PDA

View Full Version : Giải pháp nào cho Chứng khoán Việt Nam?



imported_Pham Hung Vy
11-05-2008, 03:17 PM
(TCK)Trong bài viết "Chứng khoán & Quốc hội (http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/19454/)" chúng tôi đã nhận định, chứng khoán Việt Nam sẽ "trở về" "mốc" 500. Đáng tiếc là nhận định này chính xác! Điều đó minh chứng cho một nhận định khác, nguy hiểm hơn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, là: Thị trường đang gặp Khủng hoảng khá nghiêm trọng. Vì "khủng hoảng" là một khái niệm "nghiêm trọng" nên các thành phần tham gia thị trường, cơ quan quản lý thị trường và chính phủ "cố tránh". Do đó, ngoài đi tìm nguyên nhân của "khủng hoảng" chúng tôi đề nghị: Hãy chung sức tìm Giải pháp trước mắt cũng như lâu dài cho thị trường.

Trước hết, chúng ta hãy "nhìn" trong "ngắn hạn" về thị trường chứng khoán Việt Nam. Đó là, tuần giao dịch từ 5/5 đến 9/5:
Khởi đầu tuần giao dịch sau một kỳ nghỉ khá dài, nhiều thành phần liên quan đến thị trường hy vọng một "động lực" mới sẽ xuất hiện. Khái niệm "động lực" mà chúng tôi sử dụng không ngoài "giải pháp mạnh" từ cơ quan quản lý thị trường từng "loan báo". Nhưng "động lực" chưa xuất hiện thì "sóng thần" đã đến. Từ những bài báo đưa thông tin về "đầu tư tài chính" của các ngân hàng thương mại cổ phần, đã đưa thị trường đến "cuộc tháo chạy" đến mức "hoảng loạn" trên thị trường.


Dưới góc độ Giải pháp trong "ngắn hạn" với một thị trường đang tiềm ẩn nguy cơ "rủi ro" như chứng khoán Việt Nam, thì "giải pháp" quan trọng số 1 là: Không để những cuộc "khủng hoảng mini" xảy ra.Vì bất cứ một cuộc "khủng hoảng mini" nào cũng đưa thị trường đến "giới hạn cuối cùng". Mà, chuyện đó không may xảy ra, thì "dập tắt" khủng hoảng nhanh chóng là yêu cầu bắt buộc.


Chính vì các thành phần liên quan đến thị trường chưa được "chuẩn bị" hoặc chưa "chuyên nghiệp" trong việc "dập tắt" khủng hoảng mini, nên thị trường chứng khoán Việt Nam đã "trở về" 500, "mốc" nguy hiểm đối với tâm lý của nhà đầu tư.

Sẽ không có "cuộc tháo chạy" nào hết khi các nhà báo của chúng ta "chuyên nghiệp", tức là "viết" và đưa ra "nhận định" thật "trung thực" và "khách quan". Một trong những "vấn đề" của báo chí Việt Nam là "uy tín và khả năng ảnh hưởng" của báo chí vô cùng lớn. Nên báo chí sẽ là "rủi ro" thị trường khi "viết" và "nhận định" không chuyên nghiệp.Nhà báo, cần và nên tham vấn các chuyên gia "hẹp" khi "viết" và đưa ra "nhận định" những vấn đề nhạy cảm, như "đầu tư tài chính" của các ngân hàng thương mại cổ phần vừa qua.


Cuộc tháo chạy, có thể được ngăn chặn trong "trứng nước" khi chính các ngân hàng thương mại "trong cuộc", ngân hàng nhà nước và uỷ ban chứng khoán vào cuộc sớm. Tại sao, các ngân hàng "trong cuộc" không cùng tổ chức họp báo ngay sau khi những bài báo "không chính xác" xuất hiện? Xuất hiện trong họp báo không chỉ có người của các ngân hàng, bao gồm đại diện của ngân hàng nhà nước và uỷ ban chứng khoán, những cơ quan quản lý của cả thị trường và các tổ chức tín dụng. Như vậy, tính chính xác, minh bạch, khách quan của thông tin họp báo đưa ra sẽ thuyết phục cộng đồng đầu tư hơn rất nhiều "kiểu" ACB hay một vài ngân hàng đã làm.

Phải chăng, các ngân hàng đã quen với cung cách "kêu" nên các cơ quan quản lý hay công luận một cách thụ động như vậy của thời bao cấp?


Phải chăng, ngân hàng nhà nước và uỷ ban chứng khoán, quá bận rộn với những cuộc họp, với những "câu hỏi" của công luận về "trách nhiệm" với thị trường nên không có con người và thời gian "chung sức" giải quyết khủng hoảng với doanh nghiệp?


Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm sâu, tất cả các thành phần liên quan đều bị "thiệt hại" đều cần "chuyên nghiệp" và "trách nhiệm". Nếu không như vậy, các nhà đầu tư sẽ "tháo chạy" thực sự khỏi thị trường, bởi nhà đầu tư thực sự gặp quá nhiều rủi ro, trong khi đó, nhà đầu tư cần được bảo vệ cao nhất.


Phạm Hùng Vỹ

SongVan
11-05-2008, 04:49 PM
Bài rất hay. Nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đến nay hết thuốc chữa rồi. Nếu muốn thị trường chứng khoán phục hồi lại trước mắt phải phục hồi kinh tế. Đặc biệt là phải chặn được lạm phát. Nói chung một khi đã lạm phát thì kéo theo thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung giảm. Thực ra nói thì nhiều Mà ngại gõ quá.

imported_Pham Hung Vy
12-05-2008, 09:27 AM
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ


__________


Số: 88/TB-VPCP



|

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập-Tự do-Hạnh phúc


________________


Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 2008






THÔNG BÁO


Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước về các biện pháp kiềm chế lạm phát


______


Chiều ngày 01 tháng 4 năm 2008, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các hiệp hội về các biện pháp kiềm chế lạm phát. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Trương Vĩnh Trọng; đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước và Văn phòng Chính phủ; Bí thư **** ủy khối doanh nghiệp Trung ương, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và một số thành viên của Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về những vấn đề lớn nổi lên trong Quý I năm 2008 và các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế và ổn định đời sống; phát biểu của một số hiệp hội ngành nghề, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến như sau:


I. Trước những biến động bất lợi của nền kinh tế thế giới ngoài tầm dự báo; những thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra ở nước ta từ cuối năm 2007, kèm theo là đợt rét đậm, rét hại kéo dài vào đầu năm nay, với sự nỗ lực của toàn ****, toàn quân, toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp, Quý I vừa qua vẫn duy trì được mức tăng trưởng GDP là 7,4%. Tuy nhiên, do những yếu kém nội tại của nền kinh tế nước ta, những bất cập trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô và do tác động của kinh tế thế giới, lạm phát trong Quý I cao, giá tiêu dùng tháng 3 đã tăng 9,19% so với tháng 12 năm 2007; nhập khẩu tăng mạnh, chênh lệch xuất-nhập khẩu tăng cao ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, nhất là công nghiệp, xây dựng và đời sống của nhân dân, đặc biệt là người làm công ăn lương và người nghèo; đe dọa đến ổn định vĩ mô và tác động không thuận đến môi trường đầu tư, kinh doanh.


Đứng trước tình hình diễn biến mới, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Trong đó ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát.


II. Để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, Chính phủ yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, lực lượng nòng cốt trong bảo đảm cân đối vĩ mô, bình ổn giá cả thị trường, phải quán triệt sâu sắc nhiệm vụ chung và 8 giải pháp của Chính phủ (nêu trong Nghị quyết số 08/2008/NQ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ) trong đơn vị mình; xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện quyết liệt, thiết thực hơn trong tập đoàn, tổng công ty. Các hiệp hội ngành nghề cần phát huy vai trò tổ chức, vận động các doanh nghiệp gắn kết với nhau để chung sức cùng Chính phủ vượt qua khó khăn của nền kinh tế.


Các tập đoàn, tổng công ty cần triển khai ngay những công việc sau:


1. Khắc phục mọi khó khăn, tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, thực hiện bằng được kế hoạch đề ra, phấn đấu không để giảm sút. Trong tình hình hiện nay phải nỗ lực sáng tạo, có biện pháp để biến khó khăn thành thuận lợi, biến thách thức thành thời cơ.


2. Rà soát chặt chẽ các hạng mục đầu tư, kiên quyết cắt giảm các dự án đầu tư kém hiệu quả, dãn tiến độ những dự án chưa cấp bách, tập trung vốn và các nguồn lực cho những dự án sắp hoàn thành. Cơ cấu lại đầu tư theo chiều sâu, có hiệu quả, đầu tư đổi mới công nghệ, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải.


3. Rà soát cắt giảm chi phí, thực hiện tiết kiệm trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, đặt biệt trong sử dụng điện, xăng dầu, vật tư, nguyên liệu.


4. Bảo đảm cân đối cung cầu đối với những loại vật tư quan trọng và mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu điện, than, xăng dầu, xi măng, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh, lương thực.


5. Có các hành động cụ thể để góp phần bình ổn giá cả thị trường.


Chính phủ kiên trì và nhất quán chủ trương thực hiện cơ chế giá thị trường, xóa bỏ bao cấp qua giá, nhưng trong thời điểm ưu tiên kiềm chế lạm phát hiện nay, các tập đoàn, tổng công ty từ nay đến hết tháng 6 chưa tăng giá điện, than, xăng dầu, nước sạch, vé máy bay, vé tàu hỏa, vé xe buýt. Triệt để cắt giảm chi phí sản xuất và lưu thông để bù đắp khoản tăng giá đầu vào.


Các hiệp hội ngành hàng chia sẻ cùng Chính phủ trong quản lý thị trường, vận động các hội viên giữ ổn định giá xi măng, sắt thép, lương thực, phân bón, thuốc chữa bệnh.


6. Rà soát, cơ cấu lại danh mục đầu tư để tập trung vào ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, điều chỉnh ngay những hoạt động đầu tư chưa phù hợp hoặc hiệu quả thấp, quản lý chặt đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bất động sản.


III. Về kiến nghị của doanh nghiệp, yêu cầu các Bộ nghiên cứu, giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề vượt thẩm quyền. Cụ thể:


1. Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá, lãi suất hợp lý, bảo đảm thanh khoản cho nền kinh tế. Lưu ý về sự an toàn hệ thống. Bảo đảm việc thành lập mới, lộ trình tăng vốn điều lệ và giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.


2. Bộ Tài chính, trong tháng 5 năm 2008, trình Thủ tướng Chính phủ:


a) Quy định về quản lý đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài;


b) Quy định về việc đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1931/VPCP-ĐMDN ngày 26 tháng 3 năm 2008.


c) Phối hợp với Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp xây dựng lộ trình cổ phần hóa, bán cổ phần ra công chúng phù hợp với điều kiện thực tế.


d) Chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, trong Quý II năm 2008, đánh giá tình hình và hiệu quả hoạt động của 8 tập đoàn kinh tế; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ hoàn thiện việc tổ chức và hoạt động của các tập đoàn.


3. Bộ Xây dựng:


a) Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh dự toán, giá gói thầu, tổng mức đầu tư, giá hợp đồng của hợp đồng thực hiện theo hình thức giá hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định của các dự án đầu tư do tăng giá thiết bị nhập khẩu trong thời gian qua ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu.


b) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về bảo đảm cân đối cung cầu vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng, với giả cả hợp lý.


4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, trong tháng 4 năm 2008 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc quy định đối với nhập sắt vụn cho sản xuất bảo đảm thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường.


5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn chỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định về tập đoàn kinh tế trong tháng 7 năm 2008 làm cơ sở pháp lý cho việc hình thành và hoạt động của các tập đoàn kinh tế.


Trước tình hình mới, các hiệp hội ngành nghề và doanh nghiệp chia sẻ, ủng hộ và sát cánh cùng Chính phủ thực hiện các giải pháp kiên quyết kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế và ổn định đời sống của nhân dân.


Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan, hiệp hội ngành nghề, các tập đoàn và tổng công ty nhà nước thực hiện./.












Nơi nhận:


- TTg, các PTTg CP;


- VPTW **** và các Ban của ****;


- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;


- Phòng Thương mại và Công nghiệp VN;


- Ban Chỉ đạo ĐM&PTDN;


- Các hiệp hội ngành nghề (danh sách kèm theo);


- Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước;


- VPCP: BTCN, các PCN, Website CP;


các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;


- Lưu: VT, ĐMDN (5). 215
|

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM


PHÓ CHỦ NHIỆM


(Đã ký)





Nguyễn Quốc Huy

gaquemn
12-05-2008, 11:06 AM
Giải pháp hay nhất lúc này là đưa biên độ trần về 5% và biên độ sàn về 0% với Ho

SongVan
12-05-2008, 08:00 PM
Giải pháp hay nhất lúc này là đưa biên độ trần về 5% và biên độ sàn về 0% với Ho



Em tưởng đưa mỗi biên độ 5% thôi. Nghĩa là chỉ cho giao dich giá trần. Nếu ai bán giá khác giá trần thì trưng thu cổ phiếu làm công quỹ để bù lỗ cho nhà đầu tư[:P]

imported_Pham Hung Vy
13-05-2008, 10:32 PM
Chứng khoán: Tồn tại hay không tồn tại?


http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/20006/


Với trên 48 tỷ đồng giá trị giao dịch trên sàn HoSE và trên 17 tỷ đồng giá trị giao dịch trên sàn HaSTC, chứng khoán Việt Nam đang đứng trước lựa chọn không thể không có lời giải: Tồn tại hay không tồn tại?




Tất nhiên, trong hoàn cảnh đất nước gặp muôn vàn khó khăn như hiện nay, vẫn có một luồng quan điểm cả chính thống và dư luận là: có thể "lựa chọn" hay "bảo vệ" lợi ích của 300.000 tài khoản chứng khoán, trước "nhiệm vụ" chăm lo cho 84 triệu công dân Việt Nam hay không?



Theo nhận định của chúng tôi, cách đặt vấn đề như trên vô cùng nguy hiểm. Vì, cách "suy diễn" trên đã "quên" mất hiệu ứng dây chuyền của "khủng hoảng mini", nếu chúng ta thẳng thắn thừa nhận, chứng khoán đang khủng hoảng và khái niệm "khủng hoảng mini" nên hiểu là "khủng hoảng" một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam.



Sự thật là chứng khoán đã "khủng hoảng". Không thể nói là bình thường khi một thị trường luôn luôn đi xuống trong một thời gian dài và nguy hiểm hơn là cơ quan quản lý phải thừa nhận "thần dược" tức thời cho thị trường là không thể.



Vâng! có thể, số nhà đầu tư chứng khoán đã không là 300.000 tài khoản theo hướng giảm đi, vì tình trạng thị trường sụp giảm kéo dài. Nhưng, chúng tôi nhận định, chứng khoán sẽ ngày càng ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam.



Tại sao ư?



Ngoài hàng trăm nghìn nhà đầu tư cá nhân, còn có các nhà đầu tư tổ chức, như: tổ chức phát hành và niêm yết chứng khoán, công ty tài chính, công ty chứng khoán, ngân hàng...Đặc biệt đáng quan tâm là sự hình thành vội vã, được hưởng quá nhiều đặc quyền đặc lợi, của các tập đoàn kinh tế nhà nước. Đây là sự "khác biệt" quan trọng của thị trường chứng khoán Việt Nam so với thị trường thời điểm 2005, khi mở "room" lên 49% cho nhà đầu tư nước ngoài.




Do đặc điểm về kinh tế - xã hội Việt Nam, cùng nhưng "kỳ vọng" quá lớn mà chính phủ đặt nên các tập đoàn kinh tế nhà nước. Có thể nói, các tập đoàn này được chính phủ "bảo lãnh" nên các tập đoàn ra sức "bành trướng", tiến hành đầu tư chéo. Cộng thêm vào đó là sự hình thành "nền kinh tế thân hữu" là sự cấu kết chặt chẽcủa 1 bộ phận các quan chức - doanh nghiệp nhà nước có nhiều "ảnh hưởng" với các "đại gia" tư nhân, cũng như khát vọng kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân.



Các tập đoàn kinh tế nhà nước, "nền kinh tế thân hữu" và sự vươn lên kiểu trăm hoa đua nở của các tập đoàn kinh tế tư nhân, khiến "đòn bẩy" tài chính, công cụ chứng khoán hoá, trở thành "chìa khoá" cho bài toán Vốn và sự "phình lên" một cách nhanh chóng.Nhưng nền tảng quản trị yếu kém, thiếu hành lang giám sát đủ mạnh cùngnhững "kỳ vọng" thái quá đã đẩy các "ông lớn" của nền kinh tế cùng các "vệ tinh" trước nguy cơ "nổ bong bóng".



Đằng sau "vực thẳm" giữa 2 thời điểm, thị trường chứng khoán trên 1100 và thời điểm hiện nay, thị trường dưới 500 điểm, quả "bong bóng" chứng khoán hoá đã nổ đến đâu? Không có cơ quan quản lý nào đưa ra được số liệu chính xác - đáng thuyết phục cộng đồng đầu tư. Nhưng chắc chắn rằng, những thành phần liên quan của "bong bóng" đang thấu hiểu: chụp giật phải trả giá như thế nào?
Ngoài tiền cứ giảm qua từng ngày về giá trị, nhưng đáng sợ hơn là những giấy tờ có giá như chứng khoán đang ngày càng giảm tính thanh khoản.Thử hỏi, những người chủ của các giấy tờ có giá trên có tập trung được tâm trí vào cộng việc? Liệu năng suất lao động và tâm lý xã hội đã biến động xấu đến mức nào do chứng khoán giảm giá?



