Chủ đề: Ai xả hàng? Ai gom hàng?
-
14-07-2010 12:00 AM #1301
Silver Member- Ngày tham gia
- Apr 2010
- Bài viết
- 908
- Được cám ơn 224 lần trong 167 bài gởi
BBs diễn trò để xả hàng:
Chứng khoán ngày 13/7: “Bẫy tăng giá” mang tên VEIL?
▪ LAN NGỌC
13/07/2010 14:58 (GMT+7)
Dù một phiên chưa thể làm nên xu hướng nhưng chí ít thị trường không còn ngại những điều chưa rõ ràng.
Tăng trong nghi ngờ. Nhà đầu tư vẫn thận trọng trước một khả năng “bull-trap” mang tên VEIL. Điều đó rất rõ ở nửa đầu phiên
Một sắc xanh đẹp mắt phủ khắp bảng điện tử trong phiên giao dịch sáng nay. Về tổng thể tâm lý e ngại đã được giải quyết khi chiều qua thông tin chính thức từ Dragon Capital được loan báo. Tuy nhiên thị trường vẫn đang tăng trong sự nghi ngờ.
Phiên giao dịch mở cửa và 15 phút đầu đợt hai thực sự là thời điểm thú vị. Những tưởng với thông tin hỗ trợ tích cực hôm qua, thị trường sẽ bùng nổ ngay từ những giây phút đầu tiên.
Tổng giá trị khớp lệnh đợt 1 chỉ có 90,34 tỷ đồng, tương đương 3,07 triệu đơn vị. Đây là một con số nhiều người không tin vào mắt mình. VN-Index tăng 1,09%. Điểm số tăng tương đối tốt nhưng không được hỗ trợ về khối lượng.
Diễn biến giao dịch những phút đầu tiên không thuận lợi như kỳ vọng về sự khởi sắc của tâm lý. Nhà đầu tư vẫn rất thận trọng trước một khả năng “bull-trap” mang tên VEIL và không hăng hái tham gia một cách bốc đồng. Nếu thị trường đang chờ đợi thông tin của VEIL thì phản ứng có lẽ phải mạnh hơn.
Thậm chí, khoảng 15 phút đầu tiên của đợt 2 còn diễn ra hoạt động chốt lời ngắn hạn. Chính xác hơn thì đợt giảm này không phải do áp lực bán mạnh mà là cầu giá cao không có. VN-Index lại lùi dần về sát mức 500 điểm. 4,42 triệu chứng khoán đã được bán ra trong thời gian này, tương đương 123 tỷ đồng.
Điều gì diễn ra trong 15 phút này? Mỗi nhà đầu tư có thể suy luận một cách khác nhau. Tuy nhiên có lẽ nguyên nhân là bên mua đứng lùi lại để quan sát động tĩnh thị trường - một kiểu “test” cung - hơn là biểu hiện của cầu yếu.
Bằng chứng là chỉ số tăng một cách chậm chạp cùng khối lượng rất thấp trong phần lớn thời gian của đợt hai. Khoảng 45 phút giữa đợt này, VN-Index chỉ “bò” từ 502,58 điểm lên xấp xỉ 505 điểm.
Một điểm dễ nhận thấy hôm nay là cung giá rẻ rất ít. Bảng điện cho thấy dư mua vẫn dồi dào nhưng các giao dịch chủ yếu là khớp vào dư bán. Bên bán hôm nay được củng cố về tâm lý tốt và không chịu bán rẻ, hoặc những ai có nhu cầu bán ngay đã ra hàng trong 15 phút đầu tiên của đợt hai khi biểu hiện một khả năng “bull-trap” còn khá rõ. Thực tế cung giá rẻ cạn kiệt đã có từ phiên đầu tuần khi chỉ số lần thứ 3 giảm về dưới mức 500 điểm. Khối lượng giao dịch hôm qua ở mức thấp nhất trong hơn 4 tháng trở lại đây.
