Nghe lời của người Giàu nhất TTCK Vịt Ngan nói giè này!


Bầu Đức: Sản xuất thủy điện có khi "ngon" hơn bất động sản

Ngày 31/08/2010, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã tổ chức lễ công bố phát hành trái phiếu cho đối tác chiến lược Temasek Holding và số tiền này đã được chuyển về cho HALG.


Ngày 31/08/2010, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG) đã tổ chức lễ công bố phát hành thành công 1,1 triệu trái phiếu chuyển đổi (tương đương 1.100 tỷ đồng) cho đối tác chiến lược Temasek Holding và số tiền này đã được chuyển về cho HALG.

Giá chuyển đổi 67.375 đồng/CP tức mỗi 67.375 đồng trái phiếu được chuyển đổi thành 1 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng. Nếu thực hiện chuyển đổi hết thì lượng cổ phiếu dự kiến phát hành thêm là 16,32 triệu cổ phiếu, tương đương 5,58% lượng đang lưu hành. Giá chuyển đổi sẽ được điều chỉnh khi bị pha loãng (nếu có).

Temasek có quyền thực hiện quyền chuyển đổi cổ phiếu sau một năm với lãi suất trái phiếu trong trường hợp này là 0%. Nếu Temasek từ chối chuyển đổi trái phiếu, lãi suất sẽ được xác định bằng lãi suất tiền gửi +3%/năm (lãi suất tiền gửi được tính bằng trung bình cộng lãi suất tiền gửi tiết kiệm thời hạn 1 năm của ngân hàng ACB, Sacombank, Techcombank và Eximbank).

HAGL tin chắc rằng giá cổ phiếu HAGL sau 1 năm sẽ tăng và Temasek sẽ thực hiện quyền chuyển đổi. Lợi nhuận này sẽ tương xứng với lợi thế vô hình mà Temasek đem lại cho HAGL.

Còn Temasek đem lại lợi ích gì cho HAGL, có mang lại lợi ích cho cổ đông nhỏ hay không, ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch HĐQT HAGL cho rằng, HAGL luôn làm mọi cách tốt nhất cho các cổ đông hiện hữu. Việc đưa Temasek làm nhà đầu tư chiến lược bởi HAGL muốn cơ cấu lại cổ đông muốn đầu tư dài hạn chứ ko phải một số cá nhân muốn lướt sóng đầu tư lấy lãi.

Trong buổi lễ, chủ tịch HĐQT HAGL ông Đoàn Nguyên Đức cũng giành thời gian để trả lời nhiều câu hỏi của nhà đầu tư xoay quanh việc tái cấu trúc tập đoàn và các chiến lược đầu tư vào các ngành nghề trong giai đoạn 2010 – 2012.

Thủy điện "ngon" hơn Bất động sản

Như các thông tin đã đưa trong Nghị quyết Đại hội cổ đông của HAGL về việc tái cấu trúc Tập đoàn thành công ty mẹ và 5 tổng công ty sở hữu và quản lý 5 ngành nghề kinh doanh chính bao gồm: cao su, khoáng sản, bất động sản, thủy điện và sản xuất gỗ đá. Đây cũng là thứ tự ưu tiên từ trên xuống của Tập đoàn đối với từng ngành.

Tuy nhiên trả lời câu hỏi của một NĐT về hai ngành khai khoáng và thủy điện của HAGL có khả năng gặp khá nhiều rủi ro, với việc đàm phán điện với EVN chỉ 700 đồng/Kwh, liệu hiệu suất thu hồi vốn có thấp, ông Đức cho rằng ngành thủy điện có khi “ngon” hơn bất động sản.

Theo ông Đức, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thủy điện đa số là doanh nghiệp nhà nước, HAG là tập đoàn sở hữu thủy điện tư nhân nhiều nhất nước, vấn đề hiệu quả hay không là ở suất đầu tư. HAGL hiện đang sở hữu 17 dự án tại Tây Nguyên, Thanh Hóa và Lào với tổng công suất 420 MW, đây là nguồn tài nguyên quý được tạo ra từ những dòng sông có thác ghềnh và không thể tái tạo và không phải ở đâu cũng có. Với vốn đầu tư cho 17 dự án này khoảng 6300 tỷ đồng, tính ra để đầu tư 1 MW HAGL mất 15 tỷ đồng, nếu so sánh với các doanh nghiệp khác đầu tư 1MW 30 tỷ thì rõ ràng lợi thế hơn hẳn.

Ngoài ra, trong tương lai, Nhà nước sẽ xóa độc quyền kinh doanh điện và thực hiện cơ chế cạnh tranh, giá điện sẽ được xác lập theo thị trường, khi đó lợi nhuận từ các công ty thủy điện sẽ rất lớn.