Rất mong các nhà nghiên cứu vào cuộc cho những vấn đề "nóng bỏng" nói trên. Vì kinh nghiệm đối mặt với "khủng hoảng mini" của Việt Nam là vô cùng hạn chế, những nghiên cứu trên sẽ trở thành tài liệu tham khảo quan trọng để chính sách hay giải pháp chống "khủng hoảng mini" thực sự hiệu quả.



Vậy, chúng ta phải "lựa chọn" cái gì trong thời điểm "nhạy cảm" này để chứng khoán "tồn tại" cũng với đó là nhiều thực thể của nền kinh tế phải "điều tiết" lại.



Theo chúng tôi, từ cơ quan quản lý, đến các thành phần tham gia thị trường và nhà đầu tư phải "chấp nhận": Những thông tin "không đẹp" về thị trường chứng khoán và nền kinh tế Việt Nam, cần được công khai hoá, với sự sát thực về thông tin. Có thể, một bộ phận sẽ "sốc" những "đau" để "đại phẫu" để lành mạnh, để lấy niềm tin của những người kinh doanh chân chính. Trách nhiệm công bố thông tin thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước và chính phủ cần chỉ định 1 "nguồn" chịu trách nhiệm.




Tiếp đó, quốc hội, cần yêu cầu chính phủ báo cáo về giai đoạn thử nghiệm 8 tập đoàn kinh tế nhà nước, đồng thời ngừng thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước mới. Cần đưa các tập đoàn kinh tế nhà nước vào chương trình "giám sát đặc biệt" nhằm minh bạch hoá và loại bỏ vị trí "độc quyền" hay "vị thế thống lĩnh" của không chỉ các tập đoàn kinh tế nhà nước.




Quốc hội cũng cần bổ sung nội dung thảo luận về thị trường chứng khoán vào chương trình hoạt động của kỳ họp quốc hội này. Qua đó, xác định trách nhiệm điều hành thị trường của chính phủ, bộ tài chính, ngân hàng nhà nước, cũng như người đứng đầu 2 cơ quan nói trên, khi không "kiểm soát" được thị trường.Quốc hội cũng cần quyết định, mô hình uỷ ban chứng khoán nhà nước thích hợp với tình hình mới, vì cơ quan này đang thiếu thực quyền, tác động không nhỏ đến lòng tin của cộng đồng đầu tư với cơ quan điều hành thị trường.



Chúng tôi cũng nhận định rằng: các nhà đầu tư, giới truyền thông không nên "kêu cứu" cơ quan quản lý. Vì thực tế, "cứu" là một hành động can thiệp thị trường đưa đến tâm lý ỉ lại vào nhà nước mà "cứu" trong giai đoạn vừa qua thế nào chúng ta đã rõ.




Trách nhiệm của cơ quan quản lý, không ngoài tạo ra môi trường minh bạch cho thị trường hoạt động. Riêng trong trường hợp khủng hoảng, vai trò của các thành viên thị trường sẽ quyết định tất cả.Tại sao, trong tình cảnh hiện nay, không thấy các hiệp hội, các tổ chức phát hành - niêm yết, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư "ngồi lại" với nhau cùng nâng đỡ thị trường. Vì các thiết chế này cũng không thể "khoẻ" nếu không nói là "nguy cập" nếu tình trạng hiện nay của thị trường tiếp diễn.




Mặt khác, chúng ta không nên nhắc đi nhắc lại giọng điệu: chứng khoán đã rất hấp dẫn, hay về dài hạn triển vọng nền kinh tế Việt Nam là sáng sủa, hoặc lạm phát có dấu hiệu được "hãm phanh" để "khuyên" nhà đầu tư bình tĩnh, không bán tháo hoặc "khuyên" nhà đầu tư mua vào.Thông tin như vậy không giúp được nhiều cho thị trường mà càng khiến cộng đồng đầu tư thiếu tin tưởng, càng "lạnh lùng" với thị trường.




Nếu các thành viên thị trường không "chung sức" vì mình và vì thị trường. Nếu từng lĩnh vực của nền kinh tế không chủ động "tái cấu trúc" thì đừng nói đến tương lai.


Phạm Hùng Vỹ

imported_Pham Hung Vy
15-05-2008, 03:53 PM
Chính sách sẽ tạo ra "phép lạ"?


http://tinchungkhoan24h.com/News/BanLuanTT/20208/

TCK)Cộng đồng đầu tư đang chờ đợi thông tin từ cuộc họp vào ngày hôm nay của Chính phủ với Uỷ ban chứng khoán nhà nước và Bộ tài chính. Liệu, chính sách sẽ tạo ra "phép lạ"?

Đa phần "trái tim" các nhà đầu tư mong sẽ có "phép lạ" xảy ra. Vì các nhà đầu tư đã chịu quá nhiều rủi ro trong thời gian vừa qua. Và thực tế, từ thị trường giao dịch ngày hôm nay, VN - Index dù vẫn không nghỉ "rơi" nhưng "lòng tham" đã xuất hiện, khi có trên 84 tỷ đồng giá trị giao dịch thành công, còn nhà đầu tư nước ngoài cũng đã "nhiệt tình" trở lại với gần 40 tỷ đồng mua vào.

Những con số này, vô cùng có giá trị trong thời điểm hiện nay. Do 2 phiên giao dịch trước đó, giá trị giao dịch của thị trường không những sụp giảm kỷ lục xuống dưới 50 tỷ đồng, mà phiên giao dịch sau khả năng thanh khoản càng yếu hơn phiên giao dịch trước. Nhưng "lòng tham" nếu thực sự có sẽ được duy trì trong phiên giao dịch ngày 16/5 không?

Đây thực sự là câu hỏi khó trả lời! Nếu, chiều nay, theo thông lệ, thông tin về kết quả cuộc họp nói trên được công bố, đúng như chờ đợi của cộng đồng đầu tư, có thể đà giảm điểm kéo dài vừa qua sẽ chấm dứt, thị trường sẽ có phiên tăng điểm đầy ý nghĩa.Ngược lại, không có thông tin nào được công bố hoặc thông tin không như nhà đầu tư mong muốn, thì không thể dự liệu, tương lai thị trường đi về đâu?
Vậy, thông tin nhà đầu tư mong muốn lúc này là gì?