Một điểm nữa là càng về cuối phiên, sự kiên nhẫn của bên mua càng giảm. Trong bối cảnh cung yếu, khối lượng mua gia tăng nhẹ đã khiến các bước giá được đẩy lên nhanh hơn. Trong 15 phút cuối cùng của đợt hai, đồ thị VN-Index tăng gần như dốc đứng khi lệnh mua liên tiếp được tung ra để khớp trực tiếp vào dư bán.
Khối lượng khớp lệnh toàn thị trường phiên này tăng khoảng 55% và riêng cổ phiếu tăng 54%. Đây là một mức cải thiện tốt nhưng về giá trị tuyệt đối, thanh khoản cũng mới chỉ xấp xỉ mức bình quân tuần trước. Khối lượng chưa đưa ra thông điệp rõ ràng là điểm tối trong bức tranh hôm nay. Thị trường phiên này vẫn đi lên trong sự nghi ngờ.
Tuy nhiên phiên tăng hôm nay chủ yếu là tích cực với hai điểm: Thứ nhất là sự trở lại của nhóm cổ phiếu lớn. Gần như tất cả các mã vốn hóa lớn trên HOSE đều tăng điểm. Thị trường sẽ rủi ro hơn nếu một phiên tăng với lẻ tẻ vài mã dẫn dắt. Thứ hai, sự trỗi dậy của nhóm cổ phiếu tài chính, chứng khoán thường là biểu hiện của một chu kỳ tăng ổn định. Dễ dàng điểm mặt một số mã có tính đầu cơ cao như SSI, ITA, HCM, REE và một số cổ phiếu chứng khoán bên sàn Hà Nội. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng tăng tốt dù không mạnh.
Khối ngoại mấy hôm nay có vẻ cũng “ngại” sự kiện VEIL mà giảm cường độ giao dịch. Tuy nhiên phiên này họ đã trở lại với trên 3,27 triệu đơn vị được mua vào. Giá trị mua ròng khoảng 85,9 tỷ đồng.
VN-Index duy trì được đà tăng điểm đến lúc kết thúc phiên và đóng cửa sát mức cao nhất cho thấy bên mua hôm nay đã thắng thế. Dù một phiên chưa thể làm nên xu hướng nhưng chí ít thị trường không còn ngại những điều chưa rõ ràng. Mức hỗ trợ 500 điểm sau 4 phiên tạo tín hiệu giả đã được giữ vững. Dĩ nhiên thị trường cần một vài phiên nữa để chắc chắn rằng sự hưng phấn hôm nay không phải là phản ứng nhất thời khi điều lo ngại được tháo gỡ.
[/QUOTE]
-
Có 2 thành viên đã cám ơn thuchi :
downdown235 (14-07-2010)
-
14-07-2010 07:39 AM #1302
Chết chắc phen này.....hố hố
21 ngân hàng “ngốn” hơn 30.000 tỷ đồng
Để đáp ứng được quy định về mức vốn điều lệ cho năm 2010, 21 ngân hàng thương mại cổ phần sẽ “ngốn” tới hơn 30.000 tỷ đồng.
Đầu tuần này, thông tin Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho hai trường hợp là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công thương (Saigon Bank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông (MDB), từ 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng, thu hút sự chú ý của giới đầu tư.
Chuyện ngân hàng tăng vốn, áp lực tăng vốn không mới, khi yêu cầu đảm bảo vốn pháp định 3.000 tỷ đồng theo Nghị định 141 của Chính phủ đã được đề cập nhiều từ cuối năm 2009. Thế nhưng, hai trường hợp trên được một số công ty chứng khoán đưa vào dẫn chứng cho một quan ngại hiện nay: thị trường chứng khoán đang cần khẳng định sức mạnh nguồn tiền, trong khi, nguồn cung mới lại đang gây áp lực.
