/98 xuông còn 9% vào tháng 8/98.
Nhờ chính sách xuất khẩu vào Mỹ mà Hàn Quốc nhanh chóng qua khỏi khó khăn, đồng thời khiến chỉ số KOSPI tăng tới 400% trong vòng 1 năm sau đó, kể từ khi tạo đáy.
Vậy liên hệ với VNI, cũng có thể thấy VNI tạo đỉnh 1170 tháng 3/07 và trải qua cơn sốt BĐS, rồi rơi vào những khó khăn liên miên như nhập siêu lớn, TTCK sụt giảm, lãi suất tăng mạnh, đồng tiền rớt giá mạnh… Và điều đó đã tạo nên một cái đáy 366 cho VNI vào tháng 6/2008. Tuy nhiên các nỗ lực như ổn định đồng tiền, giảm tốc độ nhập siêu, giảm tốc độ lạm phát đã khiến VNI tăng mạnh.
Do đó nếu học theo Hàn Quốc, với tỷ lệ giảm 2/3 ở mốc KOSPI 343 tương đường với VNI 366 thì VNI sẽ tăng lên khoảng 60-70% từ đáy, tức là khoảng 550-600 rồi cũng lại rớt tiếp xuống dưới 366.
Tại sao lại chọn VNI 366 tương ứng với thời điểm KOSPI 343 (rớt 2/3) mà ko phải là KOSPI 277 (đáy)?
Có lẽ do đặc điểm các thời điểm kinh tế như phân tích ở trên. Và rất có khả năng VNI sẽ bật cao lên như vậy rồi rớt tiếp xuống dưới 366. Lý do thì ở VN, sau khi các nỗi lo về lạm phát qua đi, lãi suất NH tạm hạ nhiệt 1 chút khiến VNI đi lên, nhưng khi các vấn đề vĩ mô bắt đầu ngấm thuốc của chính sách tăng lãi suất từ 9 tháng trước và bài toán tăng trưởng theo toàn cầu khó khăn. Hệ thống ngân hàng còn nhiều bất ổn. Lạm phát sẽ qua đi, nhưng tốc độ sản xuất chắc chắn chậm lại. Đồng thời lý do nguy hiểm nhất là kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục suy yếu do giá hàng hóa cao và Mỹ vẫn chưa qua khủng hoảng. Tức là doanh nghiệp Việt Nam, giả sử hiện nay có tỷ số P/E là 10 khá hợp lý, nhưng tốc độ tăng trưởng âm, thì P/E tự nhiên sẽ tăng >10. Và để tỷ số này hợp lý thì giá cổ phiếu phải giảm xuống, và VNI sẽ giảm.
Nếu theo kịch bản của KOSPI thì VNI sẽ tăng lên ~ 550-600 vào khoảng tháng 10-11/2008 rồi rớt tiếp đến giữa năm sau đồng hành cùng sự đi xuống của nền kinh tế, khi đó mới thực sự tạo đáy.Last edited by lesino; 19-09-2010 at 12:27 PM.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 3 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 3 khách vãng lai)
Similar Articles
-
Nhân tài số 1 Việt Nam giải thích diễn biến VNI
By kipsailam68 in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 97Bài viết cuối: 14-06-2010, 01:32 PM -
Diễn biến của TTCK tháng 9 không diễn ra như dự đoán
By VFinance in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 1Bài viết cuối: 16-09-2009, 10:47 AM -
Cuộc khủng hoảng nhà đất tại Mỹ không dễ dàng xóa bỏ
By VFinance in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 30-07-2009, 04:41 PM -
Năm 2010 TTCK các nước ASEAN hợp nhất?
By in forum Giải pháp phát triển TTCKTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM -
Niêm yết cổ phiếu trên TTCK Mỹ và châu ÂU?
By in forum Giải pháp phát triển TTCKTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
Bookmarks