Một là, thay đổi biên độ. Khả năng này đã được ông Sơn phủ định trước thời điểm cuộc họp diễn ra. Nhưng theo nhận định của chúng tôi, đó chỉ là quan điểm của uỷ ban, bộ tài chính. Trong khi đó, biên độ là một công cụ kích thích "lòng tham", điều đang vô cùng cần thiết ở thị trường chứng khoán Việt Nam.Chúng tôi đề xuất: cơ quan quản lý thị trường tăng biên độ lên cộng trừ 20% cho cả hai sàn.Như vậy, bài toán thanh khoản của thị trường sẽ được hoá giải.

Hai là, mở "room" đối với nhà đầu tư nước ngoài. Ông Sơn cũng phủ nhận khả năng, "room" sẽ được "cào bằng" lên 49% hoặc "cách mạng" hơn, sẽ được nâng lên trên 49%. Đồng thời ông Sơn tiếp lộ, khả năng "room" được phân loại để hạn chế những khu vực "nhạy cảm" và "mở" 100% với những khu vực không cần giới hạn. Theo chúng tôi, khả năng này có khả năng thành hiện thực cao nhất. Do uỷ ban, bộ tài chính đã có thời gian chuẩn bị và các cơ quan này cũng như chính phủ đã nhiều lần khẳng định quan điểm này. Nên trong tình hình thị trường như hiện nay, uỷ ban, bộ tài chính phải đưa chính sách này vào cuộc sống ngay.

Ba là, uỷ ban, bộ tài chính sẽ được tăng quyền để giám sát thị trường chặt chẽ hơn.

Bốn là, trong trường hợp nào thì sẽ áp dụng biện pháp "đặc biệt" đối với thị trường, như: dừng giao dịch trong phiên hoặc dừng giao dịch nhiều phiên.

Trong bối cảnh hiện nay, "giải pháp" hay "công cụ" để cơ quan quản lý thị trường "bình ổn" hay "kích thích" thị trường theo nhận định của chúng tôi là không có nhiều lựa chọn nếu không muốn nói là: Quanh đi quanh lại chỉ có vậy. Điểm "khác biệt" theo chúng tôi là cách "sử dụng" và "thông số" được sử dụng mà thôi.

Thực tế, thị trường Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm đối phó với các tình huống suy thoái, nên đòi hỏi cơ quan quản lý phải "dũng cảm", "linh hoạt", "sáng tạo" "quyết đoán" trong công tác "đọc" và "điều hành thị trường. Nếu những ngưòi đứng đầu cơ quan quản lý mang tâm lý "an toàn" cho mình, cơ quan mình trước "trách nhiệm" có thể có sau đó, trong tình huống hiện nay để điều hành thị trường, thì rất khó trong điều hành, thuyết phục cộng đồng đầu tư.

Đồng thời, chúng tôi xin gửi đến cơ quan quản lý thị trường và cộng đồng đầu tư 2 đề xuất sau, với mong muốn, chúng ta có thể đưa thị trường trở lại quỹ đạo bình thường:

Một là: Thay đổi nhân sự của các cơ quan quản lý thị trường. Thị trường đang cần những nhà quản lý mới, đưa ra giải pháp mới, sinh khí mới cho thị trường.

Hai là: Chính phủ, cho phép giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại các doanh nghiệp blue - chips đang niêm yết trên thị trường mà nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Thông qua phương thức: Bán thoả thuận cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài hoặc tư nhân trong nước. Giải pháp này, giúp doanh nghiệp năng động hơn, kích thích dòng vốn vào thị trường, thúc đẩy quá trình cổ phần hoá.
Phạm Hùng Vỹ





function checkCmForm(the_form)**
var name = the_form.name.value;
var email = the_form.email.value;
var title = the_form.title.value;
var content = the_form.content.value;

if ( (name == "") || (email == "") || (title == "") || (content == "") )**
alert("Bạn phải nhập đầy đủ thông tin");
the_form.name.focus();
return false;
}
return true;
}

imported_Pham Hung Vy
22-05-2008, 09:40 PM
Hành Động Ngay

Không cần phải là chuyên gia hay có khả năng "chiêm tinh" gì ghê gớm, nhiều người có thể dự báo các chỉ số chứng khoán của Việt Nam ngày mai hoặc cuối tháng này là bao nhiêu?Nếu thấy nhận định như vậy e "rủi ro" thì có thể lựa chọn giải pháp "an toàn" bằng 1 câu không thể chính xác và ngắn gọn hơn.Giảm! Đó cũng chính là nỗi đau mang tên:Thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nhưng tình trạng có bi đát như vậy nếu cơ quan điều hành thị trường không chỉ biết "đề xuất" hay "kiến nghị" lên "trên"? Nếu cơ quan điều hành thị trường có thể Hành Động Ngay trước Mệnh Lệnh của thị trường?Nếu những "đề xuất" hay "kiến nghị" trên không phải là những "Giải pháp" chạy theo tình thế thị trường? Đồng thời "cấp trên" sớm "quyết" để Hành Động Ngay?

Vâng! Đó chính là nỗi đau của cộng đồng đầu tư! Khi cộng đồng bất lực với những rủi ro "hữu hình" như vậy. Đó còn là nỗi đau lớn hơn rất nhiều của nền kinh tế của tương lai đất nước.Do chứng khoán "đau yếu" tác động không chỉ giới hạn trong cộng đồng đầu tư. Nếu không muốn "kết tội" chứng khoán là nguồn cơn của nhiều cuộc "khủng hoảng mini" hiện nay, thì chứng khoán cũng là "men" làm "lộ diện" từng cuộc "khủng hoảng mini" và chứng khoán đang trở thành "men" tạo ra khủng hoảng mang tính dây chuyền.

Phải chăng, những nhận định của chúng tôi nói trên là "thiếu căn cứ" là "qui chụp" là "đổ thêm dầu vào lửa"?