Bình luận mới đây của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TLS) nhấn mạnh: “Thị trường vẫn tiếp tục khó khăn trong việc tăng điểm mạnh, chủ yếu do vấn đề dòng tiền hạn chế, đã được lý giải nhiều lần là do việc phát hành tăng vốn của các doanh nghiệp…”.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM (HSC) cuối tuần rồi cũng nhận định: “Hầu hết tin tức trong ngày hôm nay tập trung vào việc tăng vốn đã diễn ra hay đang còn trên kế hoạch của các doanh nghiệp… Nói chung là nguồn cung cổ phiếu mới này đang hạn chế sức tăng của thị trường…”.
Trong các khối doanh nghiệp, nổi bật nhất hiện nay và đến cuối năm vẫn là hoạt động tăng vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần. Nhiều “ông lớn” đã vượt xa quy định 3.000 tỷ đồng vốn điều lệ nhưng vẫn có kế hoạch tăng; trong khi hơn hai chục trường hợp khác buộc phải gọi vốn cho được, nếu không muốn bị xem xét sáp nhập, giải thể…
Dữ liệu tập hợp cho thấy, chỉ riêng nhóm buộc phải tăng vốn là 21 ngân hàng đã “ngốn” tới 30.262 tỷ đồng. Con số này được xác định từ mức vốn điều lệ hiện tại đến mốc 3.000 tỷ đồng yêu cầu.
Dữ liệu này được tập hợp theo công bố ở các kênh khác nhau của mỗi thành viên; trong đó có một số ngân hàng đã có những bước đệm ở đợt phát hành mới, hoặc qua trái phiếu chuyển đổi đã phát hành, hay có một phần chuyển từ thặng dư… nhưng chưa công bố chính thức vốn mới.
Và nếu tính theo kế hoạch dự kiến của một số thành viên trong năm 2010, theo nghị quyết đại hội cổ đông hoặc phát ngôn gần đây, thì con số đó sẽ lớn hơn nhiều (khá nhiều kế hoạch tăng lên 3.100, 3.500 và 5.000 tỷ đồng).
Ngoại trừ một số ít đã có cam kết mua cổ phần phát hành thêm từ phía cổ đông, đã có bước đệm từ trái phiếu chuyển đổi trước đó, nhưng hơn 30.000 tỷ đồng cho khoảng thời gian còn lại của năm, xem ra là một sự chia sẻ lớn đối với nguồn tiền cho thị trường niêm yết (cổ phiếu của cả 21 nhà băng đó đều chưa có mặt trên sàn).
Một tham khảo là số vốn buộc phải tăng đó gần ngang ngửa với tổng giá trị giao dịch của cả một tháng trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE), tính bình quân trong 3 tháng qua!
Mức vốn cần tăng của các ngân hàng theo quy định cho năm 2010 (đơn vị: tỷ đồng)
Vốn hiện tại Vốn cần tăng
Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) 2.568 432
Ngân hàng Bắc Á (Nasbank) 2.121 879
Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank) 2.117 883
Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) 2.000 1.000
Ngân hàng Phương Đông (OCB) 2.000 1.000
Ngân hàng Kiên Long (KienLongBank) 2.000 1.000
Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank) 2.000 1.000
Ngân hàng Đại Tín (TrustBank) 2.000 1.000
Ngân hàng Tiên Phong (TiênPhongBank) 1.750 1.250
Ngân hàng Việt Á (VietABank) 1.632 1.368
Ngân hàng Phát triển nhà Tp.HCM (HDBank) 1.550 1.450
Ngân hàng Sài Gòn Công thương (Saigon Bank) 1.500 1.500
Ngân hàng Bảo Việt (BaoVietBank) 1.500 1.500
Ngân hàng Đại Á (DaiABank) 1.000 2.000
Ngân hàng Nam Việt (Navibank) 1.000 2.000
Ngân hàng Phát triển Mê Kông (MDB) 1.000 2.000
Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) 1.000 2.000
Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank) 1.000 2.000
Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) 1.000 2.000
Ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank) 1.000 2.000
Ngân hàng Gia Định (GiaDinhBank)
Theo Minh Đức
Vneconomy