Tiếp theo, trả lời câu hỏi của một NĐT về lo lắng hạn hán trong năm thì các doanh nghiệp thủy điện có thể phải “bỏ không” nửa năm, theo ông Đức, dự toán của một nhà máy thủy điện một năm chạy tối đa 5.000 giờ và chạy tối thiểu 4.000 giờ, mỗi năm bao giờ cũng có mùa mưa và mùa khô, trong dự toán lúc nào cũng tính độ an toàn, dao động chạy từ 4000 – 5000 giờ và phòng ngừa chuyện dự trữ nước.

Còn đối với ngành khai khoáng, ông Đức đưa ra giá thành sản xuất 1 tấn quặng tinh hàm lượng 65% của HAGL chưa tới 25$/tấn (đối với mỏ ở Việt Nam) và 35$/tấn (đối với mỏ tại Campuchia – do còn tiền vận chuyển…) trong khi giá quặng trung bình thế giới khoảng 145 -150$/tấn thì không lý do gì làm không hiệu quả.

Tuy nhiên theo ông Đức, HAGL sẽ không vội bán quặng sắt ngay trong năm nay do không còn chịu áp lực về vấn đề hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm (3.000 tỷ đồng). “Việc có bán quặng sắt trong năm nay hay năm sau chúng tôi sẽ xem xét lại trong hội đồng”, ông Đức nói.

BĐS chưa ra phía Bắc vì chưa có "duyên"

Trả lời câu hỏi về việc tại sao HAGL chỉ tập trung mảng BĐS ở phía Nam mà không ra phía Bắc, ông Đức cho rằng việc này là do chưa có “duyên”. HAGL chưa ra chứ không phải không ra. Tuy nhiên Tập đoàn đang tận dụng lợi thế quỹ đất rẻ đã mua từ 5 – 10 năm trước trong TP.HCM.

Giá thành xây dựng khoảng 5,2 triệu đồng/m2 cho các dự án có mức giá bán trên 1.000USD/m2 và 4,6 triệu đồng cho các dự án có mức giá bán dưới 1.000USD/m2 thì tỷ lệ lãi gộp cả các dự án luôn cao hơn mức 50%. Theo ông Đức, việc kinh doanh BĐS tại TP.HCM vẫn đem lại hiệu quả cao hơn.

Phân bổ tỷ lệ nợ hợp lý

Một nhà đầu tư hỏi về việc nợ ngắn hạn và dài hạn của HAGL ở mức cao, và việc phân bổ tỷ lệ nợ cho các công ty con sau khi tái cấu trúc tập đoàn như thế nào.

Trả lời câu hỏi này, ông Võ Trường Sơn, Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính đã cho biết, các nhà đầu tư không nên nhìn vào nợ “gross” mà nên nhìn vào nợ “net” (tức là nợ đã trừ đi số dư tiền mà doanh nghiệp đang nắm giữ vào cuối kỳ). Theo ông Sơn, căn cứ vào báo cáo kiểm toán ngày 30/06/2010, tổng tài sản của HAGL là 14.000 tỷ, Vay và nợ ngắn hạn và dài hạn là 4.300 tỷ, vốn chủ sở hữu 6.900 tỷ, nếu tính nợ net, 30/06 số dư tiền là 1.200 tỷ đồng, số tiền nợ net là 3.100 tỷ, con số này ko phải là cao.

Việc tái cấu trúc tập đoàn đối với ngành cao su sẽ phân bổ nợ theo suất đầu tư của ngành nhân với quy mô đầu tư, ví dụ 51.000 ha cao su thì vốn cần khoảng 3500 tỷ thì sẽ chia theo tỷ lệ 50:50 (vốn 1750 tỷ và nợ 1750 tỷ); còn trong ngành BĐS vốn chủ khoảng 2.000 tỷ đồng thì phần nợ vay áp dụng chính sách linh hoạt hơn đó là xây dựng phần móng, doanh nghiệp sẽ gặp ngân hàng nếu trong trường hợp thị trường đóng băng, còn trong trường hợp thị trường tốt xong phần móng bán được ngay thì ko cần vay lớn; đối với ngành thủy điện cơ cấu nợ vay cũng tương tự, việc cơ cấu nợ đảm bảo một tỷ lệ an toàn và dựa trên nguyên tắc đòn bẩy là đảm bảo thanh khoản và quản lý rủi ro tài chính thật tốt.

Phương Mai

Theo HAG

Vậy tại sao không vào HỌ SÔNG ĐÀ KHI MÀ HỌ NÀY KINH DOANH THỦY ĐIỆN LÀ CHỦ YẾU!