Thú thực, tất cả chúng ta đều mong muốn đất nước phát triển, các lĩnh vực đều có thành tựu. Nhưng sẽ thật là nguy hiểm nếu tất cả chúng ta đều không dám đối mặt với sự thật, dù sự thật quá nghiệt ngã. Chỉ khi nào, chúng ta dám đổi mặt với sự thật, lượng hoá chính xác những khó khăn, chúng ta mới có khả năng vượt qua khó khăn bằng những giải pháp từng phần nhằm đạt được kết quả tổng thể.





Để minh hoạ rõ nét hơn vấn đề, chúng tôi xin chia sẻ một câu chuyện liên quan trực tiếp đến chứng khoán.


"Sếp" của một công ty A đã "choáng" khi nhận được "tối hậu thư" rằng:"Đến giờ X ngày hôm nay đến không trả số tiền Y thì ngân hàng sẽ giải chấp số cổ phiếu mà "sếp" với tư cách cá nhân đã Cầm cố để có thêm tiền đầu tư chứng khoán"


Sếp "choáng" vì giá trị cổ phiếu 3 tháng trước sếp mang đi cầm cố gấp 6 lần giá trị khoản vay. Nhưng nay giá trị thị trường của nó giảm xuống dưới giá trị khoản vay, trước đó sếp đã vài lần phải nộp bổ sung do cổ phiếu giảm giá.


Và chúng tôi được biết, có rất rất nhiều nhà đầu tư rơi vào tình cảnh như sếp nói trên.Lựa chọn của rất nhiều người là "bỏ" chứng khoán.Vì theo lý giải của họ, nộp tiền vào trong trường hợp chưa đáo hạn hay trả khoản vay trong trường hợp đáo hạn để giữ chứng khoán quả là "có vấn đề" trầm trọng. Cứ mỗi ngày chứng khoán lại "đều đặn" "âm" thì giữ để "hy vọng" gì? Trong khi, có tiền bây giờ thì có quá nhiều cơ hội đầu tư, từ mạo hiểm nhất là đầu tư vào kênh "thời thượng" vàng, đến "an toàn" nhất là gửi ngân hàng, hoặc cứ "chơi" đi cho khoẻ, rồi trở lại với "cổ" - "chứng" sau có "chết" đâu.


Nhưng "chết" thì có đấy! Khi ngân hàng "chạy" cho thân mình như vậy chứng tỏ:



Một là: khẳng định của thống đốc ngân hàng nhà nước về khả năng đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng liệu có chính xác? Tức là cơ quan quản lý có thực sự "kiểm soát" được tình hình và "chủ động" để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng "mình đầy thương tích"? Người dân, nhà đầu tư không phải là những chuyên gia nên họ có quyền "tư duy" theo "hiểu biết" của mình là như vậy.



Hai là:Khi thị trường chứng khoán "nguy kịch" thế này, mà Cung chứng khoán cứ bị đẩy lên cao khủng khiếp như vậy thì ai dám và muốn mua vào dù cho giá chứng khoán có "rẻ" và "dưới mệnh giá" đi nữa. Thế là cái vòng "đổ vỡ" được "chạy: Ngân hàng, các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp lo sợ chứng khoán giảm, tiến hành giải chấp, bán ra chứng khoán, rồi cả thị trường đều muốn bán nhưng chẳng mấy người muốn mua. Cứ "tung" hàng với giá sàn để bán thì chứng khoán càng giảm, thanh khoản càng yếu, lại phải "tung" như vậy tiếp.





Ba là: Không thể có Mệnh Lệnh nào ngăn được cái vòng "đổ vỡ" kia, cũng giống như chẳng có Mệnh Lệnh, chính sách hay dự báo nào để cộng đồng đầu tư không bị cuốn vào chứng khoán một cách "mù quáng" như trước đây, rồi lại bị cuốn vào bất động sản khi chứng khoán "có vấn đề". Sau đó, khi bất động sản "băng giá" lại cuốn vào vàng hay găm giữ, tích trữ các hàng hoá bình thường khác. Hậu quả là, lạm phát đã cao "ngất ngưởng" lại được những cơn "sốt" hàng hoá kia "đẩy" lên tiếp. Trong khi, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia và giới truyền thông thì cứ Nhận định: Kiềm chế lạm phát là chìa khoá cho cả nền kinh tế.


Chỉ khi nào, cộng đồng đầu tư, cũng như toàn xã hội tin tưởng rằng, những người đại diện cho dân quản lý xã hội Hành động ngay chứ không phải là "đề xuất" hay "kiến nghị" hoặc "họp" Niềm tin vào cơ quan quản lý, với chính sách mới trở lại. Ngược lại, toàn xã hội sẽ "chạy" như những con "thiêu thân" để "lo" mình trước, thế là "đẩy" xã hội đến những cuộc "khủng hoảng mini"


Nhưng Hành Động Ngay được không khi bộ máy hoặc lớn hơn là hệ thống vẫn là những con người "cũ" những con người "mất kiểm soát" với tình hình?



Tại sao, cứ đi tìm giải pháp kiểu "lối mòn" mà không "đột phá" từ Nhân Sự?Những con người mới, quyết liệt hơn, có thể độc lập ra quyết định và chịu trách nhiệm hơn, có thể mang đến những giải pháp có tính "cách mạng" và "sáng tạo" cho không chỉ thị trường chứng khoán.



Vậy là, "cấp trên" có thực sự "đột quá" về Nhân sự hay không? Vì nếu "có thể" sẽ có những con người "phù hợp". Còn cộng đồng đầu tư, quan điểm như thế nào, xin hãy chia sẻ để cùng thực hiện?


Phạm Hùng Vỹ


Mobile: 0936.196.521


Email: one.infovn@gmail.com

diablo95
22-05-2008, 10:27 PM
Xin chào !

Đọc hết bài của Pac lại vẫn thấy một mớ các câu hỏi, rất mong có ít thôi những bài như vậy, đọc mất thời gian quá. Nếu có gì cụ thể hãy viết còn ko thì thôi, nói chung chung như vậy ai chẳng nói được, Ví dụ : " cấp trên" là ai ? " Nhân sự" nào phải thay đổi ? là ai?, Anh B..., Anh G.... Kết thúc cũng lại = ?. Chán [<:o)]

imported_Pham Hung Vy
23-05-2008, 08:46 AM
Chán! Đó chính là Tâm trạng của chúng ta lúc này. Còn bác muốn tôi viết kiểu truyền thông - phân tích chuyên nghiệp ư?Xin hỏi bác ở Việt Nam liệu chuyên nghiệp như vậy nơi nào dám đăng? Chúng ta còn "chết" nếu còn những "vùng cấm bay" như vậy.

diablo95
27-05-2008, 12:54 AM
Chán! Đó chính là Tâm trạng của chúng ta lúc này. Còn bác muốn tôi viết kiểu truyền thông - phân tích chuyên nghiệp ư?Xin hỏi bác ở Việt Nam liệu chuyên nghiệp như vậy nơi nào dám đăng? Chúng ta còn "chết" nếu còn những "vùng cấm bay" như vậy.




Cám ơn Pac nhiều, đúng như vậy, đơn giản quá mà tôi cũng ko hiểu, xin giảm *** dần dần. Mong Pac nếu có bài thì " bay " sát sát " vùng cấm bay" với nhé, cho ACE học hỏi là quý lắm rồi.

Anh Pham
28-05-2008, 01:31 PM
Chào các bácLà một nhà đầu tư chứng khoán và cũng đang bị lỗ nặng. Trong tâm trạng chán nản, đột nhiên tôi nghĩ ra một giải pháp có thể giúp hồi phục thị trường, nhưng chỉ riêng bản thân tôi không thể hiểu được hết những zích zắc trong hệ thống pháp lý của NNVN nên đang tìm những người đồng cảnh ngộ như mình để trao đổi và thảo luận. Tình cờ, tìm được các bác ở đây, tôi mừng quá nên tôi trình bày luôn, không biết giải pháp tôi nêu ra có thực thi không, nhờ các bác góp ý dùm. Tôi chân thành cảm tạ.ĐƠN KIẾN NGHỊKinh gửi UBCKNN, CTCK, CTNY và các cấp có thẩm quyền. Việc chia cổ tức cho các nhà đầu tư, xin UBCKNN đừng điều chỉnh giá CP nữa, mà cứ giữ nguyên như vậy để bản thân nó tự điều chỉnh. Các CTNY khi chia cổ tức thì đừng chia mỗi năm một lần, mà hãy chia làm 4 quí. Như vậy, trong 1 năm, các nhà đầu tư sẽ được hưởng 4 lần cổ tức, với điều kiện kèm theo cho bất cứ nhà đầu tư nào nắm giữ cổ phiếu đó tối thiểu trong 3 tháng. Việc quản lý các CP thì CTNY và các CTCK nắm rõ nhất nên thực thi điều này rất dễ dàng. Đối với các NĐT lướt sóng, thì họ không quan tâm đến việc hưởng cổ tức. Vì vậy số cổ tức còn lại sẽ tiếp tục chia cho các NĐT dài hạn (giống trò chơi sổ số Lôtô kiểu Mỹ).Ví dụ : Một công ty A có 10 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Sau một quý hoạt động, Cty đó thu được một số tiền lãi sau thuế là 3 tỷ đồng. Trên lý thuyết, nếu chia đều cho các CP, thì mỗi CP sẽ được hưởng cổ tức là 300 đồng. Nhưng trên thực tế, có 5 triệu CP chạy lòng vòng, và 5 triệu CP được các NĐT nắm giữ tối thiểu 3 tháng, như vậy mỗi CP dài hạn sẽ đuợc hưởng cổ tức là 600 đồng. Càng có nhiều CP chạy lòng vòng thì các CP dài hạn được hưởng cổ tức cao theo tỷ lệ thuận. Đó là một sân chơi công bằng cho tất cả các NĐT.[/I] Sẽ có trường hợp một NĐT nắm giữ 5000 cổ phiếu của công ty A, trong đó có 2000 CP mua trên 3 tháng và 3000 CP mua chưa đến 3 tháng. Đến ngày giao dịch không hưởng quyền, các NĐT sẽ được CTNY hoặc CTCK sẽ thông báo có bao nhiêu CP sẽ được hưởng cổ tức. Và CTNY cũng có trách nhiệm thông báo cho NĐT cá nhân tổng số bao nhiêu CP sẽ được chia cổ tức. Việc này tuy hơi mất công sức đối với CTCK, nhưng với tình cảnh hiện nay, tất cả mọi người trong cuộc chơi này cùng nắm chặt tay nhau vực dậy TTCK. CTCK có thể tính thêm phí thông báo này cho NĐT. Đối với CP thưởng cũng vậy, xin UBCKNN cũng đừng điều chỉnh giá CP nữa, mà để bản thân CP đó tự điều chỉnh. UBCKNN hoặc CTNY có thể qui định CP thưởng cho các NĐT nắm giữ CP đó trong một thời hạn nhất định, 1,2 hoặc 3 năm tuỳ theo. Đã gọi là hưởng cổ tức và CP thưởng, mà còn bị điều chỉnh sau khi hưởng, không khác gì NĐT phải gánh thêm gánh nặng mỗi khi mua thêm CP, càng làm cho thị trường càng ngày càng ảm đạm hơn. Kính mong các cấp lãnh đạo UBCKNN đồng các cấp có thẩm quyền xem xét. Chào đoàn kết và quyết thắngNhà nước cần các NĐT dài hạn để phát triển TTCK bền vững và ổn định. Đó là một kênh dẫn vốn quan trọng phát triển tương lai cho một đất nước.Các NĐT dài hạn thì lại cần các CTNY kinh doanh tốt và năng động đưa Cty càng ngày càng phát triển mạnh hơn. Phần thưởng dành cho các NĐT không khác ngoài cổ tức và CP thưởng. Đó là một sự trả công xứng đáng cho những gì mà các NĐT dài hạn đã bỏ ra (Tìền vốn, thời gian và sự kỳ vọng).Với tình cảnh hiện nay thì hầu hết các NĐT đều quay lại và tự hỏi mình rằng mua cổ phiếu để làm gì. Có lợi ích gì khi đầu tư vào kênh này.Xin các bác ủng hộ và góp ý, tìm ra những điểm lợi hại nếu được thực thi giải pháp trên. Cám ơn các bác. Cám ơn bác Pham Hung Vy đã mở trang này.Cám ơn Viet Stock đã tạo ra một sân chơi công bằng và hữu ích..

diablo95
28-05-2008, 04:35 PM
Chào các bácLà một nhà đầu tư chứng khoán và cũng đang bị lỗ nặng. Trong tâm trạng chán nản, đột nhiên tôi nghĩ ra một giải pháp có thể giúp hồi phục thị trường, nhưng chỉ riêng bản thân tôi không thể hiểu được hết những zích zắc trong hệ thống pháp lý của NNVN nên đang tìm những người đồng cảnh ngộ như mình để trao đổi và thảo luận. Tình cờ, tìm được các bác ở đây, tôi mừng quá nên tôi trình bày luôn, không biết giải pháp tôi nêu ra có thực thi không, nhờ các bác góp ý dùm. Tôi chân thành cảm tạ.ĐƠN KIẾN NGHỊKinh gửi UBCKNN, CTCK, CTNY và các cấp có thẩm quyền. Việc chia cổ tức cho các nhà đầu tư, xin UBCKNN đừng điều chỉnh giá CP nữa, mà cứ giữ nguyên như vậy để bản thân nó tự điều chỉnh. Các CTNY khi chia cổ tức thì đừng chia mỗi năm một lần, mà hãy chia làm 4 quí. Như vậy, trong 1 năm, các nhà đầu tư sẽ được hưởng 4 lần cổ tức, với điều kiện kèm theo cho bất cứ nhà đầu tư nào nắm giữ cổ phiếu đó tối thiểu trong 3 tháng. Việc quản lý các CP thì CTNY và các CTCK nắm rõ nhất nên thực thi điều này rất dễ dàng. Đối với các NĐT lướt sóng, thì họ không quan tâm đến việc hưởng cổ tức. Vì vậy số cổ tức còn lại sẽ tiếp tục chia cho các NĐT dài hạn (giống trò chơi sổ số Lôtô kiểu Mỹ).Ví dụ : Một công ty A có 10 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Sau một quý hoạt động, Cty đó thu được một số tiền lãi sau thuế là 3 tỷ đồng. Trên lý thuyết, nếu chia đều cho các CP, thì mỗi CP sẽ được hưởng cổ tức là 300 đồng. Nhưng trên thực tế, có 5 triệu CP chạy lòng vòng, và 5 triệu CP được các NĐT nắm giữ tối thiểu 3 tháng, như vậy mỗi CP dài hạn sẽ đuợc hưởng cổ tức là 600 đồng. Càng có nhiều CP chạy lòng vòng thì các CP dài hạn được hưởng cổ tức cao theo tỷ lệ thuận. Đó là một sân chơi công bằng cho tất cả các NĐT.[/i] Sẽ có trường hợp một NĐT nắm giữ 5000 cổ phiếu của công ty A, trong đó có 2000 CP mua trên 3 tháng và 3000 CP mua chưa đến 3 tháng. Đến ngày giao dịch không hưởng quyền, các NĐT sẽ được CTNY hoặc CTCK sẽ thông báo có bao nhiêu CP sẽ được hưởng cổ tức. Và CTNY cũng có trách nhiệm thông báo cho NĐT cá nhân tổng số bao nhiêu CP sẽ được chia cổ tức. Việc này tuy hơi mất công sức đối với CTCK, nhưng với tình cảnh hiện nay, tất cả mọi người trong cuộc chơi này cùng nắm chặt tay nhau vực dậy TTCK. CTCK có thể tính thêm phí thông báo này cho NĐT. Đối với CP thưởng cũng vậy, xin UBCKNN cũng đừng điều chỉnh giá CP nữa, mà để bản thân CP đó tự điều chỉnh. UBCKNN hoặc CTNY có thể qui định CP thưởng cho các NĐT nắm giữ CP đó trong một thời hạn nhất định, 1,2 hoặc 3 năm tuỳ theo. Đã gọi là hưởng cổ tức và CP thưởng, mà còn bị điều chỉnh sau khi hưởng, không khác gì NĐT phải gánh thêm gánh nặng mỗi khi mua thêm CP, càng làm cho thị trường càng ngày càng ảm đạm hơn. Kính mong các cấp lãnh đạo UBCKNN đồng các cấp có thẩm quyền xem xét. Chào đoàn kết và quyết thắngNhà nước cần các NĐT dài hạn để phát triển TTCK bền vững và ổn định. Đó là một kênh dẫn vốn quan trọng phát triển tương lai cho một đất nước.Các NĐT dài hạn thì lại cần các CTNY kinh doanh tốt và năng động đưa Cty càng ngày càng phát triển mạnh hơn. Phần thưởng dành cho các NĐT không khác ngoài cổ tức và CP thưởng. Đó là một sự trả công xứng đáng cho những gì mà các NĐT dài hạn đã bỏ ra (Tìền vốn, thời gian và sự kỳ vọng).Với tình cảnh hiện nay thì hầu hết các NĐT đều quay lại và tự hỏi mình rằng mua cổ phiếu để làm gì. Có lợi ích gì khi đầu tư vào kênh này.Xin các bác ủng hộ và góp ý, tìm ra những điểm lợi hại nếu được thực thi giải pháp trên. Cám ơn các bác. Cám ơn bác Pham Hung Vy đã mở trang này.Cám ơn Viet Stock đã tạo ra một sân chơi công bằng và hữu ích..




Xin chào !

Ồ quá đúng đấy Pac AP ạ, có lẽ đó thật là 1 ý kiến hay, tạo được sự bình đẳng giữa các NĐT dài hạn thật sự với các N ĐT ngắn hạn. Nhưng quan trọng nhất vẫn là : làm sao ý kiến của Pac đến được nơi cần đến, mà ko bị bỏ phí, xin lỗi Pac việc này tôi ko giúp được, nhờ Pac PHV xem thế nào, Pac AP ợ.