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
thuchi (14-07-2010)
-
14-07-2010 07:57 AM #1303
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
thuchi (14-07-2010)
-
14-07-2010 08:24 AM #1304
Silver Member- Ngày tham gia
- Jan 2009
- Bài viết
- 935
- Được cám ơn 182 lần trong 132 bài gởi
Bài học này thì hầu hết ai chơi chứng đều bị dính, vấn đề là phải biết đúc kết kinh nghiệm. E đang 70% cổ, 30% xèng. Chờ đợi bao nhiêu ngày nay mới có những ngày hứng khởi như thế này. Theo e, nên chờ 3-5 phiên nữa hãy chốt lời để tối đa hóa được lợi nhuận. Tất nhiên không ăn dày quá để bị bóng đè, ra sớm quá thì lại mất ăn..... Cẩn trọng và hiệu quả nha các bác
-
-
14-07-2010 08:31 AM #1305Trum giao dich co phieu
GuestHôm nay làm gì làm mặc kệ. Các tổ chức thi nhau Múc - Múc - Múc
-
14-07-2010 10:27 AM #1306
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
thuchi (14-07-2010)
-
14-07-2010 10:59 AM #1307
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
thuchi (14-07-2010)
-
14-07-2010 01:06 PM #1308
Cuối phiên hôm nay bị xả hàng mạnh là vì cp ngân hàng bằng mệnh giá mà bán éo ai mua và còn cái tin này nữa : "...những lo lắng về lượng cung cổ phiếu quá lớn và cơ hội cho một đợt phục hồi trong mùa hè đang dần đóng lại. Các chỉ số kinh tế vĩ mô từ CPI, thâm hụt thương mại, và cả tỷ giá, có lẽ sẽ dần xấu đi kể từ tháng 8 do tính chất mùa vụ quen thuộc. Và điều này càng nhấn mạnh thực tế rằng NHNN sẽ phải hành động rất cẩn thận trong năm nay trong các vấn đề liên quan đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất..."
Các chú copy dòng anh đóng ngoặc rồi thả vào google mà tìm vào link gốc mà đọc....khú khú
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
thuchi (14-07-2010)
-
14-07-2010 04:24 PM #1309
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
thuchi (14-07-2010)
-
14-07-2010 04:38 PM #1310
Vào xem link gốc chủ tịch Tô:
http://www.vietinfo.eu/877/114649/la...o-chu-tich.htm
http://hoangsa.org/forum/showthread....166#post412166
-
14-07-2010 04:51 PM #1311
Thêm một "Nô lệ của nhân dân" bị kỷ luật. Gây hậu quả nợ 80 ngàn tỷ ( hơn 4 tỷ USD, phần lớn là vay nợ nước ngoài):
Thủ tướng đình chỉ chức vụ Chủ tịch Vinashin
Nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin Phạm Thanh Bình. Ảnh: Đầu tư
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định đình chỉ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam với ông Phạm Thanh Bình.
Quyết định được Thủ tướng ban hành ngày 13/7, Ông Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ xác nhận với VnExpress sáng nay.
Ông Phúc cho biết Thủ tướng quyết định đình chỉ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin đối với ông Phạm Thanh Bình để kiểm điểm trách nhiệm và phục vụ công tác thanh tra, điều tra, làm rõ các sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đồng thời, Thủ tướng cũng quyết định phân công ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin.
Trao đổi với VnExpress, Tổng giám đốc điều hành Vinashin Trần Quang Vũ cho biết trong hôm nay, đại diện Bộ Giao thông Vận tải sẽ xuống làm việc với tập đoàn và tiến hành bàn giao công việc giữa ông Phạm Thanh Bình với chủ tịch hội đồng quản trị mới. Trước đó, ông Phạm Thanh Bình vừa là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm nhiệm tổng giám đốc. Nhưng từ đầu tháng bảy, công tác điều hành được giao cho ông Trần Quang Vũ.
Việc thay đổi nhân sự cấp cao của Vinashin được đưa ra trong bối cảnh tập đoàn phải tái cơ cấu. Trước thời điểm tái cơ cấu, tập đoàn nợ các đối tác trong và ngoài nước 80.000 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ khoảng 9.000 tỷ đồng và tổng tài sản 90.000 tỷ.
Trường hợp này ở Trung Quốc thì khó thoát án dựa cột, ở ta lại cho....về hưu sớm là xong!!!
PTT Hùng đã nói: "...kỷ luật nhiều sợ bầu không kịp..." .... Ôi quê tôi! VN ơi....hu hu!!!
-
Có 2 thành viên đã cám ơn downdown235 :
thuchi (14-07-2010)
-
14-07-2010 09:53 PM #1312
Silver Member- Ngày tham gia
- Apr 2010
- Bài viết
- 908
- Được cám ơn 224 lần trong 167 bài gởi
-
Có 3 thành viên đã cám ơn thuchi :
downdown235 (15-07-2010), sharevn (15-07-2010)
-
14-07-2010 10:18 PM #1313
Silver Member- Ngày tham gia
- Apr 2010
- Bài viết
- 908
- Được cám ơn 224 lần trong 167 bài gởi
Các chú chỉ biết có ôm chứng rồi kêu gào lên xuống. Ngoài chứng các chú cần phải biết thời cuộc, vì chính thời cuộc cũng ảnh hưởng đến chính trường và cả chứng trường...
Tướng Giáp đề nghị dừng dự án bauxite
Tướng Giáp từng được giao chỉ đạo chương trình khảo sát bauxite Tây Nguyên
Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa gửi thư tới Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đề nghị dừng triển khai dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Bức thư của Tướng Giáp, đăng trên báo điện tử VietnamNet, nêu lý do là vì quan ngại về "nguy cơ nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên và xã hội" của các dự án này.
Được biết, bức thư đề ngày 5/1 nhưng tới 14/1 mới được đăng trên duy nhất một tờ báo mạng của Việt Nam.
Thư gửi 'đồng chí Nguyễn Tấn Dũng" viết cho dù đầu tháng 11/2008 một số nhà khoa học và quản lý có tên tuổi đã gửi kiến nghị để nghiêm cứu, xem xét một cách toàn diện, "các dự án này vẫn đang được triển khai".
"Trong tháng 12/2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên có mặt trên công trường (dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một dự án)."
Ngày 1/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 167 phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015.
Trong tháng 12/2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên có mặt trên công trường (dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một dự án).
Theo đó, từ 2007-2015 riêng tại tỉnh Đăk Nông dự kiến hình thành đến bốn tổ hợp công nghiệp bauxite nhôm. Trong năm 2008 đã có hai dự án khai thác bauxite và sản xuất nhôm tổng công suất 1,2 triệu tấn/năm được phép triển khai tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ ( Đắk Nông).
Ngoài hai tỉnh trên, quy hoạch của chính phủ còn cho phép nghiên cứu và xúc tiến các dự án liên quan tại Bình Phước, Kon Tum, Bình Thuận…
Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đã đặt mục tiêu sản xuất từ 4,8 triệu tấn tới 6,6 triệu tấn nhôm vào năm 2015.
Gây tranh cãi
Thư của đại tướng Võ Nguyên Giáp nhắc lại thời kỳ đầu những năm 1980 khi Chính phủ VN đưa chương trình khảo sát khai thác bauxite Tây Nguyên vào chương trình hợp tác đa biên với khối COMECON của các nước xã hội chủ nghĩa lúc đó.
Bản thân Tướng Giáp được phân công trực tiếp theo dõi chỉ đạo chương trình này.
Khối COMECON đã khuyến nghị Việt Nam không nên khai thác bauxite vì nguy cơ sinh thái.
"Chính phủ khi đó đã quyết định không khai thác bauxite mà gìn giữ thảm rừng và phát triển cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè...) trên Tây Nguyên.
Tôi đề nghị Thủ tướng cho dừng triển khai các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên và báo cáo Bộ chính trị chỉ đạo tiến hành các nghiên cứu vĩ mô cần thiết làm căn cứ cho mọi quyết định.
Bức thư nhấn mạnh: "Về quy mô, quy hoạch khai thác bauxite Tây Nguyên từ nay đến 2025 là một kế hoạch lớn, giá trị ước tới gần 20 tỷ đôla Mỹ, sẽ tác động sâu sắc nhiều mặt còn hơn cả các công trình kinh tế lớn đã có ở nước ta".
Tướng Giáp cho rằng việc nghiên cứu thẩm định cần được tiến hành và báo cáo Bộ Chính trị và Quốc hội chứ "không thể chỉ đưa vào đề xuất của các Bộ hay tập đoàn kinh tế".
"Tôi đề nghị Thủ tướng cho dừng triển khai các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên và báo cáo Bộ chính trị chỉ đạo tiến hành các nghiên cứu vĩ mô cần thiết làm căn cứ cho mọi quyết định."
Mới đây, dự án thép khổng lồ của tập đoàn Posco, Hàn Quốc, tại Vịnh Vân Phong, Khánh Hòa, đã bị bác cũng vì quan ngại sinh thái.
Dự án bauxite Tây Nguyên dự tính có sự tham gia của các công ty Trung Quốc, quốc gia đông dân vốn đang "khát" khoáng sản và nhiên liệu.
Trong khi đó, ngày 14/1/2009, Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho phép cấp giấy phép thăm dò bauxite tại tỉnh Bình Phước.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet..._bauxite.shtml
Khi luật sư kiện Thủ tướng vì bauxite
Tién sĩ luật Cù Huy Hà Vũ khởi kiện Thủ tướng Chính phủ vì dự án bauxite.
Luật sư Cù Huy Hà Vũ từ Hà Nội nộp đơn khởi kiện thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam vì "ban hành trái pháp luật" quyết định cho khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Trả lời đài BBC về cơ sở để một công dân kiện thủ tướng, ông Cù Huy Hà Vũ nói:
"Hiến pháp khẳng định tất cả công dân đều bình đẳng trước pháp luật, trong trường hợp này ông Nguyễn Tấn Dũng không phải là cái gì to lớn và tôi cũng không phải là nhỏ bé, hai người bình đẳng với nhau, ai làm trái luật người đó phải chịu trách nhiệm."
Ông Cù Huy Hà Vũ nói thêm ông kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì ông Dũng là người ký ban hành quyết định số 167/2007/QĐ -TTg ngày 01/11/2007 "phê duyệt quy hoạch, phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015."
"Tôi thấy quyết định này trái ít nhất là bốn luật. Đầu tiên là luật bảo vệ môi trường,"
"Đối với quy hoạch phê duyệt, quy hoạch đó phải có báo cáo đánh giá môi trường chiến lược,"
"Tức là khi quy hoạch vùng miền hoặc phát triển kinh tế xã hội tại cấp tỉnh thành phố thì đều phải có báo cáo đánh giá môi trường chiến lược,"
Quy hoạch phê duyệt phải có báo cáo đánh giá môi trường chiến lược...
Luật sư Cù Huy Hà Vũ
"Chỉ sau khi báo cáo về môi trường được công bố và thẩm định xong thì thủ tướng mới có thể phê duyệt cái quy hoạch đó."
Theo ông Cù Huy Hà Vũ, luật Việt Nam quy định nếu quy hoạch không có báo cáo chiến lược, không ai có thể phê duyệt được dự án.
"Vậy mà ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bất chấp pháp luật cứ phê duyệt một cái quy hoạch không có báo cáo đánh giá tác động môi trường."
Ông Vũ nói thêm quyết định của thủ tướng trái với luật quốc phòng, luật bảo vệ di sản văn hóa. Và nó đi ngược với luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Chủ trương lớn
Lãnh đạo Việt Nam nhiều lần nói rằng ‘khai thác bauxite là chủ trương lớn của ****' vậy có gì sai khi thủ tướng quốc gia ký thông qua quyết định của **** cầm quyền?
Khai thác bauxite ở Tây Nguyên
Theo ông Cù Huy Hà Vũ, ngay cả như vậy người ký vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân.
"Ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn phải chịu trách nhiệm chính về hành động của mình. Có thể ông ta không đủ năng lực nhưng được đưa ra trong quy trình nhiều bàn cãi để thực hiện ý kiến người khác, do vậy ông Nguyễn Tấn Dũng không thể trách những người phê bình ông ta được."
"Ông ta phải có bản lĩnh, nên vì quyền lợi của dân tộc, của đất nước, lợi ích của nhân dân mà hành động."
Tuy nhiên, một chuyên gia về luật tổ chức nhà nước và công pháp quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh cho rằng đơn kiện thủ tướng của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ rất khó được thụ lý. Vì nó nhắm không đúng chỗ.
Chuyên gia này nói nếu ai đó không hài lòng với cách thực hiện dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, người này chỉ có thể kiện chính phủ chứ không thể kiện thủ tướng.
Theo chuyên gia luật, người phát biểu ẩn danh, ông thủ tướng không có trách nhiệm cá nhân trong vụ này.
"Trách nhiệm là từ phía chính phủ, và thủ tướng chỉ là người đại diện đứng ra thực hiện các chính sách của chính phủ."
Câu chuyện ông Cù Huy Hà Vũ gửi đơn kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được báo chí tiếng Anh bên ngoài Việt Nam đăng tải.
DPA 12/06/09 đưa tin này và nói vụ khai thác bauxite này là dự án "gây tranh cãi" tại Việt Nam.
Bản tin này cũng nói các đại biểu Quốc hội Việt Nam yêu cầu dự án trên 20 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,2 tỷ đô la cần phải được cơ quan lập pháp này thông qua.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet..._lawsuit.shtml
-
Có 2 thành viên đã cám ơn thuchi :
downdown235 (15-07-2010)
-
15-07-2010 06:38 AM #1314VN_BUFFET
GuestRủi ro khó lường
Sở dĩ nhà đầu tư chưa dám mua vào là do thị trường chứng khoán đang đứng trước hai áp lực lớn. Thứ nhất là mối lo ngại cuộc khủng hoảng nợ châu Âu sẽ đưa nền kinh tế thế giới quay trở lại thời kỳ suy thoái. Thứ hai là sự phục hồi chưa chắc chắn của kinh tế vĩ mô trong nước. Nguy cơ lạm phát còn tiềm ẩn vì giá nguyên liệu đầu vào vẫn cao, tỉ giá biến động, ngành xuất khẩu đang thiếu nguyên liệu trầm trọng, đặc biệt là thủy sản.
Bên cạnh đó, hệ thống tín dụng đang gặp khó khăn trong việc cân đối đầu ra và đầu vào. Mặc dù lãi suất đã giảm xuống, nhưng tín dụng được dự báo sẽ tăng chậm trong 6 tháng cuối năm.
Trong khi đó, các ngân hàng buộc phải nâng tỉ lệ an toàn vốn lên 9% từ ngày 1.10.2010. Điều đó có nghĩa, dòng tiền chảy vào chứng khoán sẽ gặp lực cản. Một khi thị trường không có dòng tiền mới, giá chứng khoán không những không tăng mà còn có thể giảm mạnh khi xuất hiện thông tin tiêu cực.
Như vậy, khi tình hình kinh tế trong nước và thế giới chưa có tín hiệu hồi phục rõ ràng, rủi ro vẫn tiềm ẩn, nhà đầu tư sẽ còn “án binh bất động” và chứng khoán sẽ tiếp tục chuỗi ngày xập xình.
-
Có 2 thành viên đã cám ơn VN_BUFFET :
downdown235 (15-07-2010)
-
15-07-2010 06:47 AM #1315VN_BUFFET
Guest
-
Có 4 thành viên đã cám ơn VN_BUFFET :
downdown235 (15-07-2010), sharevn (15-07-2010), thuchi (15-07-2010)
-
15-07-2010 07:38 AM #1316
-
-
15-07-2010 03:21 PM #1317
Silver Member- Ngày tham gia
- Apr 2010
- Bài viết
- 908
- Được cám ơn 224 lần trong 167 bài gởi
-
Có 2 thành viên đã cám ơn thuchi :
sharevn (15-07-2010)
-
15-07-2010 08:35 PM #1318
Silver Member- Ngày tham gia
- Apr 2010
- Bài viết
- 908
- Được cám ơn 224 lần trong 167 bài gởi
Ở cái thời buổi này thì tiền mặt là chúa, Vàng - USD là vua. Nhiều chú vào hàng xong la làng như lượm được bạc. VN mới cắp tráp vay được 6 tỷ USD nâng tổng nợ nước ngoài lleen hơn 60 tỷ USD. Tiền vay nó đi đâu về đâu thì chỉ có trời mới biết, chỉ khổ 3 đời con cháu sau này. Chân tình khuyên các chú: nhanh tay quy đổi chứng khoán ra USD, a dám chắc với các chú USD cuối năm sẽ chạm 19500 và lạm phát là 2 con số. Còn a, còn các chú xem a phán có như thánh không...
Thứ tư, 14/7/2010
Việt Nam vay thêm 6 tỷ USD từ Ngân hàng Thế giới
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa cho biết, trong 3 năm tới Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ tài trợ cho Việt Nam khoảng 6 tỷ USD.
Trong đó khoảng 3,2 tỷ USD là vốn vay ưu đãi (IDA) và khoảng 2,8 tỷ USD là vốn vay thương mại (IBRD). Để chuẩn bị cho việc giải ngân nguồn vốn này, WB đã có kễ hoạch trợ giúp Việt Nam làm tốt công tác chuẩn bị dự án và giải ngân.
Cụ thể, WB đã quyết định tài trợ cho Việt Nam một khoản vốn trị giá 100 triệu USD, thành lập một “quỹ chuẩn bị dự án”. Mục tiêu của dự án này là giải quyết nhu cầu vốn cho việc chuẩn bị các dự án như: lập báo cáo, mời thầu, thiết kế chi tiết… Đồng thời, cũng sẽ được sử dụng để tăng năng lực quản lý và xây dựng các thủ tục dự án của Việt Nam.
Theo Giám đốc WB tại Việt Nam, một trong những đặc điểm của việc thực hiện các dự án vay vốn của Việt Nam là thường giải ngân rất chậm. Trung bình mất gấn 9 năm. Riêng công tác chuẩn bị dự án cuãng mất từ 1,5 – 2 năm. Điều này khiến cho dự án thực hiện chậm, chi phí tăng lên do lạm phát và thời gian kéo dài, hiệu quả thực tế chậm phát huy. Vì vậy, để chuẩn bị tiệp nhận nguồn vốn lớn một cách hiệu quả, WB đã quyết định hỗ trợ Việt Nam công tác chuẩn bị dự án để thực hiện dự án nhanh và chất lượng tốt hơn.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cũng cho rằng, với sự trọ giúp này sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ giải ngân và thực hiện các dự án tốt hơn.
Theo Vietnamnet
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
sharevn (15-07-2010)
-
15-07-2010 09:04 PM #1319
Junior Member- Ngày tham gia
- May 2007
- Bài viết
- 91
- Được cám ơn 25 lần trong 18 bài gởi
Chào mọi người!
Danh mục các cổ phiếu đột biến và danh mục các cổ phiếu có thể mua vào gnày mai.
DƠN LAOD TAI SMARTSTOCK.COM
-
16-07-2010 06:43 AM #1320
Silver Member- Ngày tham gia
- Apr 2010
- Bài viết
- 908
- Được cám ơn 224 lần trong 167 bài gởi